Chuẩn bị của gia đình cho trẻ vào lớp1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 trường tiểu học uy nỗ đông anh hà nội (Trang 56)

Trong quá trình điều tra, đa số các bậc phụ huynh (98,6%) đã nhận thức rõ đc tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi đến trường. Tuy nhiên, khi được hỏi chuẩn bị tâm lý là chuẩn bị những gì thì các bậc phụ huynh lại trả lời chung chunng, chưa đầy đủ, thiếu chính xác, thậm chí có người còn nhầm

lẫn giữa nội dung và hình thức, tỉ lệ lựa chọn thấp, thậm chí rất thấp. Số liệu thể hiện ở bảng:

Bảng 10:

Thống kê những yếu tố tâm lí cần chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 ( số liệu từ phụ huynh học sinh)

Qua điều tra cho thấy cha mẹ học sinh của cả 2 lớp đều có việc làm ổn định và thu nhập tương đối trong đó tỉ lệ kinh doanh chiếm phần lớn. Tuy nhiên trình độ văn hóa giữa các phụ huynh là không đồng đều. Việc chuẩn bị cho các em và lớp 1 do đó cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Với việc chuẩn bị về vật chất (đồ dùng học tập, sách vở, đồng phục trường…) hay thể chất cho trẻ thì hầu hết các bậc phụ huynh thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó, việc tìm hiểu tâm lí trẻ và chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 lại không được quan tâm nhiều và thực hiện chưa được tốt. Trong đó, việc tạo cho trẻ hứng thú đi học, mong muốn trở thành một người học sinh là vô cùng quan trọng và cần thiết nhưng chỉ có 37,0% người lựa chọn. Đây chính là nguyên nhân khiến một số trẻ đến lớp học trong trạng thái nghĩa vụ, cha mẹ bắt đi học nên đi hay học để được thưởng…. Trẻ không có hứng

STT Những yếu tố tâm lý cần chuẩn bị %

1 Hứng thú đi học, mong muốn trở thành một người học sinh 37,0 2 Ngôn ngữ (phát triển đén mức sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ) 82,6

3 Khả năng nhận thức 90,2

4 Hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh 17,4

5 Khả năng định hướng không gian, thời gian 20,6

6 Khả năng ứng xử với mọi người 13,0

thú với lớp học nên thường không tập trung trong các bài học dẫn đến việc học không hiệu quả.

Trong bảng ta thấy phụ huynh rất quan tâm tới việc phát triển khả năng nhận thức và ngôn ngữ của con mình. Trong số phụ huynh được hỏi, có đến 65,6% phụ huynh đồng ý với quan điểm cho con em mình đi học trước khi vào lớp 1. Nhiều phụ huynh đã tận dụng những tháng hè trước khi trẻ vào lớp 1 cho trẻ tới các trung tâm luyện chữ để con em họ học trước những gì cần học ở lớp 1. Việc làm này không sai, tuy nhiên nó lại như con dao hai lưỡi vì một mặt trẻ có thể làm quen trước với những kiến thức mà trẻ sẽ học khi vào lớp 1, mặt khác nó có thể ảnh hưởng đến thái độ của trẻ trong học tập khi trẻ chủ quan cho rằng mình đã biết hết rồi nên không cần học. Theo các chuyên gia, không phải hễ cứ em nào học trước đều là học sinh giỏi. Một số được học trước nên chủ quan, chán học vì phải học lại những điều đã biết rồi, một số khác lúc đầu tỏ ra rất vững vàng vì đã có sẵn một số vốn tri thức, nhưng về sau lên lớp trên lại không có gì xuất sắc, vì các em không nắm được phương thức của hoạt động học tập. Ngoài ra một số em do học trước những tri thức không chính xác nên phải mất một thời gian để cải tạo lại, mà việc học đi không bằng học lại, khó khăn, vất vả vô cùng [tr.406 – Nguyễn Ánh Tuyết, Giáo dục mầm non những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm, 2004].

Ngoài ra cha mẹ học sinh cũng chưa thực sự quan tâm tới việc giao tiếp của trẻ, việc chuẩn bị cho trẻ các kĩ năng trong giao tiếp còn rất hạn chế trong khi trẻ vừa chuyển từ một đứa trẻ trở thành một học sinh độc lập, ít dựa dẫm vào bố mẹ thì việc chuẩn bị này là vô cùng cần thiết.

- Kỹ năng tự chăm sóc cho bản thân, tự bảo vệ mình; rèn luyện thói quen tự lập trong cả suy nghĩ và cuộc sống:

- Kỹ năng hòa đồng và thân thiện trong môi trường bạn bè mới - Kỹ năng tự giác trong học tập, lập thời gian biểu cá nhân.

- Kỹ năng vượt qua sự ngại ngùng, nỗi sợ hãi, giúp các con thấy được niềm vui mới ở trường học.

- Kỹ năng tập trung, rèn luyện tính kỉ luật.

- Kỹ năng tự tin trước đám đông, mạnh dạn và tư duy nhanh nhạy. và những trải nghiệm cảm xúc cần thiết cho trẻ:

- Trải nghiệm giá trị của tình yêu thương, sự quan tâm của cha mẹ - Học cách nói lời cảm ơn và xin lỗi

- Trải nghiệm sự sẻ chia, khám phá giá trị bản thân…

- Trải nghiệm những niềm vui tập thể, sự cố gắng cùng nhau vượt qua khó khăn.

Việc chuẩn bị không tốt các kĩ năng giao tiếp, ứng xử với những người xung quanh khiến trẻ trở lên vụng về trong tạo lập mối quan hệ với bạn bè, thầy cô; trẻ sống khép kín và ích kỉ. Chính vì vậy, những trẻ thay vì tham gia các lớp luyện chữ bằng các khóa học ngắn về kĩ năng mềm có khó khăn trong giao tiếp ít hơn nhiều so với những trẻ không tham gia. Thông qua việc giúp các em có những trải nghiệm cảm xúc, các em sẽ mạnh dạn và biết yêu thương, sẻ chia và đoàn kết trong các mối quan hệ với thầy cô, cha mẹ, bạn bè.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 trường tiểu học uy nỗ đông anh hà nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)