III BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
4. Một số giải pháp và đề xuất
4.1. Hoàn thiện luật thuế TNCN ở Việt Nam
•Điều chỉnh các mức khấu trừ:
Các khoản giảm trừ cho thu nhập trước khi chịu thuế cần điều chỉnh cho hợp lý để đảm bảo công cho những người nộp thuế cho hoàn cảnh kinh tế khác nhau và trong bối cảnh nền kinh tế thay đổi rất nhanh hiện nay:
- Trước hết luật cần quy định giảm trừ gia cảnh cho các đối tượng nộp thuế để giảm bớt gánh nặng thuế chi những cá nhân có người phụ thuộc. khoản khấu trừ này rất cần thiết bởi nó thể hiện sự tiến bộ của luật thuế TNCN nhằm thực hiện được mục tiêu công bằng xã hội;
- Thứ hai, mức giảm trừ cơ bản cho mỗi cá nhân là bao nhiêu trong những hoàn cảnh kinh tế nào cũng là vẫn đề cần được chú ý và quan tâm đúng mức. nhà nước cần điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với sự biến động của nền minh tế. những sự điều chỉnh này thể hiện sự phù hợp của luật với thu nhập của người dân, không tạo nên tâm lý tiêu cực của người dân để trốn chạy thuế.
Hiện nay cũng đang tồn tại những bức xúc của người có thu nhập vãng lai nhưu ca sĩ, nhà báo, các cá nhân có tiền công thu nhập do thực hiện các dịch vụ mà không ký hợp đồng lao động như tiện nhuận bút, tiền dịch sách,…. Khi tổng mức thu nhập từ 500.000 VND trở lên thì phải khấu trừ thuế trước khi nhận được thu nhập là một trong những quy định rất vô lý do chưa tính đến kháu trừ cho chi phí liên lạc, nghiên cứu, in ấn trong khi những thu nhập từ trúng thưởng thì không phải nộp thuế nếu dưới 10 triệu đồng. việc nghiên cứu để điều chỉnh những quy định về những mức khấu trừ, cũng như khưoir điểm tính thu nhập chịu thuế là rất cần thiết để vừa không tăng thêm áp lực cho công tác quản lý thuế, vừa tạo sự công bằng cho các đối tượng nộp thuế. Sự điều chỉnh tăng mức khởi điểm thu nhập chịu thuế cho những thu nhập vẵng lai này lên mức 2 triệu là một giải pháp khả thi.
•Phân loại thu nhập:
Với việc quy định đánh thuế theo phân loại thu nhập, những nguồ thu nhập khác nhau sẽ chịu những mức thuế suất khác nhau, trong đó thu nhập từ lao động chân tay, tiền công sẽ chịu ít gánh nặng thuế hơn so với những thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập bất thường,… Khi áp dụng cach quy định này, những người lao động sẽ không phải nộp thuế quá nhiều, động cơ gian lận thuế sẽ giảm.
Khi phân loại thu nhập cần dựa trên những cơ sở rõ rang, tránh những sự trùng lặp trong phân loại dẫn đến áp dụng mức thuế suất khác nhau gây ra mất công bằng khi đánh thuế. Số loại thu được phân chia không quá nhiều với các mức thuế suất tương ứng hợp lý là vấn đề không nhỏ mà những nhà luật cần lưu ý.
Luật pháp không nghiêm minh với các trường hợp vi phạm luật sẽ làm giảm tính răn đe của luật và không tạo ra sức ép để thực thi luật. chế tài xử phạt cần quy định rõ với những vi phạm của đối tượng nộp thuế, đối tượng có trách nhiệm khấu trừ thuế, thậm chí cả nhân viên thuế. Các chế tài xử phạt không chỉ đừng lại ở ciệc truy thu thuế, nộp phạt hành chính gấp nhiều lần xố thu nhập trốn thuế mà còn phải nâng cao thành những mức truy tố hình sự. Những trường hợp trốn thuế bị phạt vi phạm phải được công bố công khai về mức độ vi phạm, hình phạt xử phạt đeer mang tính chất răn đe với đông đảo người dân, chỉ bằng cách sử lý nghiêm ming như vậy, số đối tượng trốn thuế khai gian thuế mới có thể giảm xuống.
4.2. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiên chính sách thuế
•Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về thuế của người dân: Việc xây dựng phong trào tuyên truyền nhận thức cho người dân nếu được tổ chức với những nội dung hình thức rộng khắp qua các phương tiện truyền thông và mạng lưới tuyên truyền viên của ngành thuế sẽ là giải pháp hữu hiệu để tăng tính phổ cập của thuế TNCN.
Về nguồn nhân lực tuyên truyền viên, ngành thuế phải đào tạo những người có kiến thức chắc chắn về chuyên môn, nội dung, mục đích, chính sách thuế, đồng thời có kĩ năng tuyên truyền và phản biện tốt để tổ chức các phong trào đến người dân.
Về nội dung tuyên truyền, ngoài những nguyên tắc kê khai, hướng dẫn thực hiện, những quy định về thuế, những nội dung về lí do đóng thuế, mục đích đóng thuế cũng cần được đề cập một cách sinh động và gần gũi. Những thông tin minh bạch hóa về chi tiêu nhân sách nhà nước vào những khoản mục đầu tư gì, phục vụ đời sống ra sao cũng là nội dung cần đề cập và truyền tải để tăng tính thuyết phục với nhân dân.
Hình thức tuyên truyền cần phải được vận dụng để tạo nên sự sôi nỏi, có sức thuyết lan tỏa của công tác tuyên truyền.
Những buổi tuyên truyền trực tiếp giữa các cán bộ thuế với đại diện các doanh nghiệp, với người dân có các nguồn thu nhập chịu thuế khác nhau cần được tổ chức thường xuyên tại nhiều nơi để cùng tranh luận và tăng cường hiểu biết về các nội dung của luật thuế. Đồng thời đây cũng là nơi để các cán bộ thuế lằng nghe những bấp cập, khó khăn của các đối tượng khi tham gia thực hiện luật thuế để có những điều chỉnh phù hợp.
Các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo giấy, báo mạng, báo nói, … cũng cần phát huy vai trò của mình trong việc phổ biến lợi ích của việc nộp thuế, cập nhập những điều chỉnh của luật và giải thích rõ mục đích. Qua kênh thông tin rộng khắp này, những trường hợp các cá nhân tích cực trong nộp thuế cũng cần được khen thưởng, tuyên dương. Việc khen thưởng này sẽ giúp phần nâng cao uy tín, xây dựng hình ảnh tốt của doanh nghiệp và doanh nhân, do đó sẽ tạo sự hưởng ứng của những đối tượng này cũng như là hình mẫu cho các doanh nghiệp, các nhân khác trong xã hội.
Internet là phương tiện cần được khai thác sức mạnh để truyền bá thông tin trong thời đại này qua những diễn đàn và các mạng xã hội. Một hình thức khá hay ở Trung Quốc trong tuyên truyền qua internet có thể học tập và lan tỏa đó là xây dựng những clip quảng cáo về thuế TNCN một cách hài hước và gần gũi để tiếp cận với người xem được truyền bá qua các trang mạng xã hội.
Ngoài ra, xây dựng những chủ điểm để tranh luận trên các mạng xã hội các diễn đàn là hình thức có thể ứng dụng trong tuyên truyền nhận thức, hiểu biết để xây dựng niềm tin và thuyết phục người dân.
Bên cạnh đó, việc nâng cao hiểu biết về luật pháp nói chung và luật thuế TNCN của người dân Việt Nam đã và đang là vấn đề cải cách của giáo dục. Vì vậy, trong công cuộc cải cách nhận thức này, nghành giáo dục cũng cần than gia đóng góp vai trò qua việc chuyển tải nội dung tuyên truyền vào giáo trình cấp III và đại học.
Như đã phân tích thực trạng ở Việt Nam, năng lực cán bộ thuế có vai trò rất quan trọng trong thực thi luật thuế TNCN bởi họ là những người tổ chức thu thuế, tiếp nhận và kiểm tra các tờ khai, xây dựng các hồ sơ thuế TNCN với khối lượng công việc rất lớn.
Việc nâng cao năng lực cán bộ thuế cần phải kết hợp cải cách của chính ngành thuế với cải cách giáo dục. Hiện nay, như ở Hà Nội, những trường đại học hiện tại đang đào tạo các cán bộ thuế còn ít khiến nhân lực nhành này đứng trướng những thách thức rất lớn. Vai trò của cán bộ thuế, tiềm năng phát triển ngành là những kiến thức cần phải được đưa vào những nội dung tuyên truyền hướng nghiệp cho học sinh khi lựa chọn trường học, ngành học tương lai của mình. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực lớn chất lượng cao, ngành thuế cần nghĩ tới những biện pháp dài hơi hơn đó là đầu tư theo hướng kết hợp xây dựng chương trình đào tạo, kết hợp giảng dạy, rèn luyện chuyên môn kĩ năng cho sinh viên chuyên ngành thuế.
Việc cải tiến dần luật thuế theo hướng phát triển hơn phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh tế Việt Nam, cũng như yêu cầu của quá trình hội nhập đòi hỏi cán bộ thuế thường xuyên được đào tạo, nâng cao nghiệp vụ qua những khóa tập huấn, và thậm chí là học hỏi các chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam hay đi học tập ở nước ngoài để nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm. Những sự đầu tư về nguồn nhân lực này là điều kiện cần cho việc nâng cao hiệu quả chung của toàn ngành thuế cũng như của công tác triển khai thuế TNCN.
Xây dựng những quy định đánh giá năng ực, trình độ kết hợp thực hiện những chế tài răn đe, cũng như các hình thức khen thưởng, tuyên dương với chính cán bộ trong ngành thuế cũng là những hình thức và phương pháp cần xây dựng để sát hạch chất lượng nguồn nhân sự của ngành này.
•Cải thiện cơ sở vật chất của ngành:
Việc ứng dụng ngày càng nhiều công nghệ thông tin vào việc quản lí hành thu thuế TNCN đòi hỏi ngành thuế nói chung phải được đầu tư ở mức độ hiện đại hóa cao. Chỉ có cách đó mới giúp ngành nâng cao được hiệu quả trong sát
sao xây dựng cơ sở dữ liệu, hồ sơ thuế của từng cá nhân để quản lí thu nhập và số thuế TNCN của hàng chục triệu cá nhân được chính xác.
Khoản đầy tư cho mạng lưới thông tin của toàn ngành, và những liên kết với các đơn vị phối hợp như hành chính, ngân hàng, doanh ngiệp là khoản đầu tư không nhỏ nhưng có giá trị lâu dài cho tương lại phát triển của nghành khi luật thuế ngày càng phát triển phức tạp hơn, và những hành vi trốn thuế ngày cáng tinh vi hơn. Xét về lâu dài, đây là phương án đầu tư tiết kiệm thời gian và chi phí rất nhiều.
•Thực hiện quản lí TNCN bằng mã số thuế cho các đối tượng có thu nhập: Việc quản lí các cá nhân có thu nhập bằng mã số thuế là một phương pháp hiệu quả để tận thu thuế TNCN. Với kết quả của 10 triệu mã số thuế được cấp trong năm 2009, ngành thuế Việt Nam cần tiếp tục kiểm tra, ra soát và cấp mã số thuế cho các nhân có thu nhập chịu thuế một cách chặt chẽ. Bằng cách thực hiện triệt để cấp mã số thuế này, đây sẽ trỏ thành công cụ hiệu quả để quản lí thuế TNCN của người dân với đọ bao quá rộng khắp.
Trong ngắn hạn, có thể triển khai mô hình quản lí mã số thuế như sau: - Với thu nhập mang tính chất tiền lương, tiền công: khấu trừ tại nguồn chi trả thu nhập cho các đối tượng có thu nhập chịu thuế, mã số thuế được dùng để quản lí và chi trả tiền lương cho nhân viên;
- Với thu nhập từ đầu tư vốn: đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán: đưa mã số thuế vào các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng đầu tư, chuyển nhượng để các cá nhân khi thực hiện hợp đồng và giao dịch sẽ phải trực tiếp khấu trừ thuế cho các sàn giao dịch;
- Với các khoản chuyển nhượng mang tính chất cá nhân: có thể kết hợp mô hình cơ quan thuế - cơ quan hành chính, sử dụng mã số thuế trong các hợp đồng giao kết. Ví dụ như việc chuyển nhượng bất động sản giữa các cá nhân cần thực hiện cùng với quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại các cơ quan hành chính, khi làm các thủ tục hành chính này, các cơ qua hành chính có chức năng
khấu trừ số thuế TNCN của các nhân có liên quan qua mã số thuế và sau đó chuyển lại vào ngân sách nhà nước;
- Với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ: cùng với việc cấp đăng kí kinh doanh, cấp mã số thuế đẻ tiến hành thu thuế. Tuy nhiên, việc các kiểm soát thu nhập thực tế của các đối tượng này là rất khó khăn vì vậy khó đảm bảo được việc thu thuế được xác thực. Để hạn chế thất thoát cho nguồn thu ngân sách, có thể thực hiện điều tra thí điểm một số hộ kinh doanh tiêu biểu đẻ đưa ra được một con số tương đối cho từng quy mô kinh doanh va áp dụng cho các mô hình tương tự với các mức thuế khoán.
Về lâu dài, khi nền kinh tế tiền mặt dần dàn được thay thế, áp dụng mô hình cơ quan thuế - ngân hàng để tiết kiệm chi phí quản lí cho ngành thuế.
•Phát triển hệ thống thanh toán và thu thuế TNCN thông qua ngân hàng: Trong tương lai, việc xây dựng hệ thống ngân hàng hoàn thiện và lưu thông là cần thiết, ở đó, mỗi người dù có nhiều tài khoản ở ngân hàng khác nhau thì cũng chỉ tồn tại một mã số tài khoản cũng như một mã số thuế tương ứng để tăng năng lưc quản lí, tiết kiệm chi phí giám sát cho ngành thuế và cho nền kinh tế nói chung.
Khi xây dựng được hệ thống này, mô hình cơ quan thuế - ngân hàng xẽ trở nên hiệu quả trong việc kiểm soát được thu nhập của người dân bởi ngành thuế sẽ dễ dàng thực hiện thống kê, phân loại thu nhập của các nhân thông qua hệ thống quản lí của các ngân hàng, từ đó, việc tiến hành thấu trừ cá nhân, miễn trừ gia cảnh theo hồ sơ thuế của cá nhân đó tại các cơ quan trả thu nhập cũng hiệu quả hơn.
Việc áp dụng mô hình trên cần phải được khởi đầu băng những quy định trong hệ thống thanh toán hiện tại như thực hiện chi trả các khoản thu nhập qua hệ thống ngân hàng, phát triển hệ thống thanh toán thẻ, …
•Hiện đại hóa công tác kê khai, thu nộp và kiểm toán thuế:
Những biện pháp kê khai, thu nộp thông qua các phương tiện điện tử như kinh nghiệm của các nước đi trước đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân cũng
như các cơ quan quản lí thuế. Để hiện đại hóa công tác kê khai, thu thuế, không thể thiếu việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí thuế TNCN. Quy trình quản lí thuế TNCN bằng việc cấp mã số thuế và các ứng dụng CNTT đã thực thi bước đầu triển khai ở nước ta cần được tiếp tục xây dựng. Không chỉ dừng lại ở mã số thuế, các tờ khai, quyết toán thuế liên quan đến người nộp thuế cũng phải được xử lí CNTT. Ứơc tính trong năm này, số tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân sẽ đạt tớ 3 – 4 triệu tờ khai. Với số lượng khổng lồ như vậy, áp dụng CNTT và các biện pháp lưu trữ xử lí thông tin hiện đại là yêu cầu bắt buộc đối với ngành thuế.
Để dần nâng cấp trình độ CNTT vào công tác quản lí thuế, trước mắt cần nhanh chóng triển khai các công việc nghiên cứu, nắm bắt các nội dung của luật, nhằm xác định qui mô, phạm vi, đối tượng quản lí đề phân tích, xây dựng qui trình quản lí thuế, theo đó lập lộ trình tin học hóa quản lí thuế TNCN. Do đặc thù của thuế TNCN là một cá nhân có thể có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau, thuộc các khu vực địa lí khác nhau, nên ngành thuế cần nhanh chóng triển khai mô hình xử lí tập trung, nghĩa là sẽ tập trung toàn bộ giữ liệu tại cấp trung ương và xử lí số thu thuế, còn các cấp dưới chri thực hiện nhập và cập nhật thay đổi của dữ liệu.
Việc hiện đại hóa công tác kê khai, thu nộp thuế kiểm toán thuế đã trở thành yêu cầu bắt buộc với ngành thuế Việt Nam để bắt kịp với ngành thuế trên thế