Bài học kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong việc hoàn thiện và thực hiện luật thuế TNCN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thuế thu nhập cá nhân của hoa kỳ và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 31 - 34)

III BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

2.Bài học kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong việc hoàn thiện và thực hiện luật thuế TNCN ở Việt Nam

luật thuế TNCN ở Việt Nam

2.1. Bài học về hoàn thiên luật thuế

•Đối tượng nộp thuế:

Để đảm bảo tính công bằng và điều chỉnh rộng đối với Luật thuế TNCN, đối tượng nộp thuế phải là tất cả các cá nhân có TN. Đối tượng nộp thuế là công dân trong nước hay người nước ngoài phải được đối xử bình đẳng. Luật thuế nên phân đối tượng nộp thuế dựa trên một khía cạnh là “cư trú”. Để dễ dàng áp dụng đối với quốc gia còn đang phát triển như Việt Nam. Khái niệm cư trú cũng không nhất thiết phải phức tạp như khái niệm này của Mỹ. Sự xác định “cư trú” hay “không cư trú” cần phải dễ dàng cho ĐTNT và tránh sự lý giải theo nhiều cách khác nhau.

•Xác định thu nhập chịu thuế:

Điều kiện lý tưởng nhất cho một luật thuế đơn giản là mọi TN không phân biệt nguồn gốc đều phải kê khai và đóng thuế như trường hợp luật của Mỹ đã làm. Điều này giúp giảm thiểu tối đa sự mập mờ, gian lận trong kê khai thuế TN để trốn thuế. Tuy nhiên, đối vói các nước đang phát triển như Việt Nam, nền kinh tế còn nhiều lĩnh vực cần khuyến khích phát triển và nền kinh tế giao dịch bằng tiền mặt là chủ yếu nên việc kiểm soát TN thực chất cũng chưa thực hiện được. Vì vậy, Việt Nam cần một giai đoạn quá độ với cách đánh thuế hỗn hợp giúp thuận lợi cho cả ĐTNT và cán bộ quản lý thuế.

Về các khoản miễn thuế, khấu trừ, giảm trừ, luật thuế của Mỹ quy định rất nhiều các khoản khấu trừ (deductions) khác nhau như mua nhà, mua xe, chi phí y

tế, khoản đóng góp từ thiện, khấu trừ thiên tai, và phụ thuộc vào từng năm mà luật thuế rất rắc rối. Luật thuế TNCN mới cùa Việt Nam cần quy định các khoản này ít phức tạp hơn, trong đó chỉ gồm các khoản tiền dành cho từ thiện, quỹ lương hưu, khấu trừ thiên tai, không bao gồm các chi phí lớn trong năm của ĐTNT chi tiết như luật của Mỹ. Điều này làm luật thuế bớt đi tính phức tạp, dễ cho cả ĐTNT và cán bộ quản lý thuế trong kê khai nộp và quản lý thuế. Trong tình hình phát triển của Việt Nam hiện nay, bước quá độ này cũng là hợp lý.

•Biểu thuế và thuế suất:

Việt Nam cần xây dựng cho mình một biểu thuế với mức lũy tiến vừa phải và bậc TN hợp lý để không quá gây bất công và triệt tiêu động cơ làm giàu đặc biệt của đối tượng cá nhân hành nghề tự do, các hộ gia đình kinh doanh. Ngoài ra, trong giai đoạn thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và nền kinh tế có mức bình quân đầu người chưa cao, bậc TN đối với các cá nhân thuộc diện trung lưu trong xã hội nên giãn ra. Vì đây là những đối tượng khá năng động của xã hội trong phát triển kinh tế.

•Đơn vị chịu thuế:

Trong khi đơn vị chịu thuế là hộ gia đình giúp giảm số lượng đơn vị hồ sơ lưu trữ, dễ dàng thực thi các chính sách an sinh và phúc lợi xã hội thì nó yêu cầu một sự quản lý lưu trữ lý lịch cá nhân khá tốt của cơ quan quản lý nhà nước. Hơn thế nữa, ở các quốc gia chọn đơn vị chịu thuế có hộ gia đình như Hoa Kỳ, đơn vị chịu thuế cá nhân vẫn tồn tại song song. Chính vì lý do đó đối một nước đang phát triển như Việt Nam, lựa chọn đơn vị chịu thuế là cá nhân là sự lựa chọn hiệu quả hơn làm giảm sự phức tạp trong cả luật thuế và công tác thi hành thuế.

2.2. Kinh nghiệm từ quá trình thi hành luật

Quá trình thi hành luật ở Mỹ sử dụng cơ chế tự khai tự nộp. Kinh nghiệm từ các nước này cho thấy đây là cơ chế quản lý tối ưu nhất. Cơ chế này giúp cơ quan quản lý không phải chịu trách nhiệm khâu kê khai và nộp thuế cho người dân. Người dân là người hiểu rõ nhất thu nhập của bản thân mình, tự khai và tự nộp sẽ dễ dàng hơn. Luật thuế như vậy không những nâng cao ý thức của người dân mà còn giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc trực tiếp của cán bộ thuế nhà nước và người dân. Như vậy cán bộ nhà nước sẽ có ít khả năng nhũng nhiễu người dân.

Nhờ đó môi trường thuế ngày càng trong sạch hơn, người dân cảm thấy thoải mái và tin tưởng cơ quan thuế hơn. Tác động ngược lại đó khiến luật càng được thi hành tốt hơn.Chính vì lí do đóViệt Nam cũng cần thiết thi hành cơ chế này. Những kinh nghiệm cần cho Việt Nam khi áp dụng cơ chế này để đảm bảo thành công khi triển khai là:

- Tổng cục thuế cần phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng để hoàn chỉnh cơ sở vật chấtphục vụ cho cơ chế quản lý mới. Sự chuẩn bị này có thể kéo dài đến vài năm để giúp ĐTNT và cán bộ nộp thuế thích nghi với cơ chế mới.

- Tổng cục thuế cần hoàn thiện cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho việc áp dụng cơ chế tự khai tự nộp thuế. Bộ tài chính cần xây dựng hệ thống luật, văn bản hướng dẫn, mẫu khai khoa học, khả thi, và quy định trách nhiệm cho hai đối tượng ĐTNT và cơ quan thuế. Kẽ hở thuế được miễn giảm cần thu hẹp. Các quy định khiếu nại cũng phải cụ thể, rõ ràng để bảo vệ quyền lợi của ĐTNT. Đồng thời , chế độ xử phạt với các trường hợp không tuân thủ cần có tính răn đe cao.Ngoài ra còn cần phảibổ sung quyền hạn của cơ quan thuế trong công tác thanh tra và các quy định về biện pháp thu nợ, cưỡng chế thuế có hiệu lực cao.

- Tổng cục thuế cần chuyển đổi cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại bộ máy để tổ chức quản lý thuế chuyên sâu theo chức năng. Vì cơ chế tự khai tự nộp này đòi hỏi trình độ quản lý cao nhằm thanh tra phát hiện lỗi sai sót của ĐTNT. Đội ngũ cán bộ thuế cần được tổ chức theo chức năng: tuyên truyền giáo dục và hỗ trợ ĐTNTqua tờ khai; thu thập xử lý thông tinvề ĐTNT qua tờ khai cũng như các nguồn khác; theo dõi đôn đốc thu nộp, cưỡng chế thuế đối với những đối tượng không tuân thủ.

- Áp dụng phân loại đối tượng nộp thuế và quản lý theo mức độ tuân thủ. Việc phân nhóm các đối tượng nộp thuế theo tiêu chí như mức độ tuân thủ, quy mô ĐTNT giúp cơ quan thuế đề xuất các biện pháp quản lý tốt. Đóng thuế thu nhập cần phải trở thành một phần trong cuộc sống xã hội. Công tác tuyên truyền và hỗ trợ ĐTNT cần được chú trọng. Với Việt Nam đang trải qua giai đoạn cải cách và đang ban hành nhiều luật mới, việc này rất có ý nghĩa tích cực trong việc giảm sự kém tuân thủ pháp luật.

- Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra. Đây là công tác đặc biệt quan trọng trong cơ chế tự khai tự nộp. Cơ quan thuế cần xây dựng hệ thống thông tinđánh giá mức độ rủi ro của từng nhóm và tứng ĐTNT như những hệ thống của Hoa Kỳ: hệ thống chức năng phân biệt, chương trình đánh giá tuân thủ, chương trình thanh tra tình trạng tài chính….

- Ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong quản lý thuế. Cơ chế tự khai tự nộp với cơ sở thuế rộng và phụ thuộc vào sự tự nguyện của người dân sẽ không thực hiện được nếu không ứng dụng công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin hỗ trợ đắc lực cho công tác kê khai, quản lý hồ sơ, cơ sở dữ liệu về thuế và giúp cơ quan thuế trong việc thanh tra, giám sát đối tượng nộp thuế trên cơ sở dữ liệu thuế trên. Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp việc quản lí thuế được khoa học, chính xác.

- Như vậy, cơ chế tự khai tự nộp cần rất nhiều điều kiện để đảm bảo sự vận hành trôi chảy. Mối điều kiện đó lại có tác dụng qua lại, thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau. Chính vì vậy để thực hiện hiệu quả cơ chế tự khai tự nộp cần phối hợp đồng bộ các biện pháp thỏa mãn tất cả các đòi hỏi trên.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thuế thu nhập cá nhân của hoa kỳ và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 31 - 34)