Đóng vai mô phỏng

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học sinh tìm hiểu các sự kiện lịch sử trong môn lịch sử và địa lý lớp 4, 5 (Trang 58)

d. Sự kiện lịch sử mang tính xã hội

2.3.6. Đóng vai mô phỏng

* Mục tiêu: Nhằm giúp học sinh phát triển khả năng giải quyết vấn đề, tưởng tượng và khả năng nhìn nhận vấn đề theo các khía cạnh khác nhau.

Đóng vai là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành

làm thử một số cách ứng xử trong một tình huống đạo đức hoặc pháp luật giả định.

Nhóm:………

Nhiệm vụ: Đọc sách giáo khoa, hoàn thiện sơ đồ sau và trình

bày những hiểu biết về các tầng lớp xã hội của Nước Văn Lang:

Phần trình bày: Trong xã hội Văn Lang, đứng đầu là vua gọi là Hùng Vương. Giúp vua trị vì là Lạc hầu (quan văn), Lạc tướng (quan võ). Dưới Lạc hầu, Lạc tướng là những người dân thường gọi là Lạc dân. Tầng lớp dưới cùng của xã hội Văn Lang là Nô tì, đó là những người nô nệ.

Hùng Vương Lạc hầu, Lạc tướng

Lạc dân

55

* Ưu điểm của phương pháp đóng vai:

- Góp phần tích cực thúc đẩy động cơ, hiệu quả học tập cao, rèn luyện kĩ năng tình huống tốt.

- Trong phương pháp người học diễn tả thái độ của người khác ở những tình huống theo kịch bản cho trước.

- Vai diễn được các thành viên quan sát hoặc ghi hình lại.

- Đóng vai nhằm diễn tả lại những cuộc đối thoại, tạo ra những tình huống mâu thuẫn hoặc rèn luyện thái độ giao tiếp.

- Gây ấn tượng bởi dễ hình dung, hình ảnh sống động, dễ hiểu, dễ nhớ, người học nắm bắt được cách xử lí tình huống qua vai diễn của người khác.

- Chiến lược, chiến thuật giải quyết vấn đề trong vai diễn đầy kịch tính, góp phần làm tăng khả năng giải quyết những tình huống thực tiễn đa dạng.

- Qua vai diễn, học sinh có thể tự điều chỉnh và thay đổi phương thức ứng xử tốt hơn, hiểu cách nhìn của người khác.

- Luyện tập được cách dẫn chuyện và các chiến lược chiến thuật trong xử lí vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

* Nhược điểm

- Những tình huống giả định phi thực tế làm mất tính hiệu quả. - Học sinh phần lớn e ngại, ngượng ngùng khi đóng vai.

- Đòi hỏi một khả năng diễn xuất, ứng xử nhất định mà phần lớn học sinh khó thể hiện.

- Đòi hỏi phải có sự điều khiển khéo léo, nhằm giảm bớt sự sợ hãi thường có.

- Mất thời gian, mặc dù có cố gắng đến thế nào thì phần lớn học sinh đều lung túng khi bị cử đóng vai.

56

Phương pháp đóng vai có thể thực hiện dưới dạng hoạt cảnh tình huống để giới thiệu bài hay để tìm hiểu mục đặt vấn đề. Phương pháp đóng vai có thể xây dựng thành tiểu phẩm để củng cố bài học. Nghĩa là ở mỗi phần của bài học chúng ta đều có thể sử dụng phương pháp đóng vai tuỳ theo nội dung và mục đích của bài dạy.

Để phương pháp đóng vai thực sự có hiệu quả ta cần tiến hành theo các bước:

Bước 1. Giáo viên giới thiệu tình huống vào cuối tiết học tuần trước để

học sinh các tổ nhóm xây dựng kịch bản và phân công sắm vai.

Bước 2. Thể hiện kịch bản (tình huống) Bước 3. Học sinh nhận xét, rút ra bài học. Bước 4: Giáo viên nhận xét đánh giá

Ví dụ: Đóng vai mô phỏng diễn biến khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

 Người dẫn chương trình: “Do không cam chịu bị áp bức, bóc lột nặng

nề, nhân dân ta đã nổi dậy đấu tranh làm cho vua Hán hết sức lo lắng nên đã hỏi Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định”

 Vua Hán: “Ngươi hãy cho ta biết vùng đất Giao Chỉ là vùng đất như thế

nào?”

 Tô Định: “Muôn tâu bệ hạ, Giao Chỉ đất rộng, người nhiều, hiểm trở

độc hại, dân sứ ấy rất khó cai trị”

 Người dẫn: “Bấy giờ ở huyện Mê Linh, có hai chị em là Trưng Trắc,

Trưng Nhị sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, hai chụ em sớm có lòng căm thù quân xâm lược”

 Trưng Trắc: “Chúng ta nhất định phải khởi nghĩa để đền nợ nước, trả

57

 Trưng Nhị và các tướng: “Chúng ta sẽ bắt đầu đánh ở cửa sông Hát,

làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh tiến xuống đánh chiếm Cổ Loa, rồi từ Cổ Loa tiến đánh Luy Lâu- trung tâm của chính quyền đô hộ”

 Người dẫn: “Bị đòn bất ngờ, quân Hán không dám chống cự, bỏ hết của

cải, vũ khí, lo chạy thoát thân. Tô Định sợ hãi đã cắt tóc, cạo râu giả làm thường dân, lẩn vào đám tàn quân trốn về Trung Quốc”.

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học sinh tìm hiểu các sự kiện lịch sử trong môn lịch sử và địa lý lớp 4, 5 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)