Các giai đoạn nghiên cứu thực tiễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 trường tiểu học uy nỗ đông anh hà nội (Trang 32)

2.3.2.1 Thiết kế bảng hỏi:

Thu thập ý kiến

- Mục đích: Hình thành nội dung bảng hỏi và các dự kiến diễn biến nghiên cứu.

- Phương pháp: Thăm dò ý kiến chuyên gia và nghiên cứu tài liệu.

- Khách thể: Phụ huynh học sinh và các giáo viên chủ nhiệm 2 lớp 1D, 1E cùng các giáo viên đã giảng dạy lớp 1.

Điều tra thử:

- Mục đích: Xác định độ tin cậy của các thang đo trong bảng hỏi và tiến hành chỉnh sửa cho phù hợp.

- Phương pháp: Điều tra bằng bảng hỏi cá nhân, trò chuyện và thống kê toán học.

- Khách thể nghiên cứu: 30 học sinh, 15 phụ huynh và 2 giáo viên chủ nhiệm 2 lớp 1D, 1E.

2.3.2.2 Điều tra chính thức:

- Mục đích: Thu thập thông tin chính xác về: thực trạng khó khăn tâm lí của học sinh đầu lớp 1; đánh giá của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh về khó

khăn tâm lí của học sinh đầu lớp 1; tìm ra mối tương quan giữa những nhân tố dẫn đếnkhó khăn tâm lí của học sinh lớp 1; trí tuệ của các em ở một thời điểm nhất định khi trẻ bắt đầu đi học lớp 1.

- Phương pháp: Sử dụng bảng hỏi cá nhân và phiếu trắc nghiệm cá nhân. - Khách thể: 96 học sinh, 2 giáo viên, 4 giáo viên bộ môn và 96 phụ huynh học sinh của 2 lớp 1D, 1E.

2.3.2.3 Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung và quan sát

- Mục đích: Thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu được.

- Phương pháp: Trò chuyện, phỏng vấn, quan sát

- Khách thể: 20 học sinh lớp 1, 10 phụ huynh học sinh, 2giáo viên chủ nhiệm và 4 giáo viên dạy bộ môn của 2 lớp 1D, 1E.

2.3.2.4 Thực nghiệm sư phạm

- Mục đích: Khẳng định hiệu quả các biện pháp tác động nhằm hạn chế khó khăn tâm lí cho trẻ lớp 1.

- Phương pháp: Tác động tâm lí từ phía gia đình và nhà trường tới 49 học sinh; đối chiếu kết quả với 47 học sinh còn lại; trò chuyện.

- Khách thể: 96 học sinh của 2 lớp 1D, 1E. 2.4 Các phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu các tài liệu của các tác giả liên quan đến vấn đề khó khăn tâm lí và khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1, tìm hiểu những luận điểm, kết luận về các vấn đề này. Từ đó có các cơ sở khoa học để đưa ra các giả thiết, kết luận của đề tài đồng thời giải thích nguyên nhân gây ra các vấn đề đó. 2.4.2 Phương pháp quan sát

Chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát trong quá trình đi vào điều tra. Bằng phương pháp quan sát, chúng tôi thu được các nhận xét, kết luận mang tính khách quan về khó khăn của học sinh lớp 1D và 1E.

2.4.3 Phương pháp thống kê, tính toán

Sử dụng phương pháp thống kê, tính toán để từ những số liệu thu được sẽ tạo ra cơ sở dữ liệu phân loại và đưa ra kết luận chính xác.

2.4.4 Phương pháp trắc nghiệm

Phương pháp trắc nghiệm được sử dụng trong quá trình thu thập số liệu với ssos lượng khách thể quá lớn. Trong đó, chúng tôi sử dụng phương pháp này trong quá trình tìm ra mức độ khó khăn, nguyên nhân và tác dụng của các biện pháp thử nghiệm.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 3.1 THỰC TRẠNG KKTL CỦA HỌC SINH ĐẦU LỚP 1

Để phân loại mức độ khó khăn tâm lí của học sinh chúng tôi nghiên cứu, chúng tôi đưa ra các mặt biểu hiện khó khăn tâm lí bao gồm:

- Hành vi thực hiện nội quy trường học và nề nếp học tập - Hành vi thực hiện các hoạt động học tập

- Hoạt động giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ trong trường học

Trong đó, với đối tượng nghiên cứu là học sinh thuộc hai lớp 1D và 1E trường Tiểu học Uy Nỗ phát hiện ra rằng khó khăn của học sinh lớp 1tập trung chủ yếu trong việc thực hiện nội quy và nề nếp trường học, thực hiện các hoạt động học tập và thái độ của các em đối với học tập. Khó khăn trong giao tiếp chỉ xuất hiện khoảng nửa tháng đầu học kì I và được giáo viên khắc phục khá tốt.

Dựa vào % số lượng trẻ gặp phải khó khăn, chúng tôi phân loại các mức độ khó khăn gồm 4 mức độ: thấp, trung bình, khá cao và cao. Trong đó tiêu chí phân loại:

Mức độ thấp: Từ 0-15% trẻ gặp khó khăn

Mức độ trung bình: Từ 16-25% trẻ gặp khó khăn Mức độ khá cao: Từ 26-45% trẻ gặp khó khăn Mức độ cao: Trên 45% trẻ.

Để tìm hiểu thực trạng khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 một cách khái quát, chúng tôi sử dụng bảng hỏi dành cho 2 giáo viên chủ nhiệm, 4 giáo viên bộ môn, kết quả thu được như sau:

Bảng 1: Thống kê biểu hiện khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1

STT Biểu hiện khó khăn tâm lí % Xếp thứ

1 Thực hiện các yêu cầu học tập 83,3 1

2 Thực hiện nội quy nề nếp 50,0 2

3 Sử dụng các đồ dùng học tập, sách vở 33,3 3

4 Giao tiếp với bạn bè 33,3 3

5 Giao tiếp với giáo viên 16,7 4

6 Tham gia các hoạt động khác 33,3 3

Như vậy, theo số liệu bảng 1 thì đa số giáo viên cho rằng trẻ gặp khó khăn tâm lí trong việc thực hiện các yêu cầu học tập (83,3% lựa chọn) sau đó là việc thực hiện nội quy nề nếp. Việc sử dụng các đồ dùng học tập, tham gia các hoạt động hoặc giao tiếp với giáo viên đều ở mức trung bình và không đáng lo ngại. 3.1.2 Thực trạng khó khăn tâm lí qua việc tự đánh giá của học sinh lớp 1

Để thu thập được các số liệu phục vụ cho việc xếp loại và đánh giá mức độ khs khăn tâm lí của các em, căn cứ vào đối tượng là học sinh lớp 1 khả năng thực hiện các phiếu hỏi là hạn chế, chúng tôi đã sử dụng các bảng hỏi dạng trắc nghiệm khoanh chữ cái, điền dấu đơn giản, phù hợp với các em. Kết quả thu được bảng số liệu như sau:

Bảng 2: Bảng thống kê số liệu biểu hiện khó khăn tâm lí trong học tập của học sinh lớp 1 ( số liệu thu được từ học sinh)

STT Khó khăn trong học tập Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên 1 Đọc, viết, làm toán không theo kịp hướng

dẫn của giáo viên

60,6 23,4 16

2 Không trả lời được các câu hỏi của các cô giáo trong các giờ học

39,1 41,6 19,3

3 Cúi sát mặt xuống vở khi viết 31,2 25,1 43,7

4 Ngồi viết sai tư thế 53,2 27,7 19,1

5 Khi viết tay cứng đờ 45 11,8 43,2

6 Khi viết ấn mạnh bút 39,7 13,2 47

7 Viết không theo kịp bạn 27,8 28,8 43,4

8 Đọc không theo kịp bạn 74,6 14 11,4

9 Làm toán không theo kịp bạn 38,9 25,1 46

Từ bảng số liệu thu thập ý kiến của các em ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng đa số trẻ đã phát hiện ra các khó khăn tâm lí trong quá trình học tập mà mình gặp phải. Từ bảng 2, chúng tôi cũng có thể rút ra được một số kết luận về những khó khăn tâm lí trong học tập mà trẻ gặp phải. Trong đó, theo khảo sát từ trẻ, thì vấn đề khó khăn trẻ hay gặp nhất là trong tập viết và làm toán. Cụ thể trẻ gặp khó khăn trong việc thực hiện các kĩ năng tập viết như tư thế cầm bút ( với % thường xuyên khi viết ấn mạnh bút là 47%, khi viết tay cứng đờ là43,2%) và tư thế ngồi viết (cúi sát mặt xuống vở khi viết (43,7%). Các khó khăn này ở mức độ khá cao tuy nhiên điều này lại hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sinh lí của trẻ 6-7 tuổi, khả năng mềm dẻo của các ngón tay chưa cao, hơn nữa trẻ mới bắt đầu quá trình tập viết nên các kĩ năng chưa có nhiều. Số trẻ gặp khó khăn trong việc viết theo kịp bạn tương đối lớn (chỉ có 27,8 % luôn luôn theo kịp bạn). Ngoài ra ta thấy số liệu tư thế ngồi viết

của các em tương đương với số liệu thu được về khả năng viết theo kịp các bạn cho thấy tư thế ngồi viết có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ viết. Trẻ có tư thế ngồi viết đúng sẽ hoàn thành kịp bài viết và ngược lại, những trẻ có tư thế ngồi viết sai thường không viết theo kịp các bạn khác.

Điều đáng nói là trong quá trình tập viết, đa số các em không viết theo kịp bạn nhưng lại theo kịp cô giáo. Có thể lí giải về sự chênh lệch này bằng việc phân bố thời gian trong quá trình tập viết của giáo viên để phù hợp với các em. Thông thường giáo viên lớp 1 sẽ dựa vào khả năng tốc độ viết của toàn bộ học sinh trong lớp sau đó căn chỉnh thời gian hợp lí sao cho đa số học sinh trong lớp viết kịp nhau. Cũng trong bảng này cho thấy các trẻ đều cho rằng mình đọc khá tốt ( chỉ 8,2% là thường xuyên đọc không theo kịp bạn), số liệu thu được của cột “đọc không theo kịp bạn” thu được trong điều kiện trẻ đọc đồng thanh. Trẻ dựa vào việc mình đọc không lạc giọng so với các bạn để trả lời cho thấy số liệu này tương đối chính xác và có thể dùng để khẳng định khả năng đọc của học sinh 2 lớp 1D, 1E là tương đối tốt. Trong khi khả năng đọc, viết của trẻ tương đối tốt thì khả năng làm toán của trẻ chỉ ở mức trung bình ( 38,3% không theo kịp bạn ) cho thấy khả năng tư duy của trẻ còn hạn chế. Trẻ thực hiện các thao tác tính toán, tư duy kém hơn khả năng bắt chước, ghi nhớ mặt chữ và ghi nhớ âm thanh.

Bảng 3: Thống kê khó khăn trong việc thực hiện nội quy, nề nếp trường học (%) ( số liệu từ học sinh)

STT Khó khăn trong thực hiện nội quy, nề nếp trường học Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên 1 Đi học muộn 76,0 16,7 7,3 2 Quên đồ dùng học tập, sách vở 77,1 13,5 9,4 3 Không mặc đồng phục 86,4 9,4 4,2

4 Nói leo, mất trật tự trong giờ 76 17,7 6,3

5 Xếp hàng chậm 64,5 24,0 11,5

6 Sau giờ ra chơi không vào lớp ngay 58,4 26,0 15,6

7 Ngủ gật trong giờ 90,6 7,3 2,1

8 Nói chuyện riêng 40,6 40,6 18,8

9 Làm hỏng các đồ dùng trong lớp ( bàn ghế, đồ dùng học tập cô phát,…)

93,8 5,2 1,0

10 Vẽ bậy, vứt rác ra lớp, trường 67,7 28,1 4,2

Từ bảng 3 có thể nhận thấy rằng, việc trẻ gặp khó khăn tâm lí trong việc thực hiện nội quy, nề nếp học tập ở mức độ thấp, phù hợp với bảng đánh giá chung ( Bảng 1) đã đưa ra. Trong đó, trẻ hay gặp nhất là nói chuyện riêng trong giờ (40,6% tự nhận là không bao giờ nói chuyện riêng trong lớp), sau giờ ra chơi không vào lớp ngay (58,4% luôn vào lớp sau tiếng trống) và xếp hàng chậm (64,5% nhanh chóng xếp hàng khi có hiệu lệnh). Khi được hỏi về nguyên nhân vì sao trong lớp học lại nói chuyện riêng, một số em đưa ra lí do: “do bạn bên cạnh nói trước” hay con chỉ hỏi mượn bạn cục tẩy mà cô lại nhắc con nói chuyện riêng”…. Nhìn chung, trẻ vẫn chưa hiểu được việc trẻ nói chuyện riêng trong giờ hay không và như thế nào là nói chuyện riêng trong giờ. Trẻ chỉ dựa vào những đánh giá từ phía giáo viên và cho rằng mình mắc lỗi, đôi khi trẻ vẫn không chịu thừa nhận lỗi của mình. Ngoài ra, một xu hướng chung trong trẻ là thích được giao lưu, truyện trò cùng bạn trong giờ học như một việc làm thay thế cho hoạt động vui chơi , chạy nhảy mà trong lớp học, trẻ không được cho phép. Nguyên nhân của việc trẻ xếp hàng chậm và sau giờ ra chơi không vào lớp ngay lại có những nguyên nhân tương đối giống nhau. Trong những trẻ thường xuyên mắc hai lỗi này, các em đều đưa ra các lí do như do phải đi vệ sinh, rửa tay, đi vứt rác,…. Các lí do các em

đưa ra chứng tỏ học sinh đã quen với việc trống báo hiệu như một câu nhắc nhở trẻ làm các công việc cá nhân trước khi vào lớp hơn là trống báo hiệu vào lớp hay báo hiệu xếp hàng. Việc quên đồ dùng học tập và đi học muộn tuy chiếm % thấp nhưng cho thấy việc quan tâm của một số phụ huynh chưa nhiều vì những việc này, đa phần đều phụ thuộc vào phụ huynh học sinh ( cha mẹ đưa con đến trường, học kì I soạn sách vở cho con) . Các biểu hiện khó khăn tâm lí trong việc thực hiện nội quy, nề nếp còn lại có % tương đối thấp và không đáng lo ngại.

Ngoài ra còn một số trường hợp khó khăn khác trong việc thực hiện nội quy và nề nếp sinh hoạt, học tập như em Nguyễn Khánh Chi, Vũ Trung Hiếu (1E) nói rằng mình thường xuyên ăn chậm hơn các bạn. Đa số học sinh qua khảo sát từ phía các em đều có thể kể ra ít nhất một khó khăn mình gặp phải trong quá trình đến trường. Tuy nhiên các khó khăn mà các em kể ra đều có đặc điểm chung đó là do được giáo viên nhắc nhở.

Bảng 4:

Thống kê số liệu biểu hiện khó khăn tam lí trong giao tiếp của học sinh lớp 1 (%)

STT Biểu hiện trong giao tiếp Có Không

* Trong giao tiếp với giáo viên

1 Sợ thầy cô giáo 3,1 96,9

2 Sợ hãi khi bị thầy cô nhắc nhở 37,5 62,5

3 Không thích đến lớp khi bị thầy cô mắng 11,5 88,5

4 Không dám giơ tay phát biểu ý kiến 12,5 87,5

5 Không thích nói chuyện với cô giáo 0.0 100

6 Không dám hỏi cô khi không biết 17,7 82,3

1 Không thích chơi chung với bạn 5,2 94,8

2 Bạn không thích chơi với mình 22,9 77,1

3 Thích cãi nhau, đánh nhau, xô đẩy, trêu chọc bạn 7,3 92,7

4 Không thích nói chuyện với bạn 4,2 95,8

5 Không thích cho bạn mượn đồ dùng học tập, sách vở 18,8 81,2

6 Không thích giúp đỡ bạn 11,6 88,4

* Trong các hoạt động chung

1 Tham gia văn nghệ 96,9 3,1

2 Chơi trò chơi 100,0 0,0

Bảng 4 cho thấy mức độ khó khăn trong giao tiếp của trẻ qua ý kiến thu thập từ các em ở mức độ thấp. Trẻ gặp rất ít khó khăn trong quá trình giao tiếp và thiết lập các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè. Cụ thể, trong 96 học sinh được hỏi thì chỉ có 3 (chiếm 3,1%) học sinh nói rằng mình sợ cô giáo cho thấy trẻ lớp 1 có mối quan hệ rất tốt với giáo viên, có thể do các em đã quen với việc coi giáo viên là người mẹ thứ 2 của mình khi ở trường. Tuy nhiên, việc yêu quý giáo viên không đồng nghĩa với việc các em có thể tự do bày tỏ ý kiến của mình (không dám hỏi cô khi không biết (17,7%), không dám giơ tay phát biểu (12,5%)) hay lo sợ khi bị cô mắng, nhắc nhở (37,5%),trả lời sai câu hỏi của cô. Thậm chí có đến 11 học sinh cho biết không thích đến lớp nếu như bị thầy cô mắng. Từ đây có thể thấy rằng giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến các biểu hiện trong giao tiếp của trẻ.

Trong giao tiếp giữa học sinh với học sinh , biểu hiện khó khăn tâm lí cũng ở mức độ trung bình. Khoảng 22,9% trẻ cho rằng các bạn không thích chơi với mình tuy nhiên chỉ 5,2% không thích chơi chung với bạn và 4,2% không thích nói chuyện với bạn cho thấy khả năng hòa đồng của trẻ với các bạn tương đối cao và xu hướng tạo lập mối quan hệ với bạn bè theo chiều hướng tích cực. Ví dụ như

trường hợp của em Phan Trường Vũ (1D) cho rằng các bạn không muốn chơi với mình trong khi em rất muốn tham gia chơi với các bạn, khi được hỏi lí do thì em nói rằng “các bạn bảo con hay nghịch đồ của các bạn nên không ai muốn chơi cùng con”. Một số liệu khác được nêu trong bảng đó là “trẻ không thích cho bạn mượn đồ dùng học tập” và “ không thích giúp đỡ bạn chiếm một phần đáng kể trong số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 trường tiểu học uy nỗ đông anh hà nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)