Khả năng áp dụng kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thuế thu nhập cá nhân của hoa kỳ và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 34 - 36)

III BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

3. Khả năng áp dụng kinh nghiệm

Hiện nay, Luật thuế TNCN của nước ta vẫn chưa được áp dụng trong thực tế. Nhưng để luật thuế TNCN đạt được mức như các nước phát triển thì còn mất khoảng thời gian rất dài. Có thể nói, những kinh nghiệm rút ra từ quá trình thi hành thuế TNCN của Mỹ có thể được coi là mục tiêu cho quá trình thi hành luật của nước ta. Qua xem xét những kinh nghiệm rút ra trong chương hai và căn cứ có tình hình thi hành luật thuế TNCN của Việt Nam ở chương ba vừa rồi, có thể rút ra khả năng áp dụng các kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

•Mô hình đánh thuế của Việt Nam nên đi theo mô hình đánh thuế hỗn hợp: Một hệ thống thuế TNCN lý tưởng hơn cả là hệ thống đánh thuế chung trên mọi loại TN như trường hợp luật tuế của Mỹ. Một hệ thống như vậy làm giảm tối đa các kẽ hở cho các cá nhân có cơ hội trốn thuế và đem lại công bằng hơn. Ví dụ, trường hợp một đạo diễn phim thực hiện một bộ phim trong vòng 7 tháng nhưng anh ta chỉ nhận được tiền thù lao trong một lần duy nhất. Nếu luật quản lý theo

TN thường xuyên và không thường xuyên (đánh thuế riêng biệt đối với tiền lương), đạo diễn này nhận được TN không thường xuyên và sẽ bị đánh thuế trên số tiền nhận được. Nhưng thực tế số TN đó là tiền công trong 7 tháng của anh ta. Nếu chia số tiền đó cho 7 tháng, có thể người đạo diễn sẽ không đạt tới ngưỡng chịu thuế. Một ví dụ khác đã xảy ra rất nhiều ở Việt Nam là rất nhiều cá nhân nhận được những khoản TN không thường xuyên, để tránh thuế suất quá cao hoặc không bị đánh thuế, họ tìm cách chia nhỏ những khoản TN này. Khi đó, thuế suất trên mỗi khoản TN nhỏ sẽ thấp. Nếu thuế được đánh thống nhất cho tất cả các loại TN, bất cập này sẽ được loại trừ.

Tuy nhiên, đó là lý tưởng. Xét trong hoàn cảnh các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, một hệ thống đánh thuế như vậy không phải chứa toàn ưu điểm. Những quốc gia phát triển luôn cần khuyến khích đầu tư, tăng trưởng vì bản thân các nước phát triển luôn có nhịp điệu phát triên ổn định trên một nền kinh tế có tài sản lớn, chính phủ không cần kích thích nhiều. Ví dụ, Việt Nam là nước chậm phát triển, chính phủ cần kích thích kinh tế phát triển nhanh hơn. Để phát triển nhanh chóng, chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập thị trường chứng khoán mà không cần sự tự thành lập của thị trường. Trong giai đoạn thị trường còn non trẻ, chính phủ kích thích thị trường bằng cách không đánh thuế đối các TN tứ chứng khoán của nhà đầu tư hoặc đánh thuế thấp. Nếu đánh thuế trên tổng tất cả TN mục tiêu này khó mà thực hiện. Bởi vậy, các nhà kinh tế vẫn thiên về mô hình đánh thuế hỗn hợp kết hợp đánh thuế chung và đánh thuế riêng. Hơn nữa, mô hình đánh thuế hỗn hợp có một ưu điểm phù hợp cho quốc gia đang phát triển, nơi mà nền kinh tế còn giao dịch chủ yếu.

Chức năng quản lý đối với tất cả các sắc thuế một cách đồng bộ, thống nhất và tự động hóa cao. Năm 2009 là năm nước rút của cả giai đoạn thực hiện Chiên lược cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế đến năm 2010 của Tổng cục thuế. Tổng cục đã hoàn thành và cung cấp cho các nhân công cụ khai thuế qua mạng, phần mềm khai thuế, và trung tâm Hỗ trợ Người nộp thuế (IPCC). Sự hoàn thành dự án này trong tương lai là một cơ sở tốt để cơ chế tự khai, tự nộp thuế được thi hành hiệu quả.

Ngoài ra, chính phủ cũng đang thực hiện kế hoạch thúc đẩy nền kinh tế hạn chế sử dụng tiền mặt bằng các biện pháp chi trả lương thông qua hệ thống tài khoản ngân hàng. Đây là bước đầu giúp người dân quen thuộc với các hình thức giao dịch qua ngân hàng để người dân tiến tới giao dịch không dùng tiền mặt.

•Về sự năng động của chính sách, Việt Nam cần có kế hoạch cho riêng mình:

Việt Nam còn phải đối mặt với thực tế đội ngũ cán bộ quản lý thuế còn non kém và cơ chế quản lý nhà nước kém năng động hơn Mỹ. Chính vì vậy, chính sách thuế không để điều chỉnh năng động hàng năm như IRS đã làm. Điều chỉnh hàng năm giúp cho chính sách thuế sát sao với sự thay đổi kinh tế xã hội hàng năm, làm cho luật thuế công bằng hơn đối với ĐTNT. Nhưng điều chỉnh quá nhiều cũng làm cho chính sách thuế nhiều rắc rối với những quy định chằng chịt gay ấn tượng về một luật thuế rắc rối như của Mỹ. Hơn thế nữa, nếu trình độ quản lý yếu kém thì những thay đổi chưa chắc có tác động tích cực. Luật thuế đơn giản khi đó tỏ ra ưu thế hơn. Mặc dù mục tiêu công bằng bị kém ưu tiên. Vì vậy, Việt Nam nên có những chính sách cập nhật luật cho phù hợp với trình độ thi hành luật của mình, và sự điều chỉnh hàng năm có thể tiến hành cho những khoản miễn trừ gia cảnh, bậc thuế và các chính sách đặc biệt của chính phủ nhưng chỉ nên giới hạn ở mức độ đơn giản.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thuế thu nhập cá nhân của hoa kỳ và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w