Kết luận về lịch sử chiến lược

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược tập đoàn sony (Trang 26)

Với chiến lược của mình, Sony đặc biệt chú trọng đến việc vươn lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực liên quan. Năm 1988, Sony tiếp nhận công ty CBS Records Inc để thành lập nên Sony Music Entertainment và năm 1989 tiếp tục mua lại Columbia Pictures thành lập nên Sony Picture Entertainment. Sony PlayStation khai trương vào năm 1995 đưa tập đoàn Sony trở thành tập đoàn chiếm vị trí hàng đầu trong lĩnh vực trò chơi điện tử.

THỊ TRƯỜNG

Công nghệ đã mang lại một sự tăng trưởng đáng kể trong lĩnh vực điện tử ở thị trường Hoa Kỳ, tạo nên sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh vực khác trên thị trường thế giới.

Sự thay đổi trong lĩnh vực công nghệ - chẳng hạn sự chuyển từ VCRs sang đầu đĩa DVD - đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ phía những người tiêu dùng có mức thu nhập cao ở Anh. Đặc biệt, dịch vụ bán hàng trả góp dễ dàng, nhanh chóng, cộng với lãi suất thấp trong những năm gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mua sắm. Xu hướng người tiêu dùng hiện nay là họ sẵn sàng trả tiền cao hơn để chọn được sản phẩm chất lượng đúng vói nhu cầu của họ và ngày càng có nhiều người xem những máy TV, VCR, DVD, hệ thống âm thanh đời cũ là những thứ bỏ đi. Theo Euromonitor, doanh thu của hàng điện tử gia dụng còn được tăng nhanh bởi người tiêu dùng Hoa kỳ có xu hướng mua đến 2, 3 sản phẩm cho cùng một mặt hàng.

Chẳng hạn, ngoài TV và VCR trong phòng khách, người ta còn thích mua thêm TV, VCR khác để trong phòng khách. Tương tự, điều này cũng xảy ra với máy nghe nhạc MP3, hệ thống âm thanh nổi tại nhà và hiện nay xu hướng này bắt đầu dịch chuyển về phía đầu DVD. Thị trường hàng điện tử gia dụng Hoa Kỳ bị thống trị bởi những nhà sản suất hàng đầu thế giới. Những công ty này có thể đáp ứng dược nhu cầu của khách hàng trong mọi phân khúc thị trường thông qua việc khai thác thế mạnh về công nghệ cũng như về thương hiệu và nổi bật nhất đó là những công ty của Nhật.

Sony là một trong những công ty hàng đầu về sản xuất ngành điệntử tiêu dung. Đây là một công ty chuyên sản xuất sản phẩm nghe nhìn, các sản phẩm về thông tin truyền thông cho thị trường hàng điện tử gia dụng cũng như chuyên dụng. Kinh doanh trong lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh, trò chơi điện tử và thương mại điện tử, Sony, với hơn 160.000 nhân viên trên thế giới, đang dần trở thành công ty giải trí cá ngân hàng đầu thế giới trong thế kỷ 21 . Sony Châu Âu có trụ sở tại trung tâm Sony ở Berlin chuyên điều khiển việc sản xuất, nghiên cứu, phát triển, thiết kế, bán hàng và tiếp thị ở thị trường Châu Âu là một công ty con của tập đoàn Sony ở Tokyo.

THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Sony là một tập đoàn công nghệ thông tin và thiết bị điện tử nghe nhìn hàng đầu thế giới. Đây là một công ty cổ phần. Cổ phiếu của nó được niêm yết ở 16 thị trường chứng khoán trên thế giới bao gồm Tokyo, New York và London. Hiện nay, Sony là công ty âm nhạc lớn thứ 2 trên thế giới, công ty hàng đầu về sản xuất TV, phim ảnh và là môt công ty đang phát triển mạnh về CD, VCD và Super Audio CD.

Trong lịch sử gần 60 năm phát triển cuả công ty, Sony đã phát minh, phát triển, sản xuất và đưa ra thị trường những dòng sản phẩm điện tử nghe nhìn gia dụng. Chính những sản phẩm này đã làm thay đổi lối sống của rất nhiều người bao gồm máy Walkman, máy quay phim kỹ thuật số, TV màn hình phẳng Wega, máy chụp ảnh Mavica, máy tính xách tay Vaio, máy nghe nhạc Mini Disc, thẻ nhớ

Memory Stick IC, bộ trò chơi điện tử Play Station, Play Station 2 và tương lai là Play Station 3.

Theo số liệu thống kê vào tháng 3 năm 2004, doanh thu hàng năm của Sony ở Châu Âu thu được trong lĩnh vực điện tử, âm nhạc, điện ảnh và trò chơi điện tử là 13,47 tỉ đô. Sony Châu Âu, trụ sở đặt tại Berlin, chịu trách nhiệm về việc kinh doanh hàng điện tử cũng báo cáo thu được 8.17 tỉ đô.

SẢN PHẨM

Sản phẩm nổi tiếng nhất của Sony - máy Walkman - được tung ra thị trường vào năm 1979. Thoạt tiên, nó được coi như là một ‘’máy cassette có tai nghe cơ động’’. Chính walkman đã tạo ra khái niệm giải trí lưu động. Nhưng, khi sản phẩm được đưa ra, Walkman gặp phải phản ứng rất dữ dội từ phía những người bán lẻ. Họ cho rằng không có chỗ đứng nào cho dòng máy cassette không có chức năng ghi âm. Không như họ nghĩ, sau 2 năm tung ra thị trường, Sony đã bán được 1.5 triệu máy Walkman.

Ngày nay, danh mục của Sony có trên 5.000 sản phẩm bao gồm đầu DVD, máy chụp ảnh, máy tính cá nhân, TV, các thiết bị âm thanh nổi, thiết bị bán dẫn và chúng được thiết lập thành những danh mục có thương hiệu như máy nghe nhạc cá nhân Walkman, TV Trinitron, máy vi tính Vaio, TV màn ảnh rộng Wega, máy ghi hình HandyCam, máy chụp ảnh kỹ thuật số Cybershot và bộ trò chơi PlayStation.

PHÁT TRIỂN GẦN ĐÂY

12 năm sau khi trò chơi điện tử PlayStation đầu tiên ra đời và 6 năm kể từ khi PlayStation 2 được tung ra thị trường, tại một cuộc họp báo ởLos Angeles, California vào tháng 5 năm 2005, Sony Computer Entertainment thông báo rằng PlayStation 3, bộ trò chơi mới nhất với công nghệ giải trí điện tử cực kỳ phát triển sẽ được tung ra vào tháng 5 năm 2006. Hệ thống các dịch vụ giải trí sẽ sát nhập thành một tổ chức vì nghệ thuật. Đó là sự hợp nhất cuả công nghệ chiếu phim Cell, bộ xử lý máy tính phát triển cuả IBM, Sony, Toshiba và bộ xử lý hình ảnh hiện đại - sản phẩm hợp tác của NVIDIA và Sony và bộ nhớ XDR của Rambus.

Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, Qualia là một sản phẩm độc quyền mới trong lĩnh vực kỹ thuật số của Sony bao gồm máy chụp ảnh và máy chiếu. Một số sản phẩm đó sẽ được tung ra thị trường Vương quốc Anh vào mùa hè này. Sản phẩm đầu tiên sẽ là máy chiếu 004, còn trong dòng sản phẩm TV, vài năm tới, mặt hàng mũi nhọn High Definition sẽ được tung ra và phát triển mạnh mẽ ở Anh. Hiện tại, Sony đang cung cấp những thiết bị quay video High Definition cho Sky, BBC và một số hãng truyền thông lớn khác. Còn đối với người tiêu dùng, Sony đang chuẩn bị nội lực để sẳn sàng đưa High Definition TV đến tay người tiêu dùng.

Để chứng tỏ năng lực cũa mình trong lĩnh vực công nghệ thông tin và trí thông minh nhân tạo, Sony cũng vừa giới thiệu robot QRI. Bên cạnh đó, những thành tựu của công nghệ sẽ càng được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm và dịch vụ của Sony.

KHUYẾN THỊ

Đối với Sony, tiếp thị không phải là một lĩnh vực đơn giản mà nó là nền tảng trong triết lý kinh doanh của công ty. Sự phát triển các sản phẩm mới của công ty luôn song hành cùng với việc công ty tập trung vào việc đổi mới chiến lược tiếp thị. Chính điều đó đã giúp Sony luôn giữ được vị trí hàng đầu trên thị trường trong gần 60 năm qua. Tại Anh, mỗi năm Sony đầu tư hơn 40 triệu bảng cho chiến lược quảng bá thương hiệu thông qua TV, phim ảnh, mời chuyên gia, quảng cáo trên báo, tạp chí tiêu dùng, PR và việc tài trợ. Và gần đây nhất, Sony trở thành thành viên chính thức của World Cup FIFA. Bản hợp đồng trị giá 305 triệu đôla Mỹ sẽ có hiệu lực từ năm 2007 đến 2014, cho phép Sony trở thành nhà tài trợ chính của hơn 40 sự kiện thể thao thế giới bao gồm World Cup FIFA - được tổ chức ở Nam Phi năm 2010 và Bắc Mỹ năm 2014, World Cup bóng đá nữ, FIFA Confederations Cup, FIFA Interactive World Cup. Bản hợp đồng đã đưa Sony trở thành Thành viên cuả FIFA , nhà tài trợ chính trong số 6 nhà tài trợ hiếm hoi. Chỉ có một thành viên của FIFA được chọn một số hạng mục kinh doanh hoặc công nghệ đã được định sẵn.

Sony chọn dòng sản phẩm đời sống kỹ thuật số Digital Life. Dòng sản phẩm này sẽ được thiết lập vào năm 2007, Digital Life bao gồm những hoạt động kinh

doanh rất đa dạng từ lĩnh vực giải trí cho đến hàng điện tử và Sony sẽ được phép quảng cáo độc quyền đối với dòng sản phẩm này và một số quyền lợi khác. Thông qua hợp đồng này, Sony sẽ có thể dùng logo thành viên ở World Cup FIFA, ở những sự kiện bóng đá thế giới khác cũng như quyền sử dụng một số hình ảnh và tài liệu có liên quan đến FIFA. Ngoài ra, Sony còn có một số quyền khác gồm bảng quảng cáo trên sân vận động,những đoạn phim quảng cáo dành cho nhà tài trợ trên TV...

Lĩnh vực then chốt cuả tập đoàn Sony ( bao gồm điện tử, điện ảnh, âm nhạc, trò chơi) sẽ luôn luôn gắn liền với môn thể thao dược yêu thích nhất trên giới, đó là bóng đá. Với tư cách là một thành viên của FIFA, Sony sẽ rất linh động trong các lĩnh vực sử dụng nhân sự, tài liệu, nguồn chất xám và sẽ phát triển phương thức chiêu thị mới để tạo những nét mới, giá trị mới đối với khách hàng. Qua sự kiện này, Sony cũng hy vọng sẽ tạo được những đóng góp đáng kể cho nền bóng đá thế giới.

GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU

Theo một công trình nghiên cứu cuả Milward Brown, Sony là một trong những thương hiệu được tin cậy nhất trên thế giới. Trong số những người được khảo sát, 65% cho rằng họ thích sử dụng những sản phẩm được tạo ra bởi Sony, 57% nói trong tương lai họ sẽ mua thêm những sản phẩm cuả Sony . Để giữ được vị trí hàng đầu trên thương trường, toàn bộ thành viên cuả Sony phải nỗ lực để giữ vững hình ảnh thương hiệu, đó là độc đáo, độc nhất, kỹ thuật cao, thiết kế tinh tế và dể sử dụng.

Và kết quả là năm 2005 chúng ta đã nhìn thấy một Sony không ngừng lớn mạnh. Đó là kết quả cuả một quá trình phát triển không ngừng để chiếm lĩnh thị trường, tăng trưởng vượt bậc trong lĩnh vực hàng điện tử gia dụng đầy cạnh tranh. Và ở vị trí mới, dòng quảng cáo mới cũng được công ty đưa ra đó là “like. no.other”. Nó thay thế cho dòng quảng cáo hiện tại “You make it a Sony”.

Chiến dịch “like. no. other” dựa trên những chiến lược và nguyên tắc rất cơ bản mà công ty đã đề ra để từ đó đổi mới và cung cấp cho thị trường những sản

phẩm chất lượng hiện đại. Và Sony coi đây là cơ hội để tạo nên bước phát triển mới trong tương lai.

CHƯƠNG III:

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 3.1. Môi trường toàn cầu

Mức độ ảnh hưởng toàn cầu của ngành điện tử:

Đây là một ngành tương đối quan trọng và hiện đang rất phát triển với các công nghệ kỹ thuật cao, nhiều tính năng sử dụng. Nó đã bắt đầu đi vào thị trường từ rất lâu, đã và đang ngày càng hoàn thiện hơn, hiện đại hơn. Hiện nay nhiều công ty ở Mỹ, Anh, Nhật Bản đã nghiên cứu và tìm ra được nhiều sản phẩm có nhiều tính năng dễ sử dụng hỗ trợ rất nhiều cho công việc nội trợ, quét dọn trong nhà. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang diễn ra thì ngành điện tử không tránh khỏi những ảnh hưởng của xu hướng này, có những thuận lỡi cũng như những khó khăn từ môi trường thế giới.

Xu hướng toàn cầu hóa tạo cơ hội cho các công ty tham gia mạnh hơn vào nền kinh tế thế giới, các công ty có thể đưa ra dòng sản phẩm điện tử dân dụng của mình đến tất cả các nước có nhu cầu sử dụng, hơn nữa việc ác quốc gia khác tham gia vào WTO sẽ giúp các dòng sản phẩm này được lắp đặt, sử dụng dễ dàng hơn tại nhiều quốc gia, đồng thời giúp các công ty có cơ hội thâm nhập vào thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như Châu Á, Châu Mỹ.

Trong mười năm đầu của thế kỷ 21, kinh tế thế giới chứng kiến tốc độ toàn cầu hóa sâu rộng và nhanh chóng. Sự hình thành các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, các khu vực mậu dịch tự do, các hiệp định song phương và đa phương đã xóa bỏ các rào cản thương mại, rào cản sản xuất và rào cản về vốn, tăng khả năng tiếp cận dễ dàng các nguonf lực trên thế giới và gia tăng dòng chảy quốc tế tăng trưởng mạnh, dòng vốn luôn chuyển nhanh và dễ dàng giữa các quốc gia, các khu vực kinh tế.

Các thị trường tài chính chuyển dịch nhanh chóng, giao dịch tài chính vượt khỏi biên giới quốc gia và làm cho hoạt động đầu tư quốc tế trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. các quy định hạn chế của chính phủ đã được dỡ bỏ tại hầu hết các trung tâm tài chính lớn và người nước ngoài được khuyến khích đầu tư. Tuy nhiên quá trình toàn cầu hóa cũng keo theo mặt trái của sự phát triển. Sự gắn kết giữa các nền kinh tế càng mạnh thì sự tương tác hay phản ứng dây chuyền càng lan nhanh và rộng. Tiêu biểu như cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ Hoa Kỳ vào cuối năm 2007. Chỉ trong một ngày sau sự kiện Lehman Brothers – Tổ chức tài chính vào loại lớn nhất và của Pháp mất 1.4%, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm gần 5%, chỉ số Hang Seng của Hồng Kong giảm 5.4%, chỉ số chứng khoán của Hàn Quốc mất 6.1%, Đài Loan mất 4.9% và Thượng Hải mất 4.6%. Tính thanh khoản trên thị trường tài chính sụt giảm mạnh mẽ, lãi suất Libor trong tháng 10/2008 tăng với 30% cho thời hạn 1 tháng và 3 tháng, 16% và 12% cho thời hạn 6 tháng và 12 tháng.

Những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng đang khiến cho toàn cầu hóa có xu hướng đaoả chiều. G7 (nhóm các nước công nghiệp phát triển) và G20 (nhóm các bộ trưởng tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới) theo đánh giá của một số chuyên gia kinh tế, đã không thể đưa ra biện pháp đối phó một cách hiệu quả đối với cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, ngoài việc mở rộng Quỹ tiền tệ quốc tế. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng cũng phơi bày những điểm yếu trong liên minh Châu Âu.

Sự hợp nhất thông qua các liên doanh liên kết và các sự thâu tóm khác nhau đã làm nhanh hơn bước chuyển tiếp đến toàn cầu hóa. Chiến lược kinh doanh, quảng cáo và R&D của các tập đoàng đang chuyển từ tầm quan trong ở thị trường nội địa sang các thị trường quốc tế.

Kết luận:

Đối với mọi doanh nghiệp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường là khác nhau. Nhận định đúng các yếu tố ảnh hưởng giúp công ty nhận biết được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hoạt động của công ty. Đối với Sony yếu tố

toàn cầu là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Nhận diện được sự thay đổi giúp công ty nhận diện được cơ hội và đe dọa của môi trường.

Các khuynh hướng biến đổi của môi trường toàn cầu

Một trong những đặc điểm cơ bản của ngành công nghiệp điện tử thế giới là tính chuyên môn hóa và toàn cầu hóa: thay đổi cơ cấu sản xuất và phương thức sản xuất. Theo đó, các công ty, tập đoàn lớn đã không còn “bao sân” từ A đến Z quá trình sản xuất mà chỉ tập trung vào một số khâu có giá trị gia tăng cao (tiếp thị, bán hàng,…), còn lại họ thuê các công ty khác dưới dạng đấu thầu.

Với sự phát triển này, quá trình sản xuất cũng được phân chia thành nhiều công đoạn, bố trí mỗi công đoạn ở nhiều quốc gia khác nhau theo yêu cầu và điều kiện cụ thể, tạo ra một mạng lưới sản xuất sản phẩm điện tử mang tính toàn cầu.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược tập đoàn sony (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w