Biểu hiện hứng thú học tập môn Tiếng Việt qua thái độ và hành vi trong

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập môn tiếng việt của học sinh lớp 4 trường tiểu học hùng vương, thị xã phúc yên vĩnh phúc (Trang 45)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.2Biểu hiện hứng thú học tập môn Tiếng Việt qua thái độ và hành vi trong

trong học tập.

Những rung động nhận thức xúc cảm chỉ là biểu hiện đầu tiên của hứng thú học tập. Chỉ khi nào những rung động đó được khái quát lên thành thái độ nhận thức có xúc cảm với đối tượng thì hứng thú của các em mới có cơ sở để phát triển lên một giai đoạn cao hơn. Để tìm hiểu thái độ thực sự của các em đối với môn Tiếng Việt, chúng tôi tìm hiểu những biểu hiện về thái độ học tập của học sinh trong giờ học Tiếng Việt cũng như ngoài giờ học Tiếng Việt (mẫu phiếu – câu 2).

46

* Biểu hiện thái độ, hành vi trong các tiết học Tiếng Việt.

Bảng số 2.3 Biểu hiện thái độ, hành vi của HS trong các tiết học Tiếng Việt.

Ghi chú: Hứng thú học tập Tiếng Việt chia thành 3 mức độ: Thích = 3 điểm, Bình thường = 2 điểm, không thích = 1 điểm; ĐTB càng cao thì mức độ yêu thích, say mê môn học Tiếng Việt càng cao.

Nhận xét: Kết quả điều tra biểu hiện về thái độ học tập của học sinh với môn Tiếng Việt (bảng 2. 3 _ trang 39) cho phép chúng ta nhận xét như sau:

Đa số các em học sinh lớp 4 được điều tra có thái độ học tập môn Tiếng Việt tương đối tốt, các em có những biểu hiện tích cực trong học tập. Tuy nhiên sự biểu hiện về thái độ và hành vi của các em không đồng đều.

Nơi biểu hiện Các biểu hiện Tổng điểm ĐTB Thứ bậc Trong các tiết học Tiếng Việt

Chăm chú nghe giảng. 421 2,70 1

Ghi chép bài đầy đủ, cẩn thận. 407 2,61 2 Tích cực suy nghĩ, hăng hái phát

biểu xây dựng bài

393 2,52 3

Đặt câu hỏi với thầy cô giáo, với bạn bè để hiểu kĩ bài.

310 1,99 8

Thực hiện đầy đủ các bài tập GV giao trong giờ một cách vui vẻ, tự nguyện.

361 2,31 5

Em thích thú với kiến thức thu được sau mỗi tiết học.

369 2,37 4

Mong đến tiết học Tiếng Việt, không muốn vắng mặt trong những buổi học môn này.

332 2,13 7

Em không cảm thấy mệt mỏi khi học môn này

47

- Những biểu hiện như: “chăm chú nghe giảng; ghi chép bài đầy đủ, cẩn thận; tích cực suy nghĩ, hăng hái phát biểu xây dựng bài” là những biểu hiện tốt và đáng hoan nghênh. Song đây là yêu cầu bắt buộc mà bất cứ HS nào cũng phải thực hiện. Vì thế, có những biểu hiện trên chưa hẳn đã nói lên được rằng HS có hứng thú với môn học Tiếng Việt. Nhưng đó là những biểu hiện đầu tiên, cần thiết để có thể nói đến thái độ nhận thức – xúc cảm ở học sinh, chứng tỏ HS có thái độ nghiêm túc – một điều kiện quan trọng giúp HS nắm được kiến thức tiếng Việt và là cơ sở quan trọng nảy sinh hứng thú học tập môn học này. Không có những biểu hiện đó, có thể nói người học không có hứng thú học tập.

- Bên cạnh những biểu hiện của một học sinh chăm học, ở các em đã có những biểu hiện của một thái độ xúc cảm tích cực với môn Tiếng Việt: “Thích thú với kiến thức thu được sau mỗi tiết học” (ĐTB = 2,37); “Thực hiện đầy đủ các bài tập GV giao trong giờ một cách vui vẻ, tự nguyện” (ĐTB = 2,31); “Em không cảm thấy mệt mỏi khi học môn này” (ĐTB = 2,23). Tuy chỉ đứng vị trí thứ 4, 5, 6 nhưng cũng chứng tỏ HS quan tâm đến việc học tập. Đồng thời cũng thể hiện HS có hứng thú nhất định với môn học, các em đã được hoạt động học Tiếng Việt lôi cuốn, kích thích tuy nhiên hứng thú học tập của các em chưa cao. Nếu duy trì các hoạt động này một cách thường xuyên hơn sẽ giúp HS hiểu được ý nghĩa của môn Tiếng Việt và kích thích được hứng thú học tập của HS.

- Tuy số học sinh lớp 4 được điều tra đã có rung động nhận thức với môn Tiếng Việt khá cao nhưng nhìn vào bảng 2.3 ta thấy đa số các em mới có được hứng thú ở mức độ thụ động, nặng màu sắc xúc cảm mà chưa đạt được đến mức độ hứng thú học tập tích cực, số em có biểu hiện tích cực trong nhận thức Tiếng Việt chưa cao đó chính là biểu hiện: “Đặt câu hỏi với thầy giáo, với bạn bè để hiểu kĩ bài” xếp ở vị trí thứ 8 với ĐTB là 1,99.

48

* Biểu hiện thái độ, hành vi của HS ngoài các tiết học Tiếng Việt.

Bảng số 2.4 Biểu hiện thái độ, hành vi của HS ngoài các tiết học Tiếng Việt.

Nơi biểu hiện Các biểu hiện Tổng điểm ĐTB Thứ bậc Ngoài các tiết học Tiếng Việt

Độc lập và tự giác trong việc học tập; Học bài, làm bài đầy đủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

413 2,65 1

Thích đọc bài mới trước khi lên lớp 355 2,28 5 Luôn vận dụng kiến thức đã học vào

cuộc sống hàng ngày và để tìm hiểu các tác phẩm khác.

321 2,06 7

Thích đọc thêm nhiều sách báo, tài liệu để bổ xung kiến thức trong giờ học Tiếng Việt

342 2,19 6

Thích tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của trường, lớp.

404 2,59 2

Thích tham gia các lớp bồi dưỡng sâu hơn về môn Tiếng Việt.

304 1,95 8

Thích kể hoặc đọc lại các bài văn, thơ hay cho người thân, bạn bè, thầy cô,...

370 2,37 4

Thích được nghe kể chuyện, nghe những bài văn, bài thơ hay.

385 2,47 3

Thường ghi lại những câu văn hay, hệ thống lại kiến thức được học trên lớp vào sổ tay riêng.

49

Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; Hứng thú học tập Tiếng Việt chia thành 3 mức độ: Thích = 3 điểm, Bình thường = 2 điểm, không thích = 1 điểm; ĐTB càng cao thì mức độ yêu thích, say mê môn học Tiếng Việt càng cao.

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu về biểu hiện bên ngoài được phản ánh qua bảng số liệu sau: (Bảng 2.4 – trang 41).

- Ngoài giờ học trên lớp, HS trong mẫu nghiên cứu này đã thể hiện tính tích cực chủ động trong quá trình học Tiếng Việt thông qua việc “Độc lập, tự giác học bài và làm bài đầy đủ” với điểm trung bình chung là 2, 65 và xếp vị trí thứ nhất. Ngoài ra các em “Thích tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của trường, lớp” (ĐTB = 2, 59, xếp thứ 2); “Thích được nghe kể chuyện, nghe những bài văn, bài thơ hay” (ĐTB = 2, 47, xếp thứ 3); “Thích kể hoặc đọc lại các bài văn, thơ hay cho người thân, bạn bè, thầy cô” (ĐTB = 2, 37, xếp thứ 4)… Thông qua các hoạt động này sẽ nhằm cung cấp thêm cho các em những kiến thức văn học, kiến thức cuộc sống, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho trẻ, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của HS cũng như giúp các em có cơ hội áp dụng và mở rộng các kiến thức thu được vào thực tế. Do đó, giáo viên không chỉ tổ chức tốt hoạt động trên lớp mà giáo viên còn cần tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, hướng dẫn các em đọc sách, báo, tài liệu tham khảo, bổ sung cho các kiến thức tiếng Việt trong giờ học trên lớp, để khơi gợi cho các em lòng khao khát học tập.

Bên cạnh những biểu hiện tích cực trong học tập thì vẫn có những biểu hiện mà các em chưa thực sự tích cực trong việc học Tiếng Việt, mức độ hứng thú học tập chưa cao và được xếp ở các vị trí thứ 5, 6, 7 như các biểu hiện sau: “thích đọc bài mới trước khi lên lớp” với điểm trung bình là 2, 28 ; “Thích đọc thêm nhiều sách báo, tài liệu để bổ xung kiến thức trong giờ học Tiếng Việt” (ĐTB = 2, 19); “Luôn vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống

50

hàng ngày và để tìm hiểu các tác phẩm khác” (ĐTB = 2, 06). Ngoài ra, còn có những biểu hiển vẫn ở mức độ trung bình và xếp ở các vị trí cuối cùng trong số các biểu hiện hứng thú học tập ngoài giờ học Tiếng Việt như: “Thích tham gia các lớp bồi dưỡng sâu hơn về môn Tiếng Việt” điểm trung bình là 1, 95; xếp thứ 8 và “Thường ghi lại những câu văn hay, hệ thống lại kiến thức được học trên lớp vào sổ tay riêng” (ĐTB = 1, 89; xếp thứ 9).

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập môn tiếng việt của học sinh lớp 4 trường tiểu học hùng vương, thị xã phúc yên vĩnh phúc (Trang 45)