Kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 trường tiểu học uy nỗ đông anh hà nội (Trang 61)

3.3.1 Thử nghiệm một số biện pháp khắc phục KKTL cho học sinh lớp 1

Mục đích của chúng tôi khi đưa ra các biện pháp là tác động vào giáo viên, phụ huynh học sinh nhằm cải thiện mức độ khó khăn tâm lí trong việc thực hiện

nội quy nề nếp của trẻ. Chúng tôi đã lựa chon lớp 1E làm lớp thử nghiệm và lớp 1D làm lớp đối chứng. Số liệu thu được trước khi thử nghiệm của hai lớp như sau: Bảng 11:

So sánh khó khăn tâm lí biểu hiện trong việc thực hiện nội quy, nề nếp giữa lớp 1D và1E (%) (số liệu từ giáo viên chủ nhiệm).

STT Khó khăn trong thực hiện nội quy, nề nếp trường học 1D 1E

1 Đi học muộn 8,5 16,3

2 Quên đồ dùng học tập, sách vở 14,9 16,3

3 Không mặc đồng phục 6,4 8,2

4 Nói leo, mất trật tự trong giờ 17,0 24,5

5 Xếp hàng chậm 17,0 14,3

6 Sau giờ ra chơi không vào lớp ngay 36,2 32,7

7 Ngủ gật trong giờ 4,3 6,1

8 Nói chuyện riêng 44,7 40,8

9 Làm hỏng các đồ dùng trong lớp ( bàn ghế, đồ dùng học tập cô phát,…)

8,5 6,1

10 Vẽ bậy, vứt rác ra lớp, trường 4,3 6,1

Từ bảng so sánh trên, ta thấy rẳng các biểu hiện khó khăn tâm lí trong việc thực hiện nội quy, nề nếp của hai lớp có sự chênh lệch nhưng không nhiều.

Một số biện pháp sử dụng với lớp 1E gồm:

Đề xuất một số biện pháp với giáo viên, trong đó hình thành cho các em thói quen viết nhật kí hàng ngày, những công việc cần làm hay cần chuẩn bị những gì. Thay vì vở ghi chép thông thường, giáo viên đọc cho học sinh ghi lại các nhiệm vụ

học tập vào cuối ngày, giáo viên tạo yêu cầu học sinh tự ghi lại khi cô giáo có nhiệm vụ nào đó trong bất kì lúc nào. Cuối giờ, từ 3-4 trẻ sẽ đọc lại những việc cần ghi nhớ thay vì cô giáo đọc. Mục đích của việc làm này là giúp trẻ tự giác trong việc ghi nhớ các công việc, trẻ được nhắc lại công việc nhiều lần nên nhớ tốt hơn. Ngoài ra, sổ nhật kí còn được tự các em ghi lại những ưu, khuyết điểm một cách rõ ràng: khi vi phạm nội quy, nề nếp, vệ sinh lớp sạch sẽ, tự động nhặt rác cho vào thùng…. Tất cả những ưu khuyết điểm đó sẽ được giáo viên tổng hợp vào cuối tuần kèm theo khen ngợi hoặc phạt chê phụ thuộc vào ưu, khuyết điểm mà học sinh ghi lại. Việc làm này sẽ kích thích các em hứng thú tham gia vào việc giữ gìn vệ sinh môi trường hay hạn chế mắc lỗi để cuối tuần được cô khen. Chúng tôi cũng đề xuất việc lồng ghép giáo dục trong các bài dạy đạo đức hay tự nhiên và xã hội. Thông qua các bài học, giáo viên nhắc lại cho các em những nội quy, nề nếp mà một học sinh trong trường phải thực hiện với mục đích giúp các em nắm rõ hơn các quy định, tránh việc trẻ không biết như thế nào là vi phạm nội quy, nề nếp. Ngoài ra, chúng tôi vẫn khuyến khích giáo viên sử dụng các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng như nhắc nhở khi các em mắc lỗi hay khen ngợi, khuyến khích khi trẻ thực hiện tốt.

Với cha mẹ học sinh:

Do một số vi phạm nội quy, nề nếp có nguyên nhân từ phía phụ huynh học sinh (trẻ đi học muộn, quên hoặc thiếu sách vở…) nên chúng tôi đã sử dụng một số biện pháp tác động thông qua phụ huynh. Trong đó có việc thay đổi thời gian biểu một cách hợp lí (sử dụng thời gian phù hợp với tùy từng điều kiện gia đình) và thường xuyên kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập cho con sau khi trẻ soạn sách vở của ngày hôm sau. Mục đích của hai biện pháp tác động này nhằm giúp hạn chế việc trẻ đi học muôn và quên, mang nhầm sách vở khi đến lớp.

Thử nhiệm được tiến hành trong thời gian 1 tuần. 3.3.1 Kết quả thử nghiệm tác động

Sau 1 tuần thử nghiệm một số biện pháp tác động, kết quả thu được của nhóm thử nghiệm so sánh với kết quả của nhóm đối chứng thu được bảng sau: Bảng 12:

So sánh kết quả của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng (%) (số liệu từ giáo viên chủ nhiệm)

STT Khó khăn trong thực hiện nội quy, nề nếp trường học 1D 1E

1 Đi học muộn 8,5 2,0

2 Quên đồ dùng học tập, sách vở 14,9 10,2

3 Không mặc đồng phục 6,4 0,0

4 Nói leo, mất trật tự trong giờ 17,0 16,3

5 Xếp hàng chậm 17,0 6,12

6 Sau giờ ra chơi không vào lớp ngay 36,2 22,4

7 Ngủ gật trong giờ 4,3 6,1

8 Nói chuyện riêng 44,7 30,6

9 Làm hỏng các đồ dùng trong lớp ( bàn ghế, đồ dùng học tập cô phát,…)

8,5 6,1

10 Vẽ bậy, vứt rác ra lớp, trường 4,3 0,0

Từ bảng so sánh kết quả sau khi thử nghiệm trên, ta thấy các biện pháp được sử dụng đã đem lại hiệu quả trong việc cải thiện khó khăn tâm lí biểu hiện ở việc thực hiện nội quy, nề nếp học tập của trẻ. Các kết quả thu được từ lớp thử nghiệm có % trẻ gặp khó khăn thấp hơn hẳn so với lớp đối chứng trong khi trước đó một số

khó khăn trong thực hiện nội quy của trẻ ở lớp thử nghiệm có % trẻ cao hơn so với lớp đối chứng. Đặc biệt, biện pháp tác động tới phụ huynh có tác dụng rất lớn trong việc cải thiện khó khăn ở trẻ: chỉ còn 2,0% trẻ đi học muộn (giảm 14,3%), không còn trẻ nào không mặc đồng phục và giảm 6,1% trẻ quên hoặc mang nhầm sách vở.

Các biện pháp tác động tới trẻ thông qua giáo viên cũng phát huy được tác dụng của mình. Trẻ có ý thức hơn trong việc bảo vệ trường lớp, thực hiện các quy định của trường lớp: Không còn tình trạng viết vẽ bậy hay vứt rác bừa bãi, trẻ biết vào lớp hoặc xếp hàng ngay khi có trống báo ( giảm khoảng 10%) và cũng làm giảm tình trạng nói leo, mất trật tự trong giờ (khoảng 7%). Kết quả thu được như trên theo cô Nguyễn Thu Hà do đã tác động vào tâm lí của trẻ, trẻ luôn muốn được cô khen, ngại với bạn bè hoặc sợ khi bị cô mắng, phạt. Chính vì vậy khi áp dụng các biện pháp khen thưởng kết hợp trách phạt rõ ràng sẽ giúp các em luôn muốn có thật nhiều điểm tốt để được cô khen. Còn những khó khăn như đi học muộn, quên sách vở, đồng phục là có nguyên nhân chủ yếu từ phụ huynh nên việc tác động trực tiếp đến phụ huynh sẽ giúp cho trẻ không còn các tình trạng này nữa.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Nghiên cứu cho thấy khó khăn tâm lí là sự thiếu hụt phẩm chất tâm lí cần thiết cho hoạt động của cá nhân gây cản trở cho hoạt động của cá nhân avf làm cho hoạt động kém hiệu quả.

Khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 là sự thiếu hụt phẩm chất tâm lí cần thiết cho hoạt động học tập và sinh hoạt trong nhà trường của học sinh những ngày đầu đi học tiểu học, gây cản trở cho hoạt động hoạt tập và sinh hoạt của học sinh khiến cho các hoạt động này kém kiệu quả.

Đa số các học sinh đều gặp khó khăn tâm lí trong học tập và trong sinh hoạt tại trường học. Khó khăn tâm lí được biểu hiện trên các mặt: khó khăn trong giao tiếp, trong hoạt động học tập và sinh hoạt.

Các yếu tố trí tuệ, tâm thế sẵn sàng đi học, quan hệ giữa giáo viên và học sinh, ứng xử của cha mẹ với học sinh, sự chuẩn bị của gia đình cho trẻ vào lớp 1, các yếu tố hoàn cảnh gia đình, xã hội, cơ sở vật chất học tập có mối quan hệ mật thiết với các khó khăn tâm lí của học sinh đầu lớp 1.

Có sự phân biệt mức độ khó khăn tâm lí giữa học sinh nam và nữ.

Kết quả thực nghiệm cho thấy giao tiếp tích cực giữa giáo viên và học sinh và ứng xử tích cực của phụ huynh với học sinh sẽ giúp hạn chế các khả năng khó khăn tâm lí có thể xảy ra đối với học sinh.

2.KIẾN NGHỊ

Theo như kết quả nghiên cứu của luận văn thì giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tới khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1. Đặc biệt là cách giao tiếp, ứng xử của giáo viên. Chính vì vậy, rất cần các ban ngành giáo dục tổ chức bồi dưỡng, nâng cao các kĩ năng ứng xử và xử lí tình huống sư phạm.

Các chương trình đào tạo của các trường Sư phạm nên chú trọng hơn nữa đến việc dạy các kĩ năng ứng xử sư phạm đối với trẻ lớp 1, cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về khó khăn tâm lí của học sinh đầu cấp Tiểu học, giúp học hiểu được những khó khăn tâm lí mà trẻ gặp phải và các biện pháp khắc phục phù hợp với thực tiễn.

2.2 Đối với giáo viên

Giáo viên nên điều chỉnh các phương pháp dạy học phù hợp để các em làm quen dần trong việc chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động học. Giáo viên không nên yêu cầu trẻ phải hoàn thành hết các mục tiêu giáo viên đưa ra. Các yêu cầu cũng không nên mang tính chất trừu tượng hoặc vượt quá khả năng của trẻ nhất là khi trẻ lớp 1 thì những kiến thức, kĩ năng mà các em có rất hạn chế, các em chủ yếu học, bắt chước giáo viên của mình. Giáo viên nên coi trọng phần dạy kĩ năng cho các em, không nên quá coi trọng về kiến thức, chỉ nên dạy đủ mục tiêu sách giáo khoa đưa ra tránh gây quá tải kiến thức.

Giáo viên nên tận dụng tối đa thời gian gần gũi, trò chuyện với học sinh, tránh gây cảm gác “hẫng” cho các em khi các em rời vòng tay quan tâm của các giáo viên mầm non. Việc tạo dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện với học sinh được nghiên cứu ở phần trên của khóa luận cho thấy có tác động rất tích cực trong việc giúp các em khắc phục những khó khăn tâm lí

Quan sát học sinh giao tiếp với nhau để phát hiện ra các vấn đề có thể nảy sinh gây ảnh hưởng không tốt tới tâm lí của các em.

Đánh giá học tập của học sinh không nên quá chú trọng tới điểm số, tránh gây áp lực học tập với các em. Do rất nhiều lí do ( bệnh thành tích, yêu cầu của cha mẹ học sinh…), không ít giáo viên coi trọng điểm số của học sinh. Để giúp cho điểm số của các em tăng lên, nhiều giáo viên chọn phương án ép các em học thêm hay giao nhiều bài tập về nhà. Cách làm này đối với một số học sinh cũng góp phần tăng điểm số của các em. Tuy nhiên đa phần học sinh đều cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí sức học của các em còn giảm sút do chán nản với việc suốt ngày phải học. Theo đề xuất của chúng tôi, để khắc phục điều này, thay vì bắt trẻ học thêm và cho bài tập về nhà quá tải, giáo viên nên khuyến khích trẻ tự học bằng những lời động viên, khen thưởng. Giáo viên có thể dành thời gian giúp các em nắm được cách học hiệu quả: lắng nghe cô giảng bài, giúp trẻ biết cách cầm bút đúng, để tâm nhiều hơn đến việc ngồi đúng tư thế, giữ khoảng cách phù hợp giữa vở và mắt, cho trẻ tham gia nhiều các hoạt động đòi hỏi sự vận động trí óc, các trò chơi khám phá đòi hỏi khả năng suy nghĩ, sáng tạo.

2.3 Đối với gia đình

Phụ huynh có con đi học lớp 1 cần có những kiến thức nhất định về sự chuẩn bị cho trẻ đến trường. Trong thời điểm này, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho trẻ, ngoài quần áo, đồ dùng học tập... thì việc tạo cho trẻ một tâm lý sẵn sàng là rất quan trọng. Hãy nói với trẻ biết trước về môi trường mới, thầy cô mới, nội dung học tập mới, những khó khăn cũng như thuận lợi nhất định để trẻ tập làm quen ngay ở nhà. Đồng thời nếu có điều kiện cha mẹ cũng nên cho trẻ làm quen với môi trường học tập mới trong dịp hè, như cho trẻ đến trường để thăm quan, làm quen với anh chị lớn tuổi hơn, tập thói quen chấp hành nội quy...

Chuẩn bị những kĩ năng sống cho trẻ: Cha mẹ nên cho con tham gia các chương trình kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ. Việc học kiến thức là vô cùng cần

thiết, song đan xen vào đó cha mẹ nên dành thời gian dạy con những kỹ năng sống cơ bản, hoặc đưa con tới tham gia các khóa học kỹ năng sống tại các trung tâm. Tại đây, các con sẽ được vui chơi, trò chuyện với các bạn cùng độ tuổi. Trải nghiệm và học hỏi thông qua các tình huống thực tế, các chương trình dã ngoại, hoạt động ngoại khóa…Cha mẹ cũng đừng chờ đợi tới dịp hè mới cho con tham gia các khóa học kỹ năng sống. Việc dạy kỹ năng cho con cần phải thực hiện trong thời gian dài vì qua đó các con mới có sự thẩm thấu kiến thức và trải nghiệm cảm xúc thực sự của bản thân. Mỗi khóa học kỹ năng sống kéo dài từ 2-3 tháng, sẽ giúp các con của bạn vững vàng hơn, đó cũng là hành trang đầy đủ để con bạn bước vào khoảng trời mới.

Nhiều cha mẹ lo lắng cho việc đọc, viết của con mình khi trẻ vào lớp 1. Nhiều người đã tìm đến giải pháp cho con mình đi học trước ở các trung tâm hay thuê gia sư dạy trẻ đọc, viết trước.Việc làm này không có gì sai và nó phù hợp với tâm lí không muốn con mình thua bạn, kém bè khi đến lớp. Tuy nhiên, việc cho trẻ đi học trước cũng có thể gây cho trẻ không tập trung khi học trên lớp do trẻ đã biết trước. Về lâu dài, nó gây ảnh hưởng không tốt đến việc tiếp thu và thói quen học tập của trẻ trên lớp. Các nhà giáo dục đã chỉ ra rằng, khó khăn của các bé khi vào lớp 1 không phải là học chữ, học tính, học đọc, học viết… mà là học cách hoà nhập với môi trường mới, hoạt động mới – môi trường hoạt động học tập là chủ đạo. Vì thế, một trong những yêu cầu quan trọng để giúp trẻ vào học tốt chương trình tiểu học, các bậc cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ các điều kiện về thể chất, trí tuệ, tình cảm - xã hội, ngôn ngữ, một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập chứ không phải những kiến thức mà trẻ sẽ được học từ việc giảng dạy của giáo viên trên lớp. Ngoài ra ngay khi trẻ còn học mầm non, cha mẹ có thể kết hợp với giáo viên để biết cách dạy trẻ phát âm 29 chữ cái trong chương trình mẫu giáo, làm quen với các mẫu chữ in thường, viết thường, in hoa để trẻ không bị động trong việc học chữ.

Cha mẹ cần dạy các bé biết cách ứng xử với mọi người xung quanh, lễ phép, kính trọng người lớn để trẻ thích ứng với những quan hệ xã hội ở nhà trường.

Tạo cho trẻ một góc học tập gọn gàng, đẹp mắt, phù hợp với điều kiện sẵn có của mình nhằm giúp trẻ thích thú đối với việc ngồi vào bàn học. Giúp trẻ chọn lựa sách, đọc sách cho trẻ nghe và trẻ có thể “đọc vẹt” sách, nhưng việc đọc như thế có một ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết cho việc học đọc sau này. Giúp trẻ diễn đạt điều mình muốn nói một cách mạch lạc, rõ ràng.

Tạo cho trẻ thói quen tự lập và khuyến khích trẻ tự học: Phụ huynh cũng cần tạo cho trẻ thói quen tự lập bằng cách khuyến khích trẻ thực hiện trọn vẹn vài việc nhà đơn giản, tự tạo thời gian biểu học tập, vui chơi và nghiêm túc thực hiện thời gian biểu ấy. Có thể dẫn trẻ đến thăm trường tiểu học và chỉ cho trẻ biết các phòng, lớp học, sân chơi; nói cho trẻ những điều mới lạ sẽ được học ở đó để trẻ có mong muốn được đi học…

Cha mẹ nên tập thói quen chia sẻ cùng trẻ . Những ngày đầu, khi trẻ từ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 trường tiểu học uy nỗ đông anh hà nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)