I. Các chiến lược hiện tại của ADM
1. Chiến lược phát triển công ty
Như chúng ta đã biết, ADM từ khi mới thành lập là một công ty chuyên về chế
biến nông sản (đầu tiên là chế biến hạt lanh), qua hơn một trăm năm phát triển, công
ty không những mở rộng theo chiều ngang để chế biến được nhiều loại nông sản hơn (như đậu nành, ngô, cải dầu, ca cao…) mà công ty còn thực hiện hội nhập dọc xuôi chiều và ngược chiều để tham gia vào việc thu mua, dự trữ và vận chuyển nông sản cũng như phân phối các sản phẩm đến các thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, công ty còn tham gia vào các hoạt động tài chính (như: đầu tư tài chính, mua giới, bảo hiểm…).
Để hiểu rõ sự dịch chuyển của các hoạt động này, chúng ta có thể xem xét cấu trúc doanh thu hoạt động của ADM trong 10 năm qua (2002 -2011).
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Chế biến nông sản 14,27 2 17,055 20,44 0 20,673 21,08 1 23,506 35,751 36,848 34,831 42,63 9 % tổng 631% 555% 565% 575% 576% 534% 512% 532% 565% 529% Thu mua,dự trữ và vận chuyển 8,213 13,459 15,50 7 15,050 15,27 9 20,222 33,749 32,007 26589 37,70 5 % tổng 363% 438% 429% 419% 418% 459% 483% 462% 431% 467% Phân phối 67 98 131 149 161 197 219 242 167 222 % tổng 0.03% 0.03% 0.04% 0.04% 0.04% 0.04% 0.03% 0.03% 0.03% 0.03% Tài chính 61 94 72 72 75 93 97 110 95 110 % tổng 0.03% 0.03% 0.02% 0.02% 0.02% 0.02% 0.01% 0.02% 0.02% 0.01% Tổng doanh thu hoạt động 22,61 3 30,706 36,15 0 35,944 36,59 6 44,018 69,816 69,207 61,682 80,676
Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy doanh thu của công ty được tạo ra phần lớn từ các hoạt động thu mua, dự trữ, vận chuyển và chế biến nông sản, trong đó, hoạt động thu mua và vận chuyển có xư hướng tăng lên, chế biến có xu hướng giảm nhẹ còn hoạt động tài chính chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cấu trúc doanh thu và đang
giảm xuống. Nhìn vào bảng số liệu ta cũng thấy được hoạt động phân phối sản phẩm mang lại ít doanh thu cho ADM, sở dĩ như vậy là do, công ty chủ yếu là phân phối sản phẩm của mình và ít tham gia vào phân phối sản phẩm cho các công ty khác.
Hiện tại, ADM vẫn đang tập trung vào hoạt động cốt lõi của mình đó là chế
biến nông sản, bao gồm chế biến hạt có dầu (đậu nành, cải dầu, hướng dương…),
ngô, ca cao và lúa mì thành các sản phẩm dầu cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, năng lượng, và các nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác trên khắp thế giới. Nhưng trong 10 năm qua, công ty
đang dần chuyển hướng sang việc lĩnh vực năng lượng sinh học bằng việc đầu tư nghiên cứu và chế tạo ra biodiesel, bioetanol từ nông sản. Các hành động của ADM cũng cho thấy rõ điều này:
+ ADM có quyền sở hữu 16, 4% trong Wilmar International Limited
(Wilmar), Singapo. Wilmar, là một tập đoàn kinh doanh nông nghiệp hàng đầu châu Á, tham gia vào các hoạt động trồng cọ, nghiền hạt có dầu, tinh luyện dầu ăn, chế biến và buôn bán đường, dầu ăn đóng gói, đặc biệt sản xuất chất béo, hóa chất oleo, diesel sinh học, phân bón, protein đậu nành và buôn bán gạo, bột mì, ngũ cốc. Dựa vào điều này, ADM đang trở thành một nhà cung cấp hàng đầu các loại dầu ăn cho người tiêu dùng cả ở Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia dân số lớn nhất thế giới. Nhưng mục chính của ADM khi liên doanh với Wilmar là ADM muốn tận dụng được mạng lưới phân phối lớn của Wilmar ở khu vực Châu Á để phân phối sản phẩm của mình.
+ Để phát triển lĩnh vực năng lượng sinh học, ADM đã tham gia vào một thỏa thuận phát triển với ConocoPhillips để chế biến nhiên liệu sinh học cho các phương tiện vận tải từ sinh khối trong năm 2007. Hơn nữa, ADM cũng đang hợp tác với Monsanto và John Deere nghiên cứu trên cây ngô đã thu hoạch. Thân và lá của cây ngô còn lại sau khi thu hoạch có thể tạo ra nguồn sinh khối tiềm năng cho nhiên liệu sinh học. Ngoài ra, ADM đang xây dựng hai nhà máy xay xát ngô khô mà sẽ tăng công suất sản xuất etanol hàng năm của Công ty từ 550 triệu gallon lên 1, 7 tỷ gallon.
Sự dịch chuyển của công ty là điều hiển nhiên, khi mà giá năng lượng đang ngày càng tăng cao, năng lượng dầu mỏ đang dần cạn kiệt không đủ đáp ứng nhu cầu và con người ngày càng chú trọng tới môi trường nhiều hơn nên đang có xu hướng
chuyển sang sử dụng cái dạng năng lượng sinh học có thể tái tạo. Theo sự báo, dân
số toàn cầu sẽ vượt 8 tỷ vào năm 2030 dự kiến sẽ tiêu thụ năng lượng nhiều hơn
55% so với sử dụng trong năm 2005 nhưng với sự giảm trữ lượng dầu khí thì các
phương pháp tiếp cận truyền thống không thể là câu trả lời duy nhất nhu cầu năng lượng trong tương lai. Theo thống kê của Bộ năng lượng Hoa Kỳ, trong năm 2008,
giá xăng dầu cao hơn giá ethanol ngô 20 đến 35 cent cho mỗi gallon. Vậy nếu chuyển qua dùng etanol ngô thay thế cho năng lượng truyền thống thì sẽ tiết kiệm khoảng $ 150 đến $ 300 USD cho mỗi hộ gia đình, hay khoảng $ 28 tỷ đến $ 49 tỷ USD cho Hoa Kỳ. Hơn nữa, Hội đồng Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đã ước tính rằng vào năm 2050, nhiên liệu sinh học có thể làm giảm phát khí thải nhà kính 1, 7 tỷ tấn mỗi năm, tương đương với 80% lượng khí thải hiện hành liên quan đến giao thông
vận tải.
Bên cạnh việc đầu tư, mở rộng các hoạt động chế biến nông sản, ADM đang thực hiện chiến lược hội nhập dọc ngược chiều để tham gia vào quá trình thu mua và dự trữ nông sản cũng như hội nhập học xuôi chiều để phân phối sản phẩm của mình cho khách hàng. Dựa vào cấu trúc doanh thu trong 10 năm (2002-2011) của ADM ta có thể thấy các hoạt động thu mua, dự trữ và vận chuyển nông sản của công ty mang lại doanh thu rất lớn và có xu hướng ngày càng gia tăng (từ 36% năm 2002 lên 47% năm 2011). ADM đang mở rộng các hoạt động này bằng cách mua lại các cơ sở thu mua, các cảng, tàu biển… cũng như liên doanh với các công ty để sử dụng mạng lưới thu mua, phân phối của họ, ta có thể kể đến một số hành động sau:
+ ADM liên doanh với Alfred C. Toepfer International (Toepfer) (bằng cách sở hữu 80% vốn trong công ty này), đây là một công ty bán các mặt hàng nông sản và các sản phẩm chế biến từ nông sản trên toàn cầu. Toepfer có 36 văn phòng kinh doanh trên toàn thế giới và có hoạt động ở nội địa, trên đường sông, và các cơ sở xuất khẩu ở Argentina, Romania, Ukraine, và Hoa Kỳ. Nhờ vào liên doanh này, ADM
có thể có được nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào ổn định để sản xuất hiệu quả hơn cũng như mở rộng được mạng lưới vận chuyển, phân phối sản phẩm của mình để cung ứng sản phẩm đến cho khách hàng một cách nhanh chóng hơn.
+ ADM mua lại một cảng ở bang Pará, Brazil. Bằng cách thêm cảng có vị trí chiến lược này vào mạng lưới hậu cần rộng lớn của ADM ở Brazil, Công ty sẽ gia tăng sản lượng xuất khẩu ngũ cốc từ Tây và Bắc Brazil và tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất phân bón của ADM tại đây. Ông Schaffer Valmor, chủ tịch, ADM Nam Mỹ cho biết: "Cảng này sẽ tăng cường tiếp cận toàn cầu của ADM, liên kết tốt hơn thu hoạch của Brazil sang các thị trường bao gồm châu Âu, Trung Đông, và thậm chí cả châu Á qua kênh đào Panama.”
+ ADM đặt hàng với tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) 3 tàu để vận chuyển trên biển (trọng tải khoảng 95. 000 tấn mỗi tàu) điều này sẽ tăng kích thước của hạm đội tàu vận chuyển trên biển của ADM lên 11 tàu. Hiện tại, ADM đã sở hữu và điều hành một mạng lưới giao thông vận tải mở rộng trên toàn cầu bao gồm 700 xe tải, 1. 500 xe kéo, 26. 100 toa tàu hoả, 1. 700 sà lan, 58 tàu kéo, 29 tàu thuyền và 8 tàu vận chuyển trên biển để vận chuyển nông sản từ các cơ sở thu mua và kho dự trữ ở các địa phương cho các nhà máy chế biến và khách hàng trên toàn thế giới. ADM ba tàu mới vận chuyển trên biển sẽ được thiết kế với công nghệ cao cung cấp hiệu suất lớn và giảm năng lượng tiêu thụ để vận chuyển số lượng lớn hàng hóa ra nước ngoài tăng cường sự linh hoạt và nhanh chóng cho mạng lưới vận chuyển của ADM trên toàn thế giới.
Lý do:
Việc dịch chuyển của ADM sang các hoạt động thu mua nông sản và phân phối sản phẩm trong giá trị nhằm giúp ADM có nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào ổn định cũng như tăng cường sự linh hoạt của hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty. Giống như bà Patricia A. Woertz đã nói : “Bởi vì mạng lưới của chúng tôi tìm nguồn cung ứng và vận chuyển trên toàn cầu nên chúng tôi có khả năng có được bất cứ loại nông sản nào từ bất cứ một khu vực đang phát triển nào trên thế giới, giúp khách hàng giải quyết sự mất cân bằng cung cầu tại địa phương.” Nhờ có mạng lưới
vận chuyển rộng lớn mà ADM có thể mua hạt từ một nông dân ở Mỹ, Paraguay, Ba Lan rồi lưu trữ nó tại một trong hơn 400 cơ sở trên toàn thế giới của công ty, sau đó vận chuyển nó đến một trong số hơn 260 nhà máy chế biến của ADM hoặc nhanh chóng bán lại cho một nhà buôn tại Mexico, Ai Cập hay Trung Quốc. Điều này cung cấp cho ADM sự linh hoạt trong một thị trường không ổn định.
Ngoài các chiến lược ở trên, ADM cũng đang thực hiện chiến lược cải tổ để cắt giảm các hoạt động đang diễn ra không hiệu quả của mình, cụ thể là công ty đang có xu hướng cắt bỏ các hoạt động tài chính. Năm 2011, ADM bán lại Hickory Point Bank and Trust Company là một công ty con thuộc sở hữu của ADM, cung cấp dịch ngân hàng công cộng và dịch vụ ủy thác, cũng như quản lý tiền mặt, đại lý chuyển nhượng, và các dịch vụ bảo vệ an toàn chứng khoán cho ADM. Cùng với việc này, ADM cũng bán đại đa số vốn của công ty trong các Ngân hàng. Nhìn vào cấu trúc doanh thu, ta có thể thấy các hoạt động tài chính của công ty chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cấu trúc doanh thu và có xu hướng giảm xuống, từ 0, 3% năm 2002 xuống 0, 1% năm 2011. Việc cắt giảm hoạt động này là điều cần thiết, vì ADM trong lịch sử của mình không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên các hoạt động này tỏ ra không hiệu quả, nó yêu cầu nguồn vốn lớn nhưng lại mang lại rất ít doanh thu cũng như lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh đó, ADM cũng đóng cửa Galesburg, là một nhà máy chế biến ở Illinois nhằm mục đích tập trung nguồn lưc để tối đa hóa hệ thống sản xuất của họ.
2. Chiến lược toàn cầu
ADM hoạt động ở hơn 75 quốc gia với hơn 30, 000 nhân viên làm việc tại 265 nhà máy và 400 cơ sở thu mua trên toàn thế giới, từ Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Á tới Châu Phi & Trung Đông. Biểu đồ dưới đây cho chúng ta thấy sự hiện diện của ADM trên toàn thế giới:
Sự hiện diện:
Nhìn vào biểu đồ ta dễ dàng nhận thấy, ADM tập trung hoạt động thu mua và chế biến của mình ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Âu, còn ở Châu Á thì Công ty hiện diện thông qua liên doanh với Wilmar International, một công ty chế biến và phân phối nông sản hàng đầu châu Á. ADM liên kết các nhà máy chế biến với các cơ sở thu mua và với khách hàng của mình bằng một mạng lưới vận chuyển trên toàn thế giới.
Doanh thu hoạt động theo từng khu vực của ADM:
NĂM 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011United States 14,695 16,140 19,106 19,450 20,358 24,244 37,466 35,485 33,362 42,390 United States 14,695 16,140 19,106 19,450 20,358 24,244 37,466 35,485 33,362 42,390 % Total 65% 53% 53% 54% 56% 55% 54% 51% 54% 53% Germany 2,481 4,519 6,108 5,991 5,396 6,569 8,335 7,431 6,424 6,217 % Total 11% 15% 17% 17% 15% 15% 12% 11% 10% 8% Other foreign 5,436 10,049 10,937 10,502 10,842 13,205 24,015 26,291 21,896 32,069 % Total 24% 33% 30% 29% 30% 30% 34% 38% 35% 40% Total 22,612 30,708 36,151 35,943 36,596 44,018 69,816 69,207 61,682 80,676 Dịch chuyển:
ADM là một trong những công ty chế biến nông sản hàng đầu thế giới, Công ty có hơn 100 năm kinh nghiệm trong các hoạt động chế biến nông sản. Để tận dụng các kỹ năng chế biến của mình, ADM đang thực hiện chiến lược mở rộng trên toàn cầu về cả quy mô và phạm vi, Công ty đang muốn gia tăng sản lượng cũng như chủng loại cây trồng mà công ty chế biến bằng cách tìm kiếm các vùng nguyên liệu mới, cũng như tìm kiếm các thị trường tiêu thụ lớn để bán các sản phẩm của mình.
+ Tìm kiếm các vùng nguyên liệu: Nông sản là mặt hàng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi thời tiết, thời tiết biến động thất thường làm cho sản lượng nông sản ở Mỹ giảm mạnh làm giá nông sản ở đây ngày càng gia tăng do đó ADM đang cố gắng vươn ra thị trường quốc tế để tìm kiếm các vùng nguyên liệu mới với sản lượng lớn và ổn định hơn nhằm ổn định việc sản xuất và sản xuất có hiệu quả. Khu vực mà công ty đang hướng đến đó là Nam Mỹ, Tây Âu và Châu Á. Nam Mỹ là khu vực có sản lượng hạt có dầu lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 35. 1% sản lượng toàn thế giới), Tây Âu và Châu Á là khu vực sản xuất lúa mì lớn với sản lượng lần lượt là 23% và
44% sản lượng lúa mì của toàn thế giới. Nhận thấy được các tiềm năng ở những khu vực này, ADM đang đầu tư rất mạnh bằng cách xây dựng mới và mua lại các nhà máy sản xuất để khai thác nguồn nguyên liệu dồi dào ở đây. Tại Rondonopolis, Brazil ADM xây dựng nhà máy nghiền hạt có dầu để chế biến diesel sinh học nhằm mở rộng năng lực sản xuất diesel cũng như khai thác giá trị lớn hơn từ nông sản. Tại Villeta, Paraguay, ADM xây dựng nhà máy chế biến đậu nành tăng công suất nghiền hạt có dầu của công ty tại Nam Mỹ lên hơn 25%. Tại khu vực Đông Nam nước Đức, ADM mua lại một cơ sở chế biến hạt cải dầu để cải thiện khả năng tiếp cận của ADM tại thị trường đang phát triển Tây Âu…
+ Tìm kiếm thị trường tiêu thụ: ADM đánh giá Châu Á là một thị trường rất tiềm năng, Công ty đang cố gắng mở rộng hoạt động kinh doanh ở đây, đặc biệt là ở Trung Quốc. Trung Quốc tiêu thụ khoảng 20% lượng ngũ cốc và hạt có dầu của thế giới nhưng nó chỉ có 7% diện tích đất canh tác và chỉ 6% nước ngọt của thế giới. Vì vậy, các vùng trồng trọt màu mỡ trên thế giới (như Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Tây Âu) ngày càng trở nên quan trọng trong việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Chính điều này đã dẫn dắt ADM thực hiện các hoạt động chế biến một cách có hiệu quả và mở rộng các cơ sở xuất khẩu ở các khu vực này, sau đó, phát triển một mạng lưới vận tải linh hoạt trên toàn cầu để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng ở Trung Quốc và một số khu vực khác như Trung Đông, Bắc Phi.
3. Chiến lược chức năng
3.1. Chức năng sản xuất:
Bố trí sản xuất:
ADM có hơn 265nhà máy sản xuất trên toàn cầu. Có nhiều loại nhà máy khác nhau thực hiện mỗi chức năng riêng biệt. Hiện ADM có các loại nhà máy chức năng như :Nhà máy nghiền, nhà máy lọc dầu, nhà máy đóng gói, nhà máy sản xuất diesel sinh học. Ngoài ra còn có hệ thống nhà kho để lưu trữ. Sự phân biệt các nhà máy theo chức năng như vậy giúp đạt được sự chuyên môn hóa cao trong dây chuyền sản xuất.