Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Lửa thiêng của huy cận từ góc nhìn văn hóa (Trang 54)

8. Bố cục của khóa luận

3.2. Không gian nghệ thuật

Trong Lửa thiêng không gian luôn là sự hóa hợp giữa các yếu tố thiên nhiên với cảnh sắc văn hóa dân tộc. Không gian trong thơ ông gợi lên về những vùng làng quê với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp trong nhưng năm bom đạn chiến tranh.

Đường trong làng hoa dại với mùi rơm… Người cũng tôi đi dạo giữa đường thơm

(Đi giữa đường thơm)

Không gian và thời gian luôn gắn bó với nhau, vừa thống nhất vừa đối lập và chuyển hoá lẫn nhau. Khi thời gian được không gian hoá nó càng trở

49

nên sinh động hữu hình, khi không gian được thời gian hoá nó càng trở nên mênh mông vời vợi. Cảm giác nổi trội xuyên suốt tập thơ là cảm giác không gian, là nỗi khắc khoải không gian. Đối với nhà thơ, không gian là nguồn cảm hứng, là phương tiện để bộc lộ, giải bày của chủ thể trữ tình. Trong lúc Xuân Diệu quan tâm nhiều đến sự hữu hạn của thời trẻ nhân gian giữa dòng thời gian trôi chảy thì Huy Cận lại ý thức sâu sắc sự hữu hạn của cá thể con người trong không gian mênh mông rộng lớn. Trong tâm thức của Huy Cận ba tầng không gian được tri nhận qua lát cắt thẳng đứng: Không gian trên cao - trời xưa, không gian dưới thấp - trần gian, không gian dưới sâu - địa ngục. Trong ba tầng không gian thiên đường - trần thế - địa ngục thì không gian trần thế chiếm địa vị ưu tiên trong thế giới nghệ thuật của Lửa thiêng. Bởi mối quan tâm lớn nhất của Huy Cận là con người, là cuộc sống, là sự sống nảy nở không cùng của tạo vật.

Các dạng thức không gian trong thế giới nghệ thuật Lửa thiêng

Một phần của tài liệu Lửa thiêng của huy cận từ góc nhìn văn hóa (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)