6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.4.2 Các biểu hiện của hứng thú học môn Tiếng Việt
Hứng thú học môn Tiếng Việt của học sinh được biểu hiện thông qua các dấu hiệu, các chỉ số cụ thể trong hoạt động học tập, trong cuộc sống của các em. Nhà giáo dục có thể quan sát và nhận biết được chúng. Những biểu hiện này khá phong phú, đa dạng và nhiều khi còn phức tạp, chúng có thể đan xen vào nhau. Đó là:
* Biểu hiện về mặt nhận thức: HS nhận thức được vị trí, vai trò hay tầm
quan trọng của môn Tiếng Việt, xác định được mức độ hứng thú học Tiếng Việt so với các môn học khác. Hứng thú học Tiếng Việt thể hiện qua sự mong muốn tìm hiểu, khám phá của các em đối với môn học. Hay nói cách khác, nó
38
thể hiện sự nhận thức tích cực của người học đối với môn học. Sự nhận thức này là cơ sở để người học có sự yêu thích cũng như có hành động tích cực đối với môn học.
* Biểu hiện về mặt thái độ: HS có xúc cảm tích cực (yêu thích, say mê,...
) đối với môn Tiếng Việt và hoạt động học của môn học. Cụ thể là: - Tâm trạng háo hức, chờ đón giờ học Tiếng Việt.
- Có niềm vui nhận thức cùng với sự thích thú khi tiếp nhận các tri thức - Thích thú thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Vui sướng với những thành công trong học tập.
+ Biểu hiện thái độ trong các tiết học Tiếng Việt:
- Chăm chú nghe giảng.
- Ghi chép bài đầy đủ, cẩn thận
- Tích cực suy nghĩ, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Thực hiện đầy đủ các việc làm, bài tập giáo viên giao trong giờ một cách vui vẻ, tự nguyện.
- Thích đặt câu hỏi để hiểu kĩ bài.
- Mong đến tiết học Tiếng Việt, không muốn vắng mặt trong những buổi học môn này, không cảm thấy mệt mỏi khi học môn này.
- Thích thú với kiến thức thu được sau mỗi tiết học.
+ Biểu hiện thái độ ngoài các tiết học Tiếng Việt:
- Thích đọc bài mới trước khi lên lớp
- Luôn vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày và để tìm hiểu các tác phẩm khác.
- Thích đọc thêm nhiều sách báo, tài liệu để bổ xung kiến thức trong giờ học Tiếng Việt.
39
- Thích được nghe kể chuyện, nghe những bài văn, bài thơ hay. Thích kể hoặc đọc lại các bài văn, thơ hay cho người thân, bạn bè, thầy cô,...
- Thường ghi lại những câu văn hay, hệ thống lại kiến thức được học trên lớp vào sổ tay riêng.
* Biểu hiện về mặt hành vi: HS biểu hiện bằng các hành động học tập
tích cực, chủ động, sáng tạo không chỉ trong các tiết học Tiếng Việt mà còn ở ngoài các tiết học hàng ngày như:
+ Trong các tiết học Tiếng Việt:
- Say mê học tập, chăm chú nghe giảng. - Ghi chép bài đầy đủ, cẩn thận
- Tích cực suy nghĩ, hăng hái phát biểu xây dựng bài. - Tích cực làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Đặt câu hỏi với thầy cô giáo, với bạn bè để hiểu kĩ bài.
- Thực hiện đầy đủ các việc làm, bài tập giáo viên giao trong giờ một cách vui vẻ, tự nguyện.
+ Ngoài giờ các tiết học Tiếng Việt và ở nhà:
- Độc lập và tự giác trong việc học tập. - Học bài, làm bài đầy đủ.
- Tự sưu tầm, đọc thêm nhiều tài liệu, sách tham khảo có liên quan tới môn Tiếng Việt.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của trường, của lớp. - Có sổ tay riêng để ghi chép lại những câu văn, câu thơ hay và để hệ thống các kiến thức tiếng Việt và văn học: về từ vựng, về ngữ pháp và ngữ pháp văn bản, về văn học.
40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
- Hứng thú là một hiện tượng tâm lí khá phức tạp được thể hiện khá rộng rãi trong thực tế cuộc sống, cũng như trong các ngành khoa học. Hứng thú là một khái niệm được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và được nhiều nhà tâm lí học nghiên cứu dưới nhiều quan điểm và góc độ khác nhau. Tuy vậy, các nhà tâm lí học cũng thống nhất và đưa ra định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về hứng thú: “Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng
mang lại xúc cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”.
- Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong quá trình nhận thức và trong cuộc sống cá nhân.
- Hứng thú học tập môn Tiếng Việt là thái độ say mê, tự giác tích cực đặc biệt của cá nhân đối với môn học và với hoạt động học tập bộ môn, do nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của môn học và môn học có khả năng đem lại cho cá nhân khoái cảm trong quá trình học tập bộ môn, có sự gắn bó tình cảm với nó. Thái độ này được đặc trưng với sự vươn lên thường trực tới những nhận thức về tiếng Việt và thể hiện trong mọi hoạt động của cá nhân, rõ nét nhất là hoạt động học tập.
Những biểu hiện đó là: Các em nhận thức được vị trí, nhận thức được mức độ yêu thích, say mê của bản thân đối với môn Tiếng Việt; HS có xúc cảm tích cực đối với môn học, HS biểu hiện hứng thú học tập của mình bằng các hành động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo không chỉ trong các tiết học Tiếng Việt mà còn ở ngoài các tiết học hàng ngày.
41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC MÔN TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG
VƯƠNG, THỊ XÃ PHÚC YÊN – VĨNH PHÚC. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG ĐÓ