8. Bố cục của khóa luận
2.1.2. Cảm thức hoài cổ với hồn buồn Á Đông
“Buồn” là một trạng tâm lý tình cảm của con người, đối lập với “vui”. Nỗi buồn trong thơ Huy Cận cũng không nằm ngoài trạng thái tâm lý đó. Nhà thơ buồn vì không gian, vì cảnh vật thiên nhiên, vì đất nước đang gặp hoàn cảnh đặc biệt mà ở đó các thi nhân chưa tìm ra được lối thoát cho riêng mình. Thơ mới xuất hiện trong hoàn cảnh đặc biệt của dân tộc, nó đã phát triển như một hiện tượng lạ. Đây là một minh chứng cho sự phát triển của văn hóa dân tộc. Vậy hiện tượng ấy được lý giải như thế nào? Phải chăng đó chính là sức sống của một nền văn hóa dân tộc tiềm ần trước đó đã đến lúc phải vươn dậy để khẳng định mình. Đất nước như đang cựa mình, muốn khoác cho mình một chiếc áo mới. Sức sống mới về mặt tinh thần, văn hóa dân tộc như đang trỗi dậy. Đây chính là quá trình phục hồi và thay đổi những giá trị văn hóa cũ. Những giá trị văn hóa mới ra đời trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó văn học nghệ thuật thực sự bước vào quá trình hiện đại hóa. Đó là sự khẳng định sức sống của văn hóa dân tộc. Thơ mới cũng không nằm ngoài sự giao thoa văn hóa Đông Tây. Thơ mới là kết quả của sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống dân tộc và văn hóa phương Tây.
Xuất hiện trong hoàn cảnh như vậy nên Thơ mới đã kết tinh được nhiều giá trị văn hóa truyền thống, tinh hoa văn hóa nhân loại. Bên cạnh việc hấp thụ những giá trị văn hóa phương Tây, văn minh phương Đông cũng ăn sâu vào tâm thức Việt Nam, “trong cái gen của họ, văn minh phương Đông đã trở thành máu thịt, từ cha ông truyền lại” (Ngô Văn Phú) dễ hiểu vì sao Thơ
20
mới đã “đi tới thơ Đường với một tấm lòng trong sạch và mới mẻ” (Hoài Thanh - Hoài Chân). Trước hiện thực đất nước với nhiều đau thương với sự xâm lược của bọn thực dân và đế quốc nên hầu hết các nhà Thơ mới đều mang trong mình một một nỗi buồn sâu sắc, một cảm thức hoài cổ với nỗi buồn của dân tộc.
Tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận cũng không nằm ngoài luồng tư tưởng đó, ra đời trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến cố lớn lao của lịch sử. Theo sự chuyển động của thời đại mưa Âu gió Mỹ, kiểu thi nhân trung đại đã trở thành những người muôn năm cũ, thay vào đó là một kiểu nhà thơ mới được trang bị Tây học, ngấm sâu tinh thần thời đại mới bước lên thi đàn. Cùng với thơ Thế Lữ, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư…, trong thơ Huy Cận cũng chất chứa một nỗi buồn suy tư, tê tái không chỉ nằm ở tầng hữu thức mà đọng sâu vào vô thức, tạo thành ám ảnh không dứt của cả một thời đại: “Thực là chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao đến thế” [19]. Hai chữ
xôn xao của Hoài Thanh đã diễn tả được chính xác tâm trạng của thế hệ thi
nhân trong thời đại Thơ mới. Buồn đau, chán chường, bởi vậy hầu hết các nhà Thơ mới đều hoài vọng về quá khứ. Có người từng nhận xét thơ Huy Cận là
một khối sầu thiên cổ, một nỗi buồn Á Đông với giọng thơ sầu nào.
Nằm trong dòng chảy Thơ mới, hơn nữa là đại diện suất sắc của phong trào thơ này, thơ của Huy Cận buồn là điều dễ hiểu. Trong Tràng giang ông viết Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp. Không phải chỉ đến Huy Cận thơ ca Việt Nam mới biết buồn, mà nỗi buồn này được ông tiếp nối từ những cảm xúc buồn, sầu, tê tái chảy từ Nguyễn Trãi, đến Nguyễn Du rồi đến Tú Xương, Tản Đà… để tạo thành một nỗi buồn thường trực. Nhà thơ Hoài Thanh - Hoài Chân đã từng khẳng định: “Huy Cận đi lượm lặt những chút buồn rơi rác rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não” [19].
Đọc 50 bài thơ trong tập Lửa thiêng, ta nhận thấy chữ buồn xuất hiện tới 49 lần. Sự xuất hiện dày đặc các cảm xúc buồn này không hề ngẫu nhiên
21
mà trên thực tế, làm hiện lên gam ngữ liệu chủ yếu của thơ Huy Cận trước cách mạng. Nỗi buồn ấy xuất phát từ cảm hứng và quan niệm nghệ thuật của thi nhân. Thơ ông là sự hợp lưu của nhiều nỗi buồn: Nhân thế, thời thế và
thân thế. Trên thực tế, buồn đau là một nét phổ biến của các nhà thơ lãng
mạng. Tuy nhiên, mỗi nhà thơ lại có một kiểu buồn riêng, một giọng điệu riêng. Đối với Huy Cận thời Lửa thiêng, đó là nỗi buồn từ nghìn năm, là cảm thức hoài cổ với nỗi buồn Á Đông của dân tộc. Đi sâu vào thế giới thơ của Huy Cận, ta nhận thấy một nỗi buồn sâu thẳm. Nỗi buồn ấy như tụ vào nỗi sầu kim cổ. Huy Cận buồn nhưng thế giới thơ ông không có những hình ảnh nước mắt, khóc than thông thường. Huy Cận khóc bằng giọng:
Ta đã để hồn tan trong tiếng thở Kêu gọi người đưa tiễn nỗi tàn phai.
(Bi ca)
Đối với Huy Cận không thế, giọng thơ của ông, giọng thơ trầm tĩnh, điềm đạm hơn nhiều. Chất lửa nồng, chất gừng cay và lòng yêu đời “âm âm”, “mãnh liệt” của Huy Cận được vùi xuống sau cái chất giọng lắng sâu, mang sắc màu suy tưởng. Xuân Diệu đã từng nhận xét: “Huy Cận nói hộ cho ta đó; những giọt nước mắt thường đến quanh mi rồi ngừng. Huy Cận vì đã vì ta mà rơi xuống má; cái linh hồn ấy bơ vơ không kể hết, kiếp người lang thang, đất trời trôi nổi, lạnh lắm nhân gian ơi”. Từ mi “rơi xuống má” đó là một mức độ, một chiều sâu của nỗi buồn. Có thể nói Huy Cận là một kẻ buồn nhất của thời đại Thơ mới:
Hồn đơn chiếc như đảo rời dặm biển Suốt một đời như núi đứng riêng tây. (Mai sau)
Trong thơ Huy Cận hay nói đến hồn, đến lòng nhưng chủ yếu là hồn
22
sự chia xa. Nhưng nhà thơ của chúng ta không kêu gào vật vã, cũng không nức nở mà lặng lẽ buồn, một nỗi buồn sầu kín, ngậm ngùi. Nhà thơ biết “lắng nghe mình sống để ghi lấy cái nhịp nhàng, lặng lẽ của thế giới bên trong” và luôn “chú ý quan sát dòng ý thức, tâm tình, tình cảm trong tâm não mình”. Nỗi buồn của Huy Cận không dừng lại ở sự gặp gỡ giữa “linh hồn trời đất” và “khối sầu nhân thế” mà còn xuất phát từ những ám ảnh ấu thơ. Yếu tố quan trọng nhất trong thơ Huy Cận là điệu buồn đã tựu sẵn trong cõi lòng ông. Một
hồn đầu gặp gỡ với đời lạnh đã tạo nên những sợi buồn da diết và sâu lắng.
Để hiểu được thơ của Huy Cận ta cần phải hiểu được chiều sâu, chiều xa nỗi lòng của nhà thơ. Hoài Thanh đã từng nhận xét “Cái buồn của Lửa thiêng là cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh”, nhà phê bình đã nhận ra được chiều sâu trong giọng thơ ảo não của Huy Cận.
Thơ của ông chất chứa một cảm thức hoài cổ với hồn buồn Á Đông, ông đã cảm nhận thế giới bằng toàn bộ cảm giác và chiều sâu của mình. Bởi vậy ông đã diễn tả được những âm vọng tưởng như không thể nào nắm bắt được.
Nghe đi rời rạc trong hồn
Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi… (Buồn đêm mưa)
Đây không đơn giản là những bước chân, những dặm mòn mỏi của hiện thực ngoài đời mà còn là những chuyển động rời rạc, lẻ loi, cô đơn của một hiện thực khác - hiện thực tâm trạng. Chỉ trên cơ sở của sự cộng hưởng đấy ta mới nhận thấy được cái rã rời của những nhịp gõ bên trong tâm hồn của nhà thơ.
Hồn buồn trong thơ Huy Cận thời Lửa thiêng thấm sâu cả vào những khoảnh khắc không gian và thời gian vũ trụ. Nét độc đáo trong thơ ông buồn
bằng không gian. Phong cảnh trong thơ ông được mô tả luôn đẹp, luôn đượm
buồn, hoặc nhẹ nhàng, êm ái, thanh, trong. Có khi không có nguyên cớ nhưng ông vẫn buồn.
23
Bỗng dưng buồn bã không gian, Mây bay lũng thấp giăng màn âm u. […] Non xanh ngây cả buổi chiều,
- Nhân gian e cũng tiêu điều dưới kia.
(Thu rừng)
Là người bị tước đoạt thiên đường nên ông nhìn đâu cũng thấy một không gian bị cắt vụn, bị giới hạn. Không gian trong Tràng giang là một không gian như vậy. Ngay trong câu đề từ ta đã cảm nhận được một nỗi buồn sâu sắc trong thơ ông Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài. Không gian thì rộng lớn nhưng trong tâm tưởng của nhà thơ vẫn chất chữa một nỗi buồn sầu sâu sắc.
Sóng gợi tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song, Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy giòng. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
(Tràng giang)
Cảnh vật dường như bay hết sắc màu để cho âm vọng của những con sóng “buồn điệp điệp” vỗ mãi trong tâm trạng nhà thơ. Không gian trong Huy Cận có đủ ba chiều: sâu chót vót, sông dài, trời rộng, những các chiều không gian ấy được nhìn bằng một chiều không gian từ cõi lòng của nhà thơ. Một nỗi sầu với chiều sâu chăm ngả. Bởi thế Huy Cận nhìn đâu cũng thấy buồn. Cả ba lớp không gian: vũ trụ, trần thế, địa ngục đều gặp nhau ở mỗi điểm: Thê
Lương. Nói về không gian cũng chính nói về con người. Ở khổ thơ thứ 2, nỗi
24
lên một sự buồn lắng, lạnh vắng. Dường như tác giả muốn phủ nhận tất cả những gì thuộc về con người, chỉ còn cảnh vật đất trời. Nắng xuống trời lên
sâu chót vót. Đây là những câu thơ có giá trị đặc sắc, không gian được mở
rộng và đẩy cao thêm. Từ “sâu” gợi không gian thăm thẳm, hun hút, “chót vót” khắc họa chiều cao vô tận. Càng rộng, sâu, cao thì cảnh vật lại cảng thêm vắng lặng. Chỉ có sông dài, trời rộng lẻ loi xa vắng. Nỗi buồn tựa hồ thấm vào không gian ba chiều, con người ở đây trở nên nhỏ bé trước vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng và không thể cảm thấy lạc loài giữa mênh mông đất trời xa vắng.
Tràng giang chính là một kiệt tác nói về nỗi cô đơn, nỗi buồn của con
người trước vũ trụ. Nỗi buồn ở bài thơ này cũng như nỗi buồn phần nhiều của các nhà thơ mới. Trước hết đó là nỗi buồn của thế hệ Việt Nam trong những năm ngột ngạt dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Hơn nữa, nỗi buồn này còn xuất phát từ những quan điểm mĩ học của các nhà thơ. Theo họ, cái đẹp đi theo với cái buồn. Cái buồn trong bài thơ này cũng là cái buồn trong sáng, góp phần phong phú thêm tâm hồn bạn đọc. Thể thơ thích hợp, vận dụng tự nhiên, hiệu quả các từ láy.
Hồn buồn trong thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám còn được nói nhiều đến qua hình ảnh không gian chiều: chiều xế, chiều xa, chiều hiu
hiu, chiều vĩnh biệt, chiều tần thế… Đây là một kiểu chết bằng không gian, nó
phù hợp với “nỗi thê thiết của nhàn đời”. Trong Lửa thiêng, Huy Cận nhiều lần trực tiếp nói đến chết.
Ai chết đó? Nhạc buồn chi lắm thế! Kèn đám ma hay ấy tiếng đau thương Của cuộc đời? Ai trút tự trong xương Tiếng nức nở gửi gió đường quạnh quẽ!
(Nhạc sầu)
Với ông, chết không làm người ta quá kinh hãi, nó là sự khai triển một ý thức: lạc bước không gian, nó nằm trong sự hờ hững của những cõi lòng
25
không còn mối tương giao. Thứ Nhạc sầu mà nhà thơ cảm thấy không xuất phát từ một hướng cụ thể nào, nó bao trùm cả vũ trụ, thành một nỗi Ê chề:
Linh hồn tôi góa bụa
Đơn chiếc giữa đau thương. (Ê chề)
Trong thơ của ông, nỗi “quằn quại” của những kẻ bị Thiên đường rời bỏ đã hắt vào không gian hiện lên qua sự quằn quại của ngoại cảnh:
Đồn xa quằn quại bóng cờ, Phất phơ buồn tự thủa xưa thổi về. Ngàn năm sực tỉnh lê thê
Trên thành son nhạt. - chiều tê cúi đầu… (Chiều xưa)
Với nhịp thơ chậm dãi diễn tả được mạch sầu thiên cổ thổi về. Nét bút chấm phá kiểu thi họa phương Đông của Huy Cận đã dựng lại được một chiều xưa biên ải. Có đồn xa, có bóng cờ. Những lũy thành xưa thật hiu hắt. Hai chữ “quằn quại” vừa tượng hình, vừa nỗi được nỗi niềm. Hai chữ “sực tỉnh” thực ra là sự gắn nối hai khoảng không gian - thời gian xưa và nay.
Trong cái không gian bị chia cắt não nề ấy, tình yêu trong thơ Huy Cận cũng đầy giọng buồn, nhiều khi ảo não. Hoàng Thiệu Khang đã từng nhận xét về tình yêu trong thở Huy Cận: “Tình yêu cũng được chuyển hóa thành một không gian thẩm mĩ. Đó là không gian mang chất đẹp buồn… Huy Cận đã lấy hòa âm nơi không gian làm nhạc đệm cho bản ca khúc tình yêu của mình”.
Thơ Huy Cận còn là những khúc ru ngậm ngùi. Trước hết cảm hứng về thời gian, sự hoài niệm về quãng vắng, là quá trình “đi tìm thời đã mất” và xót xa cho thân phận mình. Đúng như Xuân Diệu nhận xét, thơ Huy Cận là “một bản ngậm ngùi dài”. Đây là tâm trạng của những kẻ bị mất niềm tin, bất an
26
trước cuộc đời, nẻo về của họ chỉ có thể tìm về quá khứ, những ngày mới quãng vắng còn xót lại.
Đêm mơ lay lắt ánh trăng tàn
Hồn xưa gửi tiếng thời gian, trống dồn. (Chiều xưa)
Những khúc ca Ngậm ngùi của Huy Cận mang chất giọng Đường thi rõ nét. Việc nhìn thời gian theo kiểu “ở thời này cũng như thời xưa”, “không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian” đã khiến cho nhịp thơ của Huy Cận trở nên “chậm dãi”, tuần hoàn nhưng “ảo não” và tê lạnh:
Hỡi mây trắng, hỡi nước buồn, gió cũ! Sao chiều nay ảo não vị sơ xưa!
Lòng ta nữa cũng trở về một chỗ
Trong nỗi đau thương vương tự bao giờ. (Bi ca)
Tìm hiểu giọng điệu ngậm ngùi của Huy Cận, thực ra đó là để hiểu hơn những chuyển động tinh tế trong dòng cảm xúc nhân thế của nhà thơ. Nhà thơ nhận thấy những ảo ảnh, phù du của cõi nhân sinh. Chỉ có nỗi buồn là có thật, là hiện hữu. Thơ Huy Cận vừa có cái man mác của Đường thi, vừa có cái “bâng khuâng khó hiểu của thời đại”, cái “nao nao” của lòng người những năm ba mươi.
Đi rồi khuất ngựa sau non;
Nhỏ thưa tràng đạc tiếng còn tịch liêu… Trơ vơ buồn lọt quán chiều,
Mái nghiêng nghiêng gửi buồn heo hút người. (Đẹp xưa)
Sinh thể nghệ thuật thơ mới sau 1936, dù đã được cườm vào yêu tố tượng trưng và siêu thực, nhưng về bản chất thì vẫn nằm trong từ trường lãng
27
mạn. Mỹ học lãng mạn bao giờ cũng yêu chuộng nỗi buồn, mỗi bài thơ thường là một vẻ đẹp buồn. Ta hiểu vì sao mô típ buồn thương, biệt ly, nước mắt, dang dở… xuất hiện dày đặc trong Thơ mới. Đó có thể là nỗi buồn xa
trong thơ Thế Lữ, buồn mơ của Lưu Trọng Lư, buồn lạnh của Xuân Diệu và
nỗi buồn vạn kỉ trong thơ Huy Cận. Mặt khác, không được may mắn như các
thi sĩ lãng mạn Pháp, các thi sĩ Thơ mới còn mang trong mình nỗi buồn của những kẻ mất nước. Bởi vậy, nỗi buồn trong Thơ mới nhiều khi là nỗi buồn tủi. Và rất nhiều bơ vơ:
Nhưng cô độc đã thầm ghi trên trán, Lòng lạc loài ngay từ thủa sơ sinh.
(Trình bày)
Hay:
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
(Tràng giang)
Vì thế, trong sâu thẳm, tinh thần dân tộc vẫn là cái “nhất điểm linh đài” tạo nên vẻ đẹp sâu xa của Thơ mới.
Thơ mới 1932 - 1945 là thơ trữ tình điệu nói, bởi vậy giọng điệu thơ