Tác động của nhân tố khách quan đến những khó khăn tâm lí của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 trường tiểu học uy nỗ đông anh hà nội (Trang 53)

3.2.2.1 Mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh

Nói đến vai trò của giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục học sinh, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của nó. “Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng làm công tác quản lí toàn diện lớp học, là người quyết định đến thành công hay thất bại công tác giáo dục trong nhà trường. Là người trực tiếp theo dõi những biến đổi tâm tư, nguyện vọng và tình cảm của

mỗi học sinh nên giáo viên chủ nhiệm đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ tập thể học sinh” . Ngoài ra, họ còn là người “gần gũi hàng ngày với học sinh, nắm vững hoàn cảnh gia đình, tính cách, sở thích, năng khiếu, hạn chế cũng như quá trình rèn luyện của học sinh vì thế hiệu quả giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh chủ nhiệm sẽ cao hơn so với các lực lượng giáo dục khác”.

Nhìn chung qua việc khảo sát thấy rằng mối quan hệ của giáo viên với học sinh rất tốt, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Khi trẻ bắt đầu bước chân vào lớp 1, có một số học sinh còn chưa quen với trường lớp mới, bạn mới, giáo viên mới, nhiều học sinh không thực sự hòa nhập với lớp. Trẻ đến trường trong tình trạng không quan tâm tới bất kì ai. Thậm chí mắc vào tình trạng gần giống với trẻ tự kỉ: trẻ ngồi yên lặng trong giờ, không dám đến gần cô giáo hoặc không chạy ra chơi cùng bạn. Tuy nhiên số lượng trẻ gặp tình trạng này trong một lớp cũng không nhiều (đối với lớp 1E là 5 học sinh trong đó có 3 học sinh được gia đình xác nhận là mắc bệnh tự kỉ, lớp 1D khoảng 4 học sinh).

Tuy nhiên tình trạng đó cũng chỉ kéo dài trong khoảng nửa tháng đầu của học kì I. Với sự quan tâm, gần gũi và sự nhạy bén của giáo viên chủ nhiệm, các em đã gần gũi với giáo viên hơn. Theo sự chia sẻ của cô Nguyễn Thị Hà là giáo viên chủ nhiệm lớp 1E thì việc gần gũi của giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng giúp các em mau chóng hòa nhập vào môi trường mới này. Khi mới nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm thường nắm bắt tình hình những trường hợp đặc biệt thông qua phụ huynh kết hợp việc quan sát trên lớp, cô đã lên kế hoạch cụ thể với từng đối tượng. Với các học sinh này, cô chú ý quan tâm các em hơn, thường xuyên khuyến khích các em tham gia các hoạt động trong lớp, mở đầu là việc tham gia hát đồng ca trong giờ sinh hoạt, yêu cầu học sinh đi thu vở của các bạn hay gọi trả lời những câu hỏi tương đối dễ trong giờ giúp các em tự tin hơn. Ngoài ra cô còn thường xuyên nói chuyện với các em trong giờ ra chơi, hỏi các em những chuyện diễn ra

hàng ngày của các em, khuyến khích các em nói bằng việc lắng nghe các em tâm sự những chuyện xung quanh các em. Đặc biệt với các học sinh mắc bệnh tự kỉ, cô còn tác động vào những học sinh khác giúp đỡ bạn mình bằng cách khuyến khích các em rủ bạn cùng tham gia chơi trò chơi hay giờ ra chơi cô và trò cùng ngồi nói chuyện. Cô cũng đặc biệt lưu ý hạn chế dùng những từ ngữ quá nặng nề với các em vì lứa tuổi này rất dễ bị tổn thương, các em cần nhất là những lời động viên, nhẹ nhàng như mẹ dành cho con vậy. Ngoài ra cô còn lưu ý nghiêm cấm các hành vi bạo lực học đường vì nó sẽ trở thành nỗi ám ảnh với các em gây ra cảm giác sợ hãi, xa lánh giáo viên.

Với những trẻ gặp khó khăn trong học tập, trái với việc thúc ép các em học thêm hay giao nhiều bài tập cho các em, giáo viên thường giúp các em tiến bộ bằng cách thường xuyên cho các em đọc lại sau khi đã đọc đồng thanh cùng các bạn với môn Tiếng Việt hay cho các em kiểm tra bài của các bạn xem các bạn xem các bạn làm đúng hay chưa. Các biện pháp này đều được thực hiện trong giờ học và cũng rất nhẹ nhàng với các em. Tuy nhiên nó lại khá tốt trong việc kích thích các em học tập, giúp các em đọc tốt hơn và hạn chế lỗi sai trong khi làm bài.

Về khó khăn trong việc thực hiện nội quy và nề nếp học tập, sinh hoạt, các giáo viên cho biết, do các em còn nhỏ nên việc sắp sách vở, đồ dùng học tập trong học kì I do cha mẹ học sinh thực hiện. Khi chuyển sang kì II, các em mới biết đọc và tự soạn sách vở cho mình. Học sinh chủ yếu gặp khó khăn trong việc nhớ các dụng cụ học tập hoặc mang nhầm sách. Với vấn đề này, giáo viên thường nhắc nhở phụ huynh lưu ý con em mình, ngoài ra giáo viên còn nhắc nhở trực tiếp và cho các em ghi vào vở ghi chép để tránh lần sau quên. Nhờ vậy mà tình trạng quên đồ dùng hay đi học muộn rất ít khi xảy ra.

Ngoài ra, đầu năm học thường xuyên xảy ra tình trạng học sinh nói leo, gây mất trật tự trong giờ học do các em vẫn quen với cách học tự do ở mẫu giáo. Cô Vũ Thị Hà cho biết việc khắc phục khó khăn này cho các em tương đối khó do nó đã trở thành thói quen của các em. Việc nhắc nhở thường xuyên cũng chỉ phát huy được tác dụng nhất định. Một số học sinh đã bắt đầu đi vào nề nếp mới, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều em vẫn còn nói tự do hay nghịch trong giờ. Cô cho rằng việc khắc phục những khó khăn này của các em cần một thời gian tương đối dài. Việc uốn nắn các em vào một quy củ, tạo cho các em một thói quen sinnh hoạt có nề nếp phải được tiến hành đồng thời từ cả phía giáo viên và gia đình trong đó vai trò của giáo viên là chủ đạo. Cô cũng cho biết thêm, để khắc phục nhược điểm này của các em, ngoài việc nhắc nhở còn cần kết hợp một số hình phạt, giáo viên cũng nên chủ động trò chuyện giúp các em hiểu được việc làm của các em là sai, nó làm ảnh hưởng đến các bạn khác và một học sinh như thế là chưa ngoan.

Nhìn chung, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh có tác dụng rất lớn trong việc giúp các em vượt qua những khó khăn tâm lí. Mối quan hệ càng tốt thì khả năng thành công càng cao. Trong đó “những giáo viên có nhiệt tình, thiện ý, luôn lắng nghe, quan tâm, giúp đỡ học sinh, tôn trọng nhân cách của họ, thể hiện phong cách trong giao tiếp thường dễ dàng thiết lập được mối quan hệ tốt với học sinh và thường đạt kết quả cao trong hoạt động sư phạm”.

3.2.2.2 Chuẩn bị của gia đình cho trẻ vào lớp 1

Trong quá trình điều tra, đa số các bậc phụ huynh (98,6%) đã nhận thức rõ đc tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi đến trường. Tuy nhiên, khi được hỏi chuẩn bị tâm lý là chuẩn bị những gì thì các bậc phụ huynh lại trả lời chung chunng, chưa đầy đủ, thiếu chính xác, thậm chí có người còn nhầm

lẫn giữa nội dung và hình thức, tỉ lệ lựa chọn thấp, thậm chí rất thấp. Số liệu thể hiện ở bảng:

Bảng 10:

Thống kê những yếu tố tâm lí cần chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 ( số liệu từ phụ huynh học sinh)

Qua điều tra cho thấy cha mẹ học sinh của cả 2 lớp đều có việc làm ổn định và thu nhập tương đối trong đó tỉ lệ kinh doanh chiếm phần lớn. Tuy nhiên trình độ văn hóa giữa các phụ huynh là không đồng đều. Việc chuẩn bị cho các em và lớp 1 do đó cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Với việc chuẩn bị về vật chất (đồ dùng học tập, sách vở, đồng phục trường…) hay thể chất cho trẻ thì hầu hết các bậc phụ huynh thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó, việc tìm hiểu tâm lí trẻ và chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 lại không được quan tâm nhiều và thực hiện chưa được tốt. Trong đó, việc tạo cho trẻ hứng thú đi học, mong muốn trở thành một người học sinh là vô cùng quan trọng và cần thiết nhưng chỉ có 37,0% người lựa chọn. Đây chính là nguyên nhân khiến một số trẻ đến lớp học trong trạng thái nghĩa vụ, cha mẹ bắt đi học nên đi hay học để được thưởng…. Trẻ không có hứng

STT Những yếu tố tâm lý cần chuẩn bị %

1 Hứng thú đi học, mong muốn trở thành một người học sinh 37,0 2 Ngôn ngữ (phát triển đén mức sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ) 82,6

3 Khả năng nhận thức 90,2

4 Hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh 17,4

5 Khả năng định hướng không gian, thời gian 20,6

6 Khả năng ứng xử với mọi người 13,0

thú với lớp học nên thường không tập trung trong các bài học dẫn đến việc học không hiệu quả.

Trong bảng ta thấy phụ huynh rất quan tâm tới việc phát triển khả năng nhận thức và ngôn ngữ của con mình. Trong số phụ huynh được hỏi, có đến 65,6% phụ huynh đồng ý với quan điểm cho con em mình đi học trước khi vào lớp 1. Nhiều phụ huynh đã tận dụng những tháng hè trước khi trẻ vào lớp 1 cho trẻ tới các trung tâm luyện chữ để con em họ học trước những gì cần học ở lớp 1. Việc làm này không sai, tuy nhiên nó lại như con dao hai lưỡi vì một mặt trẻ có thể làm quen trước với những kiến thức mà trẻ sẽ học khi vào lớp 1, mặt khác nó có thể ảnh hưởng đến thái độ của trẻ trong học tập khi trẻ chủ quan cho rằng mình đã biết hết rồi nên không cần học. Theo các chuyên gia, không phải hễ cứ em nào học trước đều là học sinh giỏi. Một số được học trước nên chủ quan, chán học vì phải học lại những điều đã biết rồi, một số khác lúc đầu tỏ ra rất vững vàng vì đã có sẵn một số vốn tri thức, nhưng về sau lên lớp trên lại không có gì xuất sắc, vì các em không nắm được phương thức của hoạt động học tập. Ngoài ra một số em do học trước những tri thức không chính xác nên phải mất một thời gian để cải tạo lại, mà việc học đi không bằng học lại, khó khăn, vất vả vô cùng [tr.406 – Nguyễn Ánh Tuyết, Giáo dục mầm non những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm, 2004].

Ngoài ra cha mẹ học sinh cũng chưa thực sự quan tâm tới việc giao tiếp của trẻ, việc chuẩn bị cho trẻ các kĩ năng trong giao tiếp còn rất hạn chế trong khi trẻ vừa chuyển từ một đứa trẻ trở thành một học sinh độc lập, ít dựa dẫm vào bố mẹ thì việc chuẩn bị này là vô cùng cần thiết.

- Kỹ năng tự chăm sóc cho bản thân, tự bảo vệ mình; rèn luyện thói quen tự lập trong cả suy nghĩ và cuộc sống:

- Kỹ năng hòa đồng và thân thiện trong môi trường bạn bè mới - Kỹ năng tự giác trong học tập, lập thời gian biểu cá nhân.

- Kỹ năng vượt qua sự ngại ngùng, nỗi sợ hãi, giúp các con thấy được niềm vui mới ở trường học.

- Kỹ năng tập trung, rèn luyện tính kỉ luật.

- Kỹ năng tự tin trước đám đông, mạnh dạn và tư duy nhanh nhạy. và những trải nghiệm cảm xúc cần thiết cho trẻ:

- Trải nghiệm giá trị của tình yêu thương, sự quan tâm của cha mẹ - Học cách nói lời cảm ơn và xin lỗi

- Trải nghiệm sự sẻ chia, khám phá giá trị bản thân…

- Trải nghiệm những niềm vui tập thể, sự cố gắng cùng nhau vượt qua khó khăn.

Việc chuẩn bị không tốt các kĩ năng giao tiếp, ứng xử với những người xung quanh khiến trẻ trở lên vụng về trong tạo lập mối quan hệ với bạn bè, thầy cô; trẻ sống khép kín và ích kỉ. Chính vì vậy, những trẻ thay vì tham gia các lớp luyện chữ bằng các khóa học ngắn về kĩ năng mềm có khó khăn trong giao tiếp ít hơn nhiều so với những trẻ không tham gia. Thông qua việc giúp các em có những trải nghiệm cảm xúc, các em sẽ mạnh dạn và biết yêu thương, sẻ chia và đoàn kết trong các mối quan hệ với thầy cô, cha mẹ, bạn bè.

Nhìn chung, ứng xử của bố mẹ với trẻ đi học lớp 1 là khá phù hợp, nghĩa là cách đối xử của cha mẹ đối với con ít gây ra những khó khăn tâm lí. Tuy nhiên, xét trên từng biểu hiện có những ứng xử của phụ huynh với học sinh lớp 1 chưa phù hợp. Cụ thể:

Quá quan tâm tới trẻ: Một số phụ huynh cho rằng trẻ lớp 1 cần phải quan tâm đặc biệt vì đây là thời gian trẻ bắt đầu hình thành các bước cơ bản của người học sinh, nếu không uốn nắn từ bây giờ thì trẻ sẽ đi sai hướng. Quan điểm này không sai, tuy nhiên việc quan tâm tới trẻ một cách thái quá đôi khi lại phản tác dụng. Có tới 40,1% phụ huynh trên tổng 73,9% lựa chọn phương án cần phải quan tâm tới mọi việc của trẻ một cách chặt chẽ cho thấy kết quả học tập của con mình không như mong đợi. Phụ huynh L.T.H (1D) cho biết tối nào cũng kèm con học từ 8h đến 10h đêm nhưng kết quả học tập của con chị không được tốt lắm, thậm chí chị còn mời gia sư về kèm thứ 7, chủ nhật nhưng kết quả thu được cũng không như mong đợi. Hay phụ huynh N.T.T.M (1E) nói rằng tối nào mình cũng soạn sách vở, dụng cụ học tập cho con, nhắc nhở con học bài, kèm cặp mọi lúc mọi nơi thế nhưng cứ rời mẹ ra là cháu không làm gì cả, có khi đến tận sáng hôm sau chuẩn bị đi học mẹ lại phải soạn sách vở cho con. Nhiều cha mẹ không biết rằng, việc thúc ép, kèm cặp hay quan tâm việc học của con mình học một cách thái quá đôi khi gây cho trẻ sợ hãi và chán nản trong học tập. Không phải cứ học nhiều là trẻ sẽ học giỏi mà quan trọng là cách thức phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Mặt khác, việc làm thay con mọi việc sẽ hình thành thói quen ỷ lại ở trẻ, trẻ chỉ quen dựa dẫm mà không bao giờ có thể tự giác tiến bộ.

Thờ ơ với trẻ: Trái ngược lại với cách ứng xử ở trên, một số phụ huynh lại dành ít sự quan tâm tới trẻ. Có 26,1% phụ huynh để trẻ tự học, làm việc. Trong số đó có những phụ huynh để trẻ tự giác một cách tích cực bằng việc ngay từ đầu tạo thói quen học tập và làm việc tốt cho trẻ, sau đó để trẻ tự thực hiện và phụ huynh

chỉ là người kiểm tra. Bên cạnh đó, có những phụ huynh lại để trẻ phát triển tự nhiên, nghĩa là không dành sự quan tâm nào cho trẻ, để mặc trẻ thích làm gì thì làm. Qua trò chuyện với những phụ huynh trong nhóm này thấy rằng, những trẻ được cha mẹ dạy tính tự giác có rất ít các khó khăn tâm lí. Trong khi đó, những trẻ được cha mẹ “thả tự do” thường gặp nhiều khó khăn hơn. Cô L.T.C (1D) cho biết: Bé nhà cô là con út, trước đó có 2 chị lớn. Ngày trước thì kèm cặp hai chị ghê lắm nhưng kết quả cũng không được tốt. Bây giờ không dám kèm thằng bé mà để nó tự học, nhưng kết quả học tập cũng chỉ ở mức trung bình khá. Điều này tất nhiên sẽ dẫn đến một kết quả không tốt cho trẻ. Trẻ cần phải có tính tự giác, tuy nhiên tính tự giác đó phải được học một cách đúng đắn chứ không phải ngẫu nhiên xuất hiện.

Nhìn chung cách ứng xử của phụ huynh với trẻ có ảnh hưởng rất lớn tới các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 trường tiểu học uy nỗ đông anh hà nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)