Thực trạng áp dụng thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thuế thu nhập cá nhân của hoa kỳ và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 26 - 31)

III BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

1.Thực trạng áp dụng thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

Sự giảm dần các loại thuế xuất nhập khẩu do yêu cầu tự do hóa thương mại nên thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước. Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người của cá nhân ngày càng tăng từ đó thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

Thực tế tỷ trọng thu thuế TNCN trong tổng thu ngân sách của nhiều quốc gia đã phản ánh tiến trình đó, tại các nước khối ASEAN: 5-10%, các nước phát triển có tỷ trọng 15-16% có nước đạt tới tỷ trọng 30- 40% như Anh, Mỹ. Tại Việt Nam, mới tiếp cận chính sách thu và còn phân tán ở nhiều sắc thuế nhưng cũng đã có kết quả tăng trưởng thu khá lớn trong những năm gần đây: năm 2001 thu theo chính sách thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là 2.058 tỷ, thì đến năm 2009 số thu đã đạt 14.329 tỷ. Tuy vậy tỷ trọng thu cũng mới chỉ đạt khoảng 2-3% tổng thu ngân sách nhà nước.

Năm Tổng số thu thuế

( Tỷ đồng) Thuế TNCN Phần trăm thuế TNCN trong tổng số thuế 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 133.888 112.000 123.700 149.320 183.000 350.842 431.057 548.529 468.795 2.058 2.150 2.550 3.253 4.100 5.179 7.415 12.940 14.329 1,98% 1,92% 2,06% 2,18% 2,24% 1,5% 1,7% 2,4% 3,1%

Bảng 5: Tổng hợp thu ngân sách từ thuế TNCN từ năm 2001 đến năm 2009

Nguồn: Các báo cáo của Bộ Tài chính từ 2001 đến 2009

Bảng tổng hợp trên cho thấy thuế TNCN ổn định ở mức 2-3% nguồn thu mặc dù mức khởi điểm chịu thuế được điều chỉnh rất nhiều lần. Cụ thể 1,2 triệu

đồng vào năm 1994, 2 triệu đồng năm 1999, 3 triệu đồng năm 2001 và 5 triệu năm 2004. Điều này cho thấy TN của người dân đã tăng lên khá tốt trong những năm qua, chứng tỏ nguồn thu từ thuế TNCN là nguồn thu có tiềm năng.

Kể từ 1-1-2009, Luật thuế TNCN áp dụng cách tính giảm trừ gia cảnh. Theo đó, mỗi đối tượng nộp thuế sẽ được giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 4 triệu đồng/tháng, cứ mỗi người phụ thuộc được giảm thêm 1,6 triệu đồng/người/tháng. Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35

Bảng 6: Biểu thuế TNCN cho đối tượng cá nhân cư trú là người Việt Nam có thu nhập trong nước năm 2007

Tuy nhiên, việc áp dụng thuế TNCN ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập:

•Thuế TNCN Việt Nam chỉ thực thu đối với một bộ phận nhỏ người có TN:

Thuế TNCN được áp dụng chính thức ở Việt Nam từ ngày 01/04/1991 với tên gọi Pháp lệnh thuế TN đối với người có TN cao. Thuế TNCN được ban hành lần đầu tiên bằng một Pháp lệnh của Hội đồng Chính phủ chứ không phải của Quốc hội. Vì pháp lệnh này chỉ điều chỉnh với một bộ phận ngời có TN cao, nhằm điều tiết một phần TN của nhóm này và thu bổ sung cho ngân sách nên đối tượng nộp thuế chủ yếu là các cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp nước

ngoài. Cũng vì lẽ đó, pháp lệnh bị hạn chế rất nhiều:chỉ huy động được phần TN của một bộ phận nhỏ người có TN cao từ các doanh nghiệp nước ngoài, còn phần lớn TN của người dân cơ quan thuế không thể kiểm soát được. Trên thực tế, thuế TNCN của Việt Nam là thuế lương – tức là TN thực sự chịu thuế chủ yếu là các khoản lương và tựa như lương. Hệ quả của điều này là những người có bảng lương rõ ràng sẽ là những người phải đóng thuế, còn những người dù TN cao nhưng bảng lương mập mờ lại trốn được thuế. Rõ ràng việc thu thuế các đối tượng trong nhóm thứ hai không hề dễ dàng chút nào, và cũng chính vì thế mà cả nước mới cần tới hàng chục nghìn nhân viên của Tổng cục thuế, cục thuế và các chi nhánh.

Cách thu thuế TNCN như hiện nay là nguồn gốc của nhiều vấn nạn. Thứ nhất, đó là sự không công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế: người TN thấp hơn nhưng có bảng lương minh bạch thì phải đóng thuế, trong khi đó rất nhiều người có TN cao gấp hang chục, thậm chí hàng trăm lần vẫn an nhiên nằm ngoài vòng cương tỏa của Pháp luật. Thứ hai, thể chế lỏng lẻo và không nghiêm minh là lời mời gọi cho các hành vi trốn và lậu thuế. Hậu quả là người trung thực, đứng đắn thì bị “trừng phạt”, kẻ trốn thuế thì nhởn nhơ, còn nhà nước vẫn bị thất thu thuế.

•Thuế suất thuế TNCN của Việt Nam ở mức cao gây thêm các tác động tiêu cực cho hệ thống thuế:

Khi mới ban hành năm 1991 đến năm 2004, biểu thuế suất của Pháp lệnh thuế TN với người có TN cao là từ 10% đến 50%. Dưới đây là biểu thuế suất của Việt Nam trong lần sửa đổi năm 2001:

Áp dụng từ 1/7/2001

Bậc thuế Thu nhập hàng tháng (đồng) Thuế suất Ghi chú

12 2 3 4 5 6 Dưới 3.000.000 Từ 3.000.000 đến 6.000.000 Từ 6.000.000 đến 9.000.000 Từ 9.000.000 đến 12.000.000 Từ 12.000.000 đến 15.000.000 Trên 15.000.000 0% 10% 20% 30% 40% 50%

đồng thì thuế bổ sung 30% sẽ được áp lên phần thu nhập vượt trên 15 triệu đồng.

Bảng 7: Biểu thuế suất thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam năm 2001 Nguồn: Pháp lệnh 35/2001/PL-UBTVQH10 ngày 19/5/2001 của Ủy ban

Thường vụ Quốc hội

Biểu thuế suất trên của Việt Nam được đánh giá là cao trên thế giới so với biểu thuế phổ biến của các quốc gia với mức thuế suất biên cao nhất là 40%. Mỹ có mức thuế suất biên cao nhất là 35%. Với biểu thuế suất như vậy cộng thêm khoảng cách giữa các bậc TN quá ngắn trong các quy định về thuế trước năm 2004 làm cho thuế TNCN của Việt Nam trở thành một trong những sắc thuế TN có mức lũy tiến cao nhất thế giới. Ngoài ra còn có quy định thu bổ sung 30% vào phần TN còn lại sau thuế nếu phần TN này vượt quá một ngưỡng cụ thể (năm 2001 là 15 triệu đồng). Những quy định này làm cho thuế trở thành một gánh nặng đối với người có TN vì họ phải trả thuế quá nhiều trên TN mà họ vất vả kiếm được. Hậu quả là trốn thuế là hành vi được ưa thích hơn. Khai TN vào các khoản chi phí được miễn thuế hoặc chia nhỏ TN là cách các cá nhân thường thực hiện để trốn thuế. Chính vì vậy, năm 2004, Bộ tài chính đã thực hiện điều chỉnh giảm thuế suất biên cao nhất xuống 40%, đồng thời tăng khoảng cách giữa các bậc thuế và loại bỏ thuế suất bổ sung vô lý trên. Như vậy, không phải cứ thuế suất cao sẽ làm cho doanh thu thuế tăng lên.

•Ngành thuế đang cố gắng cải tiến công nghệ để phù hợp với yêu cầu của luật thuế TNCN mới:

Mặc dù hiện nay ngành thuế cũng đã cố gắng hết sức trong chiến lược cải cách hệ thống thuế nhưng những yêu cầu về công nghệ còn là thách thức lớn đối với Tổng cục thuế. Hiện tại, bản kê khai thuế điện tử và phần mềm khai thuế đã được Tổng cục thuế cung cấp miễn phí tại trang web chính thức của Tổng cục nhưng việc cấp mã số đăng ký thuế cho tất cả người dân, hoặc là việc thanh tra, giám sát cơ chế tự khai tự nộp thuế chưa đủ đáp ứng được khối lượng công việc lớn khi luật thuế được thi hành. Hiện nay trình độ công nghệ trong ngành thuế chưa đủ đáp ứng cho cơ chế tự khai tự nộp với cơ sở thuế rộng nên chưa thể cấp mã số thuế cho tất cả các cá nhân trong nước như Hoa Kỳ. Bên cạnh đó bộ phận

những người nộp thuế ở Việt Nam còn chiếm ít trong dân số nên cấp mã số ngay cho toàn bộ người dân lam công tác quản lý phức tạp và lãng phí. Ví dụ như nghiệp vụ giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc, vì toàn bộ dân cư chưa được đăng ký mã số quản lý thuế của mình nên công tác xác định người phụ thuộc trong vấn đề giảm trừ gia cảnh sẽ gây không ít khó khăn. Hai hay nhiều người con sẽ cùng đăng ký giảm trừ gia cảnh cho một người mẹ và cơ quan thuế khó phát hiện được vì chưa có mã số của người mẹ trong cơ sở dữ liệu thuế.

•Đội ngũ cán bộ quản lý thuế còn yếu về năng lực và thiếu về số lượng: Từ trước tới nay, thuế TNCN của Việt Nam vẫn chủ yếu thu từ khấu trừ lương tại nguồn của các cá nhân có TN cao hoặc khấu trừ tại nguồn với các khoản TN không thường xuyên. Thuế TNCN chưa tiếp cận được với đông đảo người dân, kể cả những người dân có TN rất cao do hành nghề tự do mà cán bộ thuế không quản lý được. Sự thật này cho thấy sự yếu kém về quản lý của đội ngũ cán bộ thuế trong sắc thuế này. Nguyên nhân là do sự tiếp cận còn hạn chế của Pháp lệnh thuế TN đối với người có TN cao, đội ngũ cán bộ quản lý thuế TNCN chưa được chú ý cả số lượng lẫn nghiệp vụ. Luật thuế TNCN ra đời đòi hỏi mở rộng rất lớn đối tượng chịu thuế với mục tiêu lớn nhất là tái phân phối TN đảm bảo công bằng xã hội. Vì vậy, ngành thuế cần phải đề ra các biện pháp đủ sức răn đe và huy động tất cả các thành phần xã hội nộp thuế đầy đủ. Để làm tốt nhiệm vụ đó cần một đội ngũ cán bộ thuế đạt cả về số lượng và chất lượng.

•Nộp thuế TNCN chưa trở thành nếp nghĩ của xã hội. Đại bộ phận dân cư thiếu hiểu biết về luật thuế TNCN:

Luật thuế cũ có quá nhiều hạn chế và thực thu trên một bộ phận nhỏ người có TN và việc ban hành luật thuế mới với nhiều cải cách lớn là nguyên nhân khiến thuế TNCN chưa thực sự được người dân nhìn nhận là sắc thuế quan trọng và coi đó là thuế chỉ dành cho những người có TN cao trong xã hội. Với những người có TN cao đã nộp thuế, họ vẫn giữ nếp nghĩ luật thuế thuế TNCN của họ quá bất công trong khi có rất nhiều cá nhân trốn thuế. Còn với những người trước đây chưa nộp thuế, họ chưa nhận ra trách nhiệm và nghĩa vụ phải kê khai thuế

của mỗi cá nhân. Thuế TNCN còn xa vời với họ vì họ tin tưởng cơ quan thuế không thể biết hết được TN của người dân. Những ý nghĩ đó không thể tiêu tan trong một sớm một chiều. Với những đối tượng hành nghề tự do trong xã hội và đối tượng có TN thấp, thuế TNCN và những quy định của nó không được quan tâm vì họ cho rằng TN của mình sẽ chẳng bao giờ bị đóng thuế. Có thể thấy, người dân vẫn chưa có nếp nghĩ bản thân mình phải đóng thuế để góp phần xây dựng xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thuế thu nhập cá nhân của hoa kỳ và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 26 - 31)