8. Bố cục của khóa luận
3.3. Ngôn từ và giọng điệu
Khi nhắc đến ngôn ngữ như một thành tố văn hóa thì không thể không nói đến vai trò lưu giữ, sáng tạo và phát triển văn hóa của ngôn ngữ. “Một ngôn ngữ dân tộc vốn là kết quả của sự phát triển văn hóa - lịch sử của cả dân tộc ấy. Trong ngôn ngữ dân tộc có sự mã hóa toàn bộ những trải nghiệm văn hóa - lịch sử của dân tộc” [25]. Ngôn ngữ là một phương tiện bảo tồn, lưu giữ văn hóa rất hữu hiệu. Từ góc nhìn văn hóa ta sẽ thấy vai trò to lớn của ngôn từ trong việc lưu trữ các giá trị văn hóa dân tộc. Chỉ xét riêng về từ ngữ ta đã thấy một hệ thống từ ngữ rất lớn đã được tạo lập, phản ánh một thực tế văn hóa, một tư duy phức tạp. Đây là lúc ngôn ngữ trở thành một chứng tích của thời đại ghi nhận cách nói năng và quan hệ giữa người với người. Khả năng kết hợp giữa các từ mới mẻ, táo bạo, phản ánh cảm thức văn hóa hiện đại.
Giọng điệu là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên nét đặc trưng của mỗi loại hình lời văn nghệ thuật, là phạm trù của thi pháp, là phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học gắn liền với nhiệm vụ miêu tả nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện. Giọng điệu của nhà văn bao giờ cũng thể hiện qua văn bản ngôn từ, toát lên từ văn bản ngôn từ. Chính giọng điệu đã quy định trực tiếp đến cách lựa chọn từ ngữ, cách tổ chức lời văn trong tác phẩm.
Trong tập Lửa thiêng, Huy Cận sử dụng nhiều từ ngữ màu sắc và hương vị để tạo một thế giới thơm tho và tươi thắm. Hương thơm đã trở thành một bầu khí quyển đặc trưng của Lửa thiêng: Hương, hương hoa, hương
rừng, gót hương, hương vương… Từ ngữ chỉ màu sắc trong thơ Huy Cận biểu
hiện gam màu nhẹ và được trừu tượng hóa: không gian hồng, sắc đời thắm,
màu nhớ thương… Đây là thế giới của ước mơ tưởng tượng dịu êm, hòa hợp.
Trong thơ, tác giả cũng dùng nhiều từ láy: rơi rơi, dìu dịu, lạt lạt, lơi lơi, run
run, đung đưa, lơi lả, hây hây, lộng lẫy… Không giống như Xuân Diệu - luôn
53
đáo, mang tâm trạng cô đơn, thương nhớ, tủi sầu. Thơ ông sử dụng những động từ chỉ hoạt động của con người đều có sắc thái nhẹ nhàng, chừng mực, hướng về hành động nội tâm: kêu than, cầu khẩn, trình bày, trò chuyện, tâm
sự, kể lể… Tiếng thơ của Lửa thiêng là tiếng thơ trầm lắng suy tư, đằm thắm
ân tình, thiết tha giao cảm buồn tủi, ngậm ngùi.
Giọng điệu của tập thơ có phần nào nối tiếp tiếng nói cảm thương từ
Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Ai tư vãn, Truyện Kiều… Nhưng ở Lửa
thiêng tiếng nói cảm thương không chỉ hướng tới số phận khổ đau của con
người mà còn hướng tới số phận của non sông đất nước.
Hay lòng chàng vẫn tủi nắng, sầu mưa, Cùng đất nước mà nặng buồn sông núi?
(Mai sau)
Vì vậy cảm hứng chủ đạo của Lửa thiêng là cảm hứng về đất nước đau thương nô lệ, về số phận buồn tủi của con người trước vận mệnh của non sông.
Là một nhà thơ có quá trình sáng tạo khá dài, giọng điệu thơ Huy Cận không ngừng biến đổi và nhiều sắc thái. Nhưng lắng nghe trong nhiều tiếng nói thơ ca của Huy Cận, người đọc vẫn có thể nhận ra một giọng điệu chủ đạo nhất quán xuyên suốt các tập thơ. Đó là giọng thơ trầm lắng, đằm thắm ân tình cất lên từ sự hòa điệu ngôn từ vừa cổ kính trang nghiêm, vửa thanh thoát.
Hồn thơ Huy Cận gắn bó ràng rịt với tâm hồn dân tộc. Đời sống tinh thần dân tộc thấm vào nếp cảm nghĩ, cách cảm thụ và cất thành lời thơ. Điều đó giúp chúng ta giải thích vì sao Huy Cận cảm nhận cuộc đời qua sự sống cỏ cây, vì sao ông đạt nhiều thành tựu trong thể thơ truyền thống, vì sao Huy Cận lại đậm sắc thái văn hóa dân tộc, kết hợp được hài hòa giữa văn hóa phương Đông và phương Tây.
54
KẾT LUẬN
Văn học là một bộ phận quan trọng và có quan hệ mật thiết với văn hóa. Văn học có khả năng nhận thức, phản ánh và truyền tải các giá trị văn hóa. Mục đích cuối cùng của mỗi tác phẩm văn học là sáng tạo những mô hình nhân cách con người, phát triển tiếng nói dân tộc… và sáng tạo cuộc sống theo quy luật chân - thiện - mĩ. Đó chính là vai trò sáng tạo văn hóa của văn học. Sự phát triển của văn học sẽ tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến đời sống văn hóa của con người. Việc nghiên cứu sáng tác văn học từ góc nhìn văn hóa là hướng tiếp cận cần thiết và hiệu quả. Nó mở rộng giao diện của phương pháp nghiên cứu đơn ngành sang khả năng bao quát, tổng hợp các tri thức liên ngành. Nó giúp người đọc nghiên cứu cái nhìn đa diện, đa chiều về giá trị của tác phẩm văn học.
Thông qua việc tìm hiểu tập thơ Lửa thiêng từ góc nhìn văn hóa, ta có thể khẳng định Huy Cận đã góp một tiếng nói riêng, độc đáo, mới mẻ, làm phong phú cho diện mạo văn hóa, văn học nước nhà. Giai đoạn 1930 - 1945 là giai đoạn có nhiều biến động về văn hóa, lịch sử, xã hội nên việc khảo sát tập
Lửa thiêng dưới góc nhìn văn hóa nhằm khẳng định giá trị bền vững của văn
hóa dân tộc. Giữa cuộc sống xô bồ, nhiều giá trị văn hóa ngày càng bị biến đổi, tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận thực sự có ý nghĩa lớn lao trong việc bảo tồn và nuôi dưỡng những giá trị cội nguồn của dân tộc.
Ở phương diện nội dung, xem xét tập thơ Lửa thiêng dưới góc nhìn cảm thức văn hóa, ta thấy hồn thơ Huy Cận luôn tìm đến khát vọng lớn đó là vẻ đẹp hài hoà giữa cuộc đời và vũ trụ, giữa cảm xúc và trí tuệ mà biểu hiện là tìm niềm thân mật trong sự hoà hợp với thiên nhiên, vũ trụ. Tiếp cận tập thơ từ cảm thức văn hóa ta thấy được những trầm tích văn hóa, hình ảnh làng quê, mạng lưới văn hóa tinh thần trong tập thơ. Ngoài ra ta còn nhận thấy Huy Cận là nhà
55
thơ của tình đời, tình người, tình yêu sự sống. Điều này thể hiện ở ý thức sâu sắc về thân phận khổ đau của người nô lệ và cảnh ngộ đau thương của quê hương đất nước, nên lòng thi nhân nặng trĩu nỗi buồn. Đúng như Xuân Diệu đã nói: “cái tiếc sớm, cái thương ngừa ấy chẳng qua là sự trá hình của lòng ham
đời, là cái tật dĩ nhiên của kẻ yêu sự sống” [7]. Thơ Huy Cận mà cụ thể là tập
Lửa thiêng kết hợp khá hài hoà giữa cảm xúc và trí tuệ, giữa phương Đông và
Phương Tây. Đó là âm hưởng Đường thi trong những bài thơ thất ngôn của Huy Cận, trong cảm quan văn hóa của thi nhân. Đó là những ảnh hưởng của thơ ca lãng mạn Pháp trong cảm xúc trong cách nhìn nhận của nhà thơ về con người và cuộc đời. Là thi phẩm đầu tay nhưng Lửa thiêng đã thể hiện được phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Lửa thiêng và các tập thơ khác làm nên sức sống của Huy Cận mấy chục năm qua và khẳng định vị trí của nhà thơ trong nền văn học dân tộc trong thế kỷ XX.
Ở phương diện nghệ thuật, xem xét tập thơ từ nhan quan văn hóa thông qua những phương diện nghệ thuật, cho thấy văn hóa đã chi phối mạnh mẽ đến tâm lý sáng tạo, đến cảm quan sáng tạo của nhà thơ, làm nảy sinh những bước tiến mới, những đột phá trong cách diễn đạt về nội dung lẫn hình thức của thơ Huy Cận. Với cách tổ chức tác phẩm, xử lý ngôn ngữ, cách lựa chon không gian và thời gian nghệ thuật, cảm quan về đời sống và con người cá nhân, Huy Cận đã làm sáng tỏ được mối quan hệ chặt chẽ giữa truyền thống văn hóa nghệ thuật quá khứ với cảm quan văn hóa giai đoạn 1932 - 1945. Tất cả điều đó nó đã tạo nên một giá trị sâu sắc trong thơ Huy Cận mà cụ thể hơn là trong tập Lửa thiêng.
Khóa luận với đề tài nghiên cứu Lửa thiêng từ góc nhìn văn hóa đã góp thêm một hướng tiếp cận cho thơ Huy Cận từ giác độ văn hóa, một hướng nghiên cứu có triển vọng cho thơ Huy Cận nói riêng và phong trào Thơ mới nói chung. Nghiên cứu văn hóa trong tác phẩm văn học là một hướng tiếp cận
56
khá mới mẻ và quan trọng trong việc nhìn nhận, đánh giá các tác phẩm văn chương. Hơn nữa, đây là con đường để độc giả hôm nay có được cái nhìn và cùng hòa mình trong những nét đẹp văn hóa từ ngàn đời. Lấy văn hóa làm chất liệu sáng tác, nhà văn đã làm cho các giá tri văn hóa không chỉ “vang bóng một thời” mà con mãi đến muôn đời sau. Đây cũng là cách thức độc đáo trong việc bảo tồn và lưu trữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Mỗi một tác phẩm văn học có nhiều cách khai mở khác nhau. Những gì chúng tôi triển khai trong khóa luận có lẽ vẫn còn ở mức khiêm nhường, nhiều vấn đề chúng tôi vẫn chưa đi sâu khai thác hoặc chưa có điệu kiện cũng như thời gian để tìm hiểu nghiên cứu. Nhiều vấn đề xung quanh tác phẩm, nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ trong khóa luận chúng tôi sẽ trở lại nghiên cứu khi có thời gian.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. La Nguyệt Anh (2011), “Thơ mới hợp lưu của văn hóa truyền thống Việt Nam, văn hóa phương Đông và phương Tây”, Tạp chí Khoa học xã hội
Việt Nam; 100 - 109.
2. Nguyễn Duy Bắc (1998), Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại
(1945 - 1975), Nxb Văn hóa dân tộc.
3. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và điệu văn xuôi hiện đại”, Tạp chí văn học. 4. Huy Cận(1996), Lửa thiêng, Nxb Hội nhà văn,
5. Lê Nguyên Cẩn (2000), Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa, Nxb Thông tin và Truyền thông.
6. Đỗ Thị Ngọc Chi (2002), Văn chương Vũ Bằng dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Văn học.
7. Xuân Diệu(1987), Thế giới thơ Huy Cận, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 8. Phan Cự Đệ (1982), Phong trào “Thơ mới” (1932 - 1945), Nxb khoa hoc
- xã hội.
9. Phan Cự Đệ(1997), Văn học lãng mạn Việt Nam (1930 - 1945), Nxb Giáo dục. 10. Hà Minh Đức (2002),Một thời đại trong thi ca, Nxb Văn học.
11. Hà Minh Đức, Thơ Huy Cận trong những năm chống Mỹ và Huy Cận và
những chặng đường thơ sau cách mạng, Tiểu luận.
12. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học. 13. Nguyễn Đăng Điệp (2008), Huy Cận: Một linh hồn trời đất, Tạp chí khoa
học; 18-27.
14. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), “Kế thừa truyền thống dân tộc trong đổi mới thơ ca qua kinh nghiệm lịch sử của phong trào Thơ mới”, Tạp chívăn học (11); 23-26.
15. Bùi Giáng (1999), “Huy Cận”, Huy Cận đời và thơ, Nxb Văn học, Hà Nội. 16. Hoàng Thị Huế (2007), Thơ mới nhìn từ giác độ quan hệ văn hóa - văn
17.Lê Đình Kỵ (1993), Thơ mới những bước thăng trầm, chuyên luận. 18.Trần Khánh Thành,Thi pháp thơ Huy Cận, chuyên luận, Nxb Văn học. 19. Hoài Thanh - Hoài Chân(1997), Thi nhân Việt Nam, nghệ thuật.
20. Hoài Thanh (1998), Bình luận văn chương, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Trần Ngọc Thêm (2002), Từ điển thuật ngữ Văn hóa học, Nxb Văn học. 22. Đỗ Lai Thúy(2002),Phê bình phong cách Thơ mới, Nxb Hội nhà văn. 23. Đỗ Lai Thúy(2005), Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa, Nxb
Văn hóa - Thông tin.
24. Thơ mới 1932 -1945, Tác giả và tác phẩm (1998), Nxb Hội Nhà văn.
25. Nguyễn Thị Kim Ửng (2000), Phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận qua