Thực trạng hiệu suất sử dụng vốn huy động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 59)

4. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Thực trạng hiệu suất sử dụng vốn huy động

Tập trung công tác huy động vốn luôn song hành với công tác sử dụng vốn phải hiệu quả. Trong những năm qua bên cạnh việc đẩy mạnh công tác huy động vốn tạo đầu vào cho việc kinh doanh của Chi nhánh, VIB cũng luôn chú trọng quan tâm đến công tác nâng cao hiệu suất sử dụng vốn nhằm đem lại lợi nhuận tốt nhất cho Chi nhánh. Ta có thể thấy rõ hơn về hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh qua biểu sau:

Bảng 3.8: Hiệu suất sử dụng vốn của VIB Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Tổng Cho vay 740.198 809.646 967.020

Tổng lãi thu cho vay 121.248,8 101.432,4 83.172,6

Tổng VHĐ 643.235 746.526 887.138

Chi phí trả lãi HĐ 98.607,925 82,382,86 68.850,78

Tỷ suất sinh lời VHĐ/ Doanh số cho

vay (%) 22,96 23,12 20,8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nguồn: Báo cáo thường niên VIB Thái Nguyên

Qua bảng trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn tại chi nhánh trong thời gian qua luôn ổn định, biên độ thay đổi rất nhỏ, luôn duy trì ở mức tốt. Cụ thể năm 2011 hiệu suất sử dụng vốn là 1,15 lần, năm 2012 và 2013 lần lƣợt là 1,08 và 1,09 lần. Bên cạnh đó tỷ suất sinh lời của Vốn huy động cũng duy trì ở mức cao, dao động từ 20% đến 23%. Cụ thể năm 2011 là 22,96% năm 2012 đạt 23,12% và năm 2013 là 20,8%

3.3.3. Thực trạng quy mô, chất lượng huy động vốn

Chi nhánh VIB Thái Nguyên đã có đƣợc những thành công đáng khích lệ trong công tác huy động vốn. Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng liên tục qua các năm, năm sau cao hơn năm trƣớc đảm bảo nhanh vững chắc. Chi nhánh đã và đang dần dần tự chủ về nguồn vốn để đáp ứng công tác sử dụng vốn. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh VIB Thái Nguyên qua các năm 2011/2013.

Bảng 3.9: Quy mô huy động vốn của VIB Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Huy động 643.235 746.526 887.138 Cho vay 740.198 809.646 967.020 Mức độ đáp ứng vốn 86,9 92,2 91,74 Tốc độ tăng trưởng 6,1 -0,5

Nguồn: Báo cáo thường niên VIB Thái Nguyên

Qua bảng trên ta thấy Chi nhánh VIB Thái nguyên trong giai đoạn vừa qua luôn chủ động trong việc tạo vốn, Việc chủ động trong việc tạo đầu vào từ cơ sở nên lợi nhuận của chi nhánh luôn nằm trong tóp đầu, cũng nhƣ hiệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quả kinh doanh luôn cao. Năm 2011 mức độ đáp ứng vốn cho chi nhánh đạt 86%, năm 2012 là 92,2%, tăng trƣởng so với năm 2011 là 6,1%. Năm 2013 tuy có giảm so với năm 2012 còn 91,74% nhƣng vẫn ở mức rất cao.

3.3.4. Thực trạng rủi ro trong HĐV

Rủi ro thanh khoản xảy ra khi thị trƣờng cấp thay đổi gây khó khăn cho

ngân hàng trong việc chuyển đổi các tài sản thành tiền để đáp ứng nhu cầu chi trả. Khả năng này xảy ra khi chi phí giao dịch tăng, hoặc thời gian giao dịch bị kéo dài. Tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu là chi phí phát sinh do phải tìm kiếm các nguồn chi trả khác;

Rủi ro lãi suất xảy ra khi biến động lãi suất thị trƣờng gây tổn thất cho

ngân hàng. Rủi ro này xuất hiện trong trƣờng hợp lãi suất của thị trƣờng tăng lên, khi đó, các khoản vay và đầu tƣ của ngân hàng sẽ sụt giảm giá trị và ngân hàng sẽ bị tổn thất. Trƣờng hợp khác của rủi ro lãi suất là khi lãi suất thị trƣờng giảm, làm cho ngân hàng phải chấp nhận đầu tƣ và cho vay các khoản tiền huy động với lãi suất cao vào các tài sản với mức sinh lời thấp;

Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra tổn thất khi tỷ giá hối đoái thay đổi

vƣợt quá dự tính;

Rủi ro vỡ nợ là rủi ro khi ngân hàng không đủ vốn chủ sở hữu để bù

đắp cho sự sụt giảm đột ngột trong giá trị tài sản do hậu quả của các loại rủi ro khác, thiếu kinh nghiệm quản lý vĩ mô, do sự suy thoái của nền kinh tế, tỷ trọng huy động tiền gửi nhỏ, chủ yếu dựa vào các khoản vay, sự gia tăng các vụ vỡ nợ trong danh mục cho vay của các khách hàng

Rủi ro lạm phát là rủi ro ảnh hƣởng đến các hoạt động của NH do lạm

phát tăng cao nhƣ khả năng thanh khoản bị suy giảm, khó huy động vốn, hoạt động tín dụng bị kiềm chế và tiềm ẩn nhiều rủi ro, lợi nhuận giảm sút... Lạm phát tăng cao sẽ làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trƣờng vốn, ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của NH;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Rủi ro công nghệ xảy ra nhƣng không tạo đƣợc sự tiết kiệm chi phí từ lợi

thế quy mô lớn, công suất vƣợt quá, công nghệ lạc hậu, thiếu hiệu quả do quan liêu hoặc về tổ chức làm cho việc tăng trƣởng quy mô không có hiệu quả;

3.4. Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi Nhánh Thái Nguyên Nam Chi Nhánh Thái Nguyên

3.4.1. Thành tựu đạt được trong hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi Nhánh Thái Nguyên

Thành tựu thứ nhất: Chi nhánh mở rộng địa bàn, quy mô, rút ngắn khoảng cách giữa Ngân hàng và khách hàng

Nói đến thành công trong công tác huy động vốn ở chi nhánh VIB Thái

Nguyên không thể không nói đến chính sách huy động vốn của chi nhánh rất đúng đắn, hợp lý. Mặc dù ở vị trí xa trung tâm, xa khu dân cƣ, trụ sở lại bị khuất song chi nhánh đã vạch ra chiến lƣợc huy động vốn hợp lý: Đó là mở rộng mạng lƣới huy động tới khắp các địa bàn là dân cƣ. Từ chỗ năm 2008 chi nhánh chỉ có 1 bàn tiết kiệm và 1 phòng nguồn vốn tổ chức hoạch định và tiến hành công tác huy động vốn, đến nay mạng lƣới huy động đƣợc mở rộng với 3 bàn tiết kiệm, 2 phòng giao dịch trải rộng trên địa bàn. Cũng với sự tăng lên của doanh số huy động vốn, đội ngũ cán bộ thực hiện chức năng huy động vốn cũng có sự chuyển biến về số lƣợng cũng nhƣ về trình độ chuyên môn đảm bảo đáp ứng công tác huy động vốn của chi nhánh trong tình hình mới. Bên cạnh đó chi nhánh đã thực hiện chính sách lãi suất mềm dẻo, hấp dẫn đƣợc khách hàng. Trên cơ sở các mức lãi suất của Ngân hàng VIB hội sở, kết hợp với việc tham khảo lãi suất của các ngân hàng bạn, phối hợp với công tác phân tích lãi suất đầu ra đầu vào, cân đối nguồn vốn hợp lý. Chi nhánh đƣa ra mức lãi suất huy động vốn thích hợp, theo các kỳ hạn, đảm bảo huy động đủ nguồn vốn mà ngân hàng cần,đồng thời cũng hấp dẫn đƣợc khách hàng tức là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đáp ứng lợi ích của khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Chính sách lãi suất của chi nhánh hợp lý ở chỗ vừa đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng bạn vừa thực hiện đúng mục tiêu huy động vốn mà ngân hàng đặt ra: về lƣợng huy động, thời hạn huy động, loại tiền huy động …

Thành tựu thứ 2: Đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động cho vay của Chi nhánh

Với việc đẩy nhanh, mạnh công tác huy động vốn trong thời gian qua, công tác huy động vốn đã đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho vay của Ngân hàng, việc chủ động trong công tác tạo vốn giúp chi nhánh nâng cao đƣợc lợi nhuận kinh doanh. Công tác Huy động vốn trong giai đoạn vừa qua luôn đáp ứng khoảng trên 85% nhu cầu cho vay của chi nhánh.

Thành tựu thứ 3: Nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, giảm chi phí huy động vốn, cân bằng lại cơ cấu vốn trong hoạt động kinh doanh.

Chi nhánh đã và đang khắc phục hạn chế nhất định trong công tác huy động vốn. Tỷ trọng nguồn vốn huy động huy động ngắn hạn và trung dài hạn so với tổng nguồn vốn huy động đã có sự chuyển biến tích cực. Tổng nguồn vốn huy động trung dài hạn tăng lên qua các năm, tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động tăng năm 2011 tỷ trọng này là 13%, năm 2003 là 15%, đến năm 2013 tỷ trọng này tăng lên 17%. Đây là sự chuyển biến tích cực thể hiện sự cố gắng nỗ lực của chi nhánh trong công tác huy động vốn. Điều đó đã phần nào đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh, đặc biệt là cho vay các dự án trung dài hạn. Hơn nữa khẳng định uy tín của chi nhánh đến khách hàng, khách hàng đã đặt niềm tin ở ngân hàng khi gửi tiền vào ngân hàng với thời hạn dài mà không sợ biến động mất vốn. Bên cạnh đó VIB Thái Nguyên đã điều chỉnh lãi suất theo khung Nhà nƣớc một cách linh hoạt, mềm dẻo vừa đảm bảo đúng quy định nhà nƣớc và giữ đƣợc khách hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bên cạnh đó việc các cán bộ trực tiếp trao đổi, làm việc với khách hàng giảm chi phí trung gian cũng đã nâng cao hiệu quả huy động vốn trong thời gian qua.

Với những ƣu điểm trên, VIB Thái Nguyên luôn luôn là cơ đầu trong công huy động vốn của toàn hệ thống. Trong thời gian tới, chi nhánh cần phát huy những kết quả đó, và khắc phục những tồn tại xứng đáng là đơn vị tiên phong của hệ thống VIB Việt Nam

3.4.2. Những hạn chế, tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân của hạn chếtrong huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi Nhánh trong huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi Nhánh Thái Nguyên

Công tác huy động vốn ở VIB Thái Nguyên đã đạt đƣợc những thành công lớn trong thời gian qua. Tuy nhiên, nhƣ đã nói ở trên công tác huy động vốn là một hoạt động ngân hàng phức tạp, linh hoạt trong từng thời kỳ trên bƣớc đƣờng hoạt động của mình ngân hàng phải vừa làm vừa học hỏi để không ngừng bổ xung và hoàn thiện, vì vậy không thể tránh khỏi những khiếm khuyết tồn tại, cần phải khắc phục ngay trong thời gian tới.

+ Hạn chế thứ nhất: Chiến lược khách hàng của chi nhánh chưa được

xác định rõ cho phù hợp với tình hình thực tế: với lợi thế là một Ngân hàng

thƣơng mại, chi nhánh có một lƣợng lớn khách hàng truyền thống chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế khách hàng truyền thống của chi nhánh có tiền gửi tại nhiều ngân hàng khác. Nhƣ vậy, nếu nguồn tiền gửi của khách hàng bị phân tán thì nguồn huy động rẻ nhất của chi nhánh bị san sẻ cho các ngân hàng bạn.

Trong quan hệ gửi và lĩnh tiền của dân chúng chƣa đƣợc cải tiến nhiều, các hoạt động này vẫn đƣợc thực hiện chủ yếu là thủ công và trực tiếp... mọi khoản tiền gửi ở ngân hàng, dân chúng chỉ nhận đƣợc một phần lãi, còn các tiện ích khác gần nhƣ chƣa đƣợc thực hiện: Chuyển đổi chiết khấu, thanh toán chi trả... Bên cạnh đó công tác marketting ngân hàng của chi nhánh chƣa đƣợc thực hiện đồng bộ, liên tục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguyên nhân: Các hình thức huy động vốn tại chi nhánh chƣa phong

phú, còn đơn điệu, phần lớn là các hình thức huy động truyền thống. Mạng lƣới huy động vốn tuy đã đƣợc mở rộng nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc khách hàng, đôi khi khách hàng chƣa thực sự là “thƣợng đế” của ngân hàng. Khách hàng sẽ chỉ đến giao dịch, gửi tiền tại những ngân hàng có công nghệ ngân hàng hiện đại, thuận tiện, có bãi đỗ xe rộng... đáp ứng những đòi hỏi này trong thời gian qua chi nhánh đã có những cải tiến, áp dụng một số công nghệ hiện đại, tăng cƣờng cơ sở vật chất song vẫn chƣa có sự chuyển biến lớn. Một nguyên nhân nữa là chi nhánh hầu nhƣ chỉ làm công tác tiếp thị, quảng cáo mỗi khi cần huy động vốn làm sao đáp ứng đƣợc nhu cầu cấp bách của mình trong một thời gian nào đó. Còn chính sách thu hút vốn trong dân chúng qua những hoạt động dịch vụ hoặc quyền lợi của ngƣời gửi tiền thì ít đƣợc quảng cáo. Do vậy, sự hiểu biết của ngƣời dân đối với chi nhánh còn bị hạn chế. Điều đó ảnh hƣởng rất nhiều đến khả năng huy động vốn của ngân hàng. Mặt khác do trình độ của nhân dân chƣa đồng đều, chƣa quen với việc mở tài khoản cá nhân để thanh toán qua ngân hàng và thu nhập của họ còn thấp nên chƣa phát sinh nhu cầu thanh toán đó.

+ Hạn chế thứ hai: Chi nhánh chưa huy động được nhiều nguồn vốn trung - dài hạn: Mặc dù hiện nay, cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh

đã có những chuyển biến tích cực xong tỷ trọng huy động vốn dài hạn còn thấp so với tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn. Tỷ trọng bình quân nguồn vốn dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động mới chỉ đạt 18%. Về sử dụng vốn cho vay trung-dài hạn trong tổng dƣ nợ cho vay đạt 19%. Nhƣ vậy so với định hƣớng và yêu cầu của đầu tƣ phát triển là thấp. Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nƣớc, nhu cầu vốn trung-dài hạn cho nền kinh tế là một vấn đề đang đƣợc các nhà lãnh đạo, các cấp, các ngành, đặc biệt là NHNN quan tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguyên nhân: Sở dĩ còn tồn tại trên là do lãi suất huy động vốn và cho

vay dài hạn cao mà nguồn vốn của các NHTM chủ yếu là ngắn hạn nên không thể cho vay trung-dài hạn do cho vay trung-dài hạn có rủi ro cao buộc các ngân hàng phải thận trọng hơn khi cho vay. Tuy nền kinh tế nƣớc ta đã thoát khỏi khủng hoảng, lạm phát đã đƣợc kiềm chế nhƣng chƣa thực sự vững chắc, nguy cơ tái lạm phát vẫn còn nên một bộ phận nhỏ dân cƣ và các doanh nghiệp có thu nhập cao, có viện trợ tiền nƣớc ngoài vẫn chƣa dám gửi tiền với thời hạn dài do sợ bị mất vốn bởi lạm phát rình rập. Hơn nữa nền kinh tế thiếu vốn là một thực trạng xảy ra từ trƣớc tới nay mà Nhà nƣớc chƣa đƣa ra một chính sách đúng đắn, kịp thời để tháo gỡ. Số vốn nhàn rỗi trong dân vẫn còn nhiều mà chƣa huy động đƣợc để đầu tƣ. Ngoài ra một khó khăn chung nữa với việc huy động vốn trung-dài hạn của các NHTM nói chung và VIB Thái Nguyên nói riêng là: huy động vốn qua hình thức phát hành trái phiếu chỉ đƣợc thực hiện mạnh mẽ có hiệu quả cao khi thị trƣờng vốn, nơi diễn ra hoạt động mua bán những trái phiếu đó ra đời và phát triển hoàn chỉnh. Chỉ khi thị trƣờng vốn hình thành và phát triển thì ƣu thế của hình thức phát hành trái phiếu so với các hình thức huy động khác nhƣ: Tính thanh khoản, tính chuyển nhƣợng thế chấp... của trái phiếu mới đƣợc phát huy mạnh mẽ.

Nhƣng thực tế thị trƣờng vốn ở nƣớc ta chƣa phát triển đúng nghĩa, lãi suất huy động bằng hình thức trái phiếu lại cao trong khi tỷ suất lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp (là khách hàng chủ yếu của VIB Thái Nguyên) còn rất thấp. Bên cạnh đó luật thƣơng mại, luật dân sự, pháp lệnh về chứng khoán, luật ngân hàng mới chỉ trong giai đoạn bắt đầu thực hiện. Tất cả những nguyên nhân trên đã cản trở việc huy động vốn trung- dài hạn của ngân hàng.

+ Hạn chế thứ ba: Các hình thức huy động vốn ngoại tệ còn bị hạn chế: Công tác huy động vốn ở chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh

đó việc mở tài khoản cá nhân ở các ngân hàng còn ít: Hiện nay tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)