HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH LỚP 4

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập môn tiếng việt của học sinh lớp 4 trường tiểu học hùng vương, thị xã phúc yên vĩnh phúc (Trang 29)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH LỚP 4

1.3.1 Học sinh lớp 4 là gì?

Giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, được thực hiện trong năm năm học, từ lớp 1 đến lớp 5. Tuổi của học sinh vào lớp một là sáu tuổi. Chương trình tiểu học được cấu trúc theo hai giai đoạn học tập:

Giai đoạn thứ nhất là các lớp một, hai và ba. Hoạt động học tập bắt đầu được hình thành từ lớp 1 và định hình ở lớp 3, hình thành ở học sinh cách học với những thao tác trí óc cơ bản. Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn học tập cơ bản.

Giai đoạn thứ hai dành cho các lớp 4 và lớp 5. Hoạt động học tập tiếp tục phát triển, học sinh sử dụng cách học để học các môn học. Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn học tập sâu.

Như vậy, học sinh lớp bốn là những học sinh có độ tuổi trong khoảng từ 9 đến 10 tuổi, sau khi các em hoàn thành xong chương trình của các lớp 1, 2 và 3 thì các em bước vào học lớp bốn, bước vào giai đoạn học tập tiếp theo của chương trình tiểu học. Ở giai đoạn này các em được học theo một mạch kiến thức mới mở rộng và nâng cao hơn so với giai đoạn học tập trước. Hoạt động học tập của học sinh lớp 4 diễn ra như thế nào và theo đó là sự phát triển tâm lí của các em phụ thuộc vào sự giảng dạy của giáo viên đứng lớp nói riêng và sự tác động của giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội nói chung. Sự tác động từ giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội là sự tác động của nội dung, phương pháp và tổ chức hoạt động giáo dục. Và trong sự tác động đó thì tác động giáo dục từ phía nhà trường giữ vai trò chủ đạo.

1.3.2 Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4

Một số đặc điểm về tâm lí của học sinh lớp 4 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung cụ thể như sau:

30

* Đặc điểm về nhận thức

Tri giác của học sinh tiểu học vẫn mang tính không chủ định, trẻ thường

tập chung vào một vài chi tiết nào đấy của đối tượng và cho đấy là tất cả. Tri giác của các em phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng. Cái trực quan, cái rực rỡ, cái sinh động được tri giác rõ ràng hơn những hình ảnh tượng trưng và sơ lược. Tri giác của học sinh tiểu học còn mang tính cụ thể, ít đi vào chi tiết nên ít phân hóa. Các em chưa phân biệt chính xác được các sự vật giống nhau, chưa tri giác đúng độ dài và khoảng cách, độ lớn. Chẳng hạn, các em cho rằng Trái Đất “to” bằng mấy tỉnh và con vi trùng “nhỏ” bằng hạt tấm. Tri giác về thời gian còn phát triển chậm, các em khó hình dung “ngày xưa” với “thế kỉ”. Hơn nữa, trẻ thường phân biệt được những chi tiết ngẫu nhiên mà người lớn ít chú ý đến, nhưng chưa nhìn thấy được những chi tiết quan trọng và bản chất. Tri giác của học sinh tiểu học phát triển trong quá trình học tập. Sự phát triển này diễn ra theo hướng ngày càng chính xác hơn, đầy đủ hơn, phân hóa rõ ràng hơn, có chọn lọc hơn. Vì vậy, học sinh các lớp cuối tiểu học đã biết tìm ra các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng, biết phân biệt sắc thái của các chi tiết để đi đến phân tích, tổng hợp và tìm ra mối liên hệ giữa chúng.

Tư duy của học sinh tiểu học là sự chuyển từ tính trực quan, cụ thể sang

tính trừu tượng, khái quát. Sự vận dụng các thao tác tư duy để hình thành khái niệm thường trải qua ba mức độ. Một là chủ yếu dựa vào các dấu hiệu trực quan, bề ngoài, dễ thấy hay các dấu hiệu dễ gây cảm xúc đó là dấu hiệu không bản chất. Hai là dựa trên dấu hiệu bản chất nhưng là dấu hiệu dễ thấy, song vẫn còn lẫn lộn giữa dấu hiệu bản chất và dấu hiệu không bản chất, các dấu hiệu đó vẫn gắn với những hình ảnh trực quan, với những biểu tượng cụ thể. Ba là các em biết tách dấu hiệu bản chất khỏi dấu hiệu không bản chất, nhưng phải dựa vào sự vật cụ thể, trựu quan, mặt khác các dấu hiệu bản chất nêu ra vẫn chưa đầy đủ. Năng lực trừu tượng hóa và khái quát hóa đang phát triển

31

nhưng chưa đầy đủ, còn phải dựa vào những sự vật cụ thể, những tài liệu trực quan. Các em chưa thể tự mình suy luận một cách lôgic và thường dựa vào những mối liên hệ ngẫu nhiên của sự vật và hiện tượng. Cuối cấp, trẻ có thể tìm thấy mối liên hệ nhân quả trên các tài liệu trực quan hay trên hành động. Tư duy của các em còn mang tính xúc cảm. Trẻ xúc cảm rất sinh động với tất cả những điều suy nghĩ.

Tưởng tượng của học sinh tiểu học được hình thành, phát triển trong

hoạt động học tập và các hoạt động khác của các em. Khuynh hướng chủ yếu trong sự phát triển của tượng tượng ở học sinh tiểu học là tiến dần đến phản ánh một cách đúng đắn và đầy đủ hiện thực khách quan trên cơ sở những tri thức tương ứng. Tưởng tượng ở học sinh tiểu học được hoàn thiện gắn liền với những hình tượng đã được tri giác trước và tạo ra những hình tượng phù hợp với điều mô tả, hình vẽ, sơ đồ,... Hình ảnh tưởng tượng của trẻ, lúc đầu, còn phải dựa trên những đối tượng cụ thể, hình ảnh thường mờ nhạt, không rõ ràng, các chi tiết trong hình ảnh tưởng tượng còn nghèo nàn và tản mạn, về sau, nó lại được phát triển trên cơ sở ngôn từ, hình ảnh tưởng tượng ngày càng trở nên khái quát, trọn vẹn hơn, ngày càng trở nên phân biệt hơn, chính xác hơn. Trẻ càng lớn thì các yếu tố, chi tiết thừa trong hình ảnh càng giảm và hình ảnh càng được gọt giũa hơn, tinh giản hơn, nên mạch lạc hơn và sát thực hơn.

Trí nhớ của học sinh tiểu học đang phát triển mạnh nhưng vẫn mang tính

chất hình ảnh, cụ thể, trực tiếp. Ở các em, tính không chủ định vẫn chiếm ưu thế cả trong ghi nhớ lẫn tái hiện. Ở đầu cấp, trẻ có khuynh hướng ghi nhớ máy móc, học thuộc lòng tài liệu theo đúng từng câu, từng chữ mà không cần có sự sắp xếp, sửa đổi lại, thậm chí không cần hiểu nội dung và ý nghĩa của tài liệu. Nếu được hướng dẫn, trẻ có thể ghi nhớ hợp lí hơn, tính có ý nghĩa tăng lên. Việc ghi nhớ tài liệu trực quan, hình tượng có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc

32

ghi nhớ các tài liệu từ ngữ tăng rất nhanh, nhất là ở cuối cấp nhưng còn phải dựa trên những tài liệu trực quan hình tượng mới vững chắc. Ngoài ra, tình cảm có ảnh hưởng lớn đến độ bền vững và độ nhanh của ghi nhớ. Trẻ dễ nhớ và nhớ lâu những gì làm cho các em xúc cảm mạnh.

Ngôn ngữ của học sinh tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, ngữ pháp

và từ vựng. Vốn từ của các em tăng lên một cách đáng kể do được học nhiều môn và phạm vi tiếp xúc được mở rộng. Khả năng hiểu nghĩa của từ cũng phát triển. Tuy nhiên, trẻ thường hiểu nghĩa của từ gắn với nội dung cụ thể của bài khóa. Khi đi học, trẻ đã nắm được hình thức mới của hoạt động ngôn ngữ đó là ngôn ngữ viết. Các em đã nắm được một số quy tắc ngữ pháp cơ bản nhưng việc vận dụng vào ngôn ngữ nói và viết chưa thuần thục nên còn phạm nhiều lỗi, nhất là khi viết.

Chú ý không chủ định được phát triển mạnh và chiếm ưu thế ở học sinh

tiểu học. Tất cả những gì mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ đều dễ dàng cuốn hút sự chú ý của trẻ. Chú ý của học sinh tiểu học chưa bền vững, nhất là học sinh các lớp đầu tiểu học. Các em thường chỉ tập chung và duy trì sự chú ý trong khoảng 30 – 35 phút. Sự chú ý của học sinh tiểu học còn phụ thuộc vào nhịp độ học tập. Nhịp độ học tập quá nhanh hoặc quá chậm đều không thuận lợi cho tính bền vững và sự tập chung chú ý. Khối lượng chú ý của học sinh tiểu học hẹp. Ở tiểu học, chú ý có chủ định còn yếu nhưng khả năng phát triển của nó ở các em trong quá trình học tập là rất cao.

* Đặc điểm nhân cách

HS tiểu học dễ cảm xúc trước thế giới. Các em sống nhiều bằng tình cảm và bị ảnh hưởng nhiều bởi tình cảm. Tình cảm của các em mang tính cụ thể, trực tiếp và giàu cảm xúc. Nó không chỉ biểu hiện trong đời sống sinh hoạt mà còn trong cả hoạt động trí tuệ. Các em dễ bị “lây” những cảm xúc của người khác. Năng lực tự kiềm chế những biểu hiện tình cảm còn yếu. Tình

33

cảm cũng dễ thay đổi. HS tiểu học tình cảm có nội dung phong phú và bền vững hơn tuổi mẫu giáo. Những tình cảm cao cấp đang hình thành. Đặc biệt tình cảm gia đình giữ vai trò khá quan trọng. Những tình cảm đạo đức thẩm mỹ thường gắn với những sự vật cụ thể, gần gũi với các em. Tình bạn và tình tập thể được hình thành và phát triển cùng với tình thầy trò.

Những phẩm chất ý chí và tính cách của HS tiểu học cũng đã bắt đầu nảy sinh và phát triển. Các em có thể rèn luyện để có tính kế hoạch, tính kiên trì, nhẫn nại... nhưng nó chưa trở thành những nét tính cách vững chắc. Tính độc lập còn yếu. Các em chưa vững tin ở bản thân mà dựa nhiều vào ý kiến của cha mẹ và thầy cô giáo. Các em rất hay bắt chước, bắt chước một cách máy móc, có thể bắt chước khá tỉ mỉ chi tiết, nhưng lại hay chú ý những đặc điểm bên ngoài và bắt chước thiếu lựa chọn. Những nét tính cách tốt đã có thể được hình thành ở các em như: tính thật thà, dũng cảm...

Năng lực tự chủ đã có nhưng còn yếu, tính tự phát còn nhiều, do đó khó giữ kỷ luật, trật tự. Nhiều khi các em vi phạm kỷ luật một cách vô ý thức. Các em có tính hiếu động cao, thích vận động chạy nhảy, hò hét,... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các em còn có nhiều ước mơ tươi sáng, ly kỳ. Những ước mơ này còn xa thực tế nhưng đẹp và có ý nghĩa giáo dục đối với các em. Nói chung các em thích cái đẹp, cái vui, cái mới, cái độc đáo, ly kỳ và đó cũng chính là cơ sở để hình thành hứng thú ở các em lứa tuổi này.

1.3.3 Hoạt động học tập môn Tiếng Việt của học sinh lớp 4

1.3.3.1 Khái niệm hoạt động học tập

Hoạt động học tập là một loại hoạt động có ý thức của con người được

điều khiển bởi mục đích tự giác nhằm lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới, những kiến thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định [11, tr20].

34

Hay hoạt động học tập là “hoạt động được thực hiện theo phương thức

nhà trường, do người học thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo nhằm tiếp thu tri thức, khái niệm khoa học và hình thành kĩ năng, kĩ xảo tương ứng, phát triển trí tuệ và năng lực con người để giải quyết các nhiệm vụ cuộc sống đặt ra” [12, tr148].

Thông thường, các hoạt động khác hướng vào làm thay đổi khách thể. Trong khi đó, hoạt động học tập hướng vào làm thay đổi chủ thể của hoạt động này. Hoạt động học tập là hoạt động tiếp thu (lĩnh hội) những nội dung và kiến thức lí luận của tri thức và kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với chúng [11].

1.3.3.2 Đặc điểm hoạt động học của học sinh tiểu học

Hoạt động học tồn tại trong suốt quãng đời đi học của người học sinh và là hoạt động chủ yếu của mọi lứa tuổi học sinh. Nhưng ở mỗi cấp học, nó lại có những đặc điểm riêng biệt. Hoạt động học của học sinh tiểu học có những đặc điểm sau:

- Là hoạt động xuất hiện lần đầu tiên trong đời sống của trẻ.

Mặc dù, trước khi tới trường tiểu học, nhiều trẻ đã được “học” ở trường mầm non, nhưng hoạt động học theo đúng nghĩa của nó thì chỉ nảy sinh, hình thành và phát triển ở trẻ khi các em bước vào trường tiểu học và trở thành học sinh. Tuy nhiên, khi tiến hành các hoạt động vui chơi trong trường mầm non, trẻ lĩnh hội được các tri thức khoa học. Cũng chính trong vui chơi, ở trẻ xuất hiện nhiều điều thắc mắc về thế giới xung quanh. Những thắc mắc ấy chính là nguồn gốc làm nảy sinh ở trẻ nhu cầu nhận thức khoa học. Nhu cầu này trở thành động lực thôi thúc trẻ đến trường và tiến hành hoạt động học để thỏa mãn nó.

- Là hoạt động được hình thành nhờ phương pháp nhà trường.

Theo tâm lí học hiện đại, hoạt động học lần đầu tiên xuất hiện và hình thành nhờ phương pháp nhà trường. Phương pháp nhà trường bao gồm cả xác

35

định mục tiêu, lựa chọn nội dung và phương pháp chiếm lĩnh tri thức lẫn tổ chức việc lĩnh hội một cách chuyên biệt.

Mục tiêu hoạt động học của học sinh tiểu học không dừng lại ở việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo... mà còn là sự biến đổi trong bản thân học sinh. Lần đầu tiên đến trường, bằng hoạt động của mình được tổ chức theo phương pháp nhà trường, học sinh nắm lấy những mối liên hệ xuất phát của các bộ môn khoa học. Quá trình hình thành đối tượng khoa học là cơ sở để hình thành năng lực mới trong mỗi học sinh.

Hoạt động học của học sinh tiểu học là hoạt động có đối tượng, có phương pháp. Đối tượng của học sinh tiểu học là hệ thống các khái niệm khoa học và hệ thống tri thức có lí luận đã được các nhà khoa học tinh chế, chắt lọc và tổ chức lại mang vào nhà trường. Đó là con đường lí luận trong việc chiếm lĩnh khái niệm khoa học mang tính khái quát. Hoạt động học của học sinh tiểu học không chỉ hướng tới và chiếm lĩnh các khái niệm khoa học, kĩ năng, kĩ xảo... mà còn hướng tới và tiếp thu cả những tri thức về cách thức tiến hành hoạt động học – cách học. Bởi đây là hoạt động có đối tượng lần đầu tiên xuất hiện trong tiến trình phát triển của trẻ em – tri thức khoa học.

- Là hoạt động chủ đạo của học sinh tiểu học.

Vào học lớp 1, bằng hoạt động học, trẻ em có những biến đổi tâm lí căn bản (trí tuệ, năng lực, động cơ, hứng thú...). Các nhà tâm lí đều cho rằng, mặc dù hoạt động học tập theo học sinh suốt quãng đời đi học, nhưng chỉ với học sinh tiểu học, vai trò chủ đạo của nó thể hiện rõ nhất. Đ.B.Elcônhin cũng đã khẳng định: “Vai trò chủ đạo của hoạt động này chỉ tồn tại một cách đầy đủ nhất trong thời kì nó bắt đầu hình thành. Lứa tuổi học sinh tiểu học chính là giai đoạn mà hoạt động học tập hình thành một cách tích cực nhất” [7, tr84].

Hoạt động học của học sinh tiểu học có đầy đủ các dấu hiệu của một hoạt động chủ đạo: là hoạt động có đối tượng lần đầu tiên xuất hiện trong tiến trình

36

phát triển của trẻ; khi đã được hình thành, hoạt động học tồn tại mãi, không tự thủ tiêu; hoạt động học quy định những biến đổi cơ bản nhất trong các quá trình tâm lí, thuộc tính nhân cách và trong sự xuất hiện các cấu tạo tâm lí mới đặc trưng cho tiểu học.

1.3.3.3 Đặc điểm hoạt động học môn Tiếng Việt của học sinh lớp 4

Trong các môn học ở nhà trường, môn Tiếng Việt là một trong những môn học chính, môn học có vị trí đặc biệt quan trọng ở bậc tiểu học. Đây là phương tiện chủ yếu, là chìa khóa mở đường để HS tiếp thu kiến thức các môn học khác. Nội dung của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển năng

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập môn tiếng việt của học sinh lớp 4 trường tiểu học hùng vương, thị xã phúc yên vĩnh phúc (Trang 29)