Kể chuyện

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học sinh tìm hiểu các sự kiện lịch sử trong môn lịch sử và địa lý lớp 4, 5 (Trang 50)

d. Sự kiện lịch sử mang tính xã hội

2.3.2. Kể chuyện

* Mục tiêu: Nhằm giúp học sinh phát triển khả năng khái quát hoá . * Cách tiến hành:

Kể chuyện lịch sử là một phương pháp dùng lời để diễn tả một cách sinh động hấp dẫn, có hình ảnh về một câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Câu chuyện kể có khi chỉ là những mảnh sự kiện, biến cố lịch sử liên quan đến nội dung bài học, có khi là những tình tiết liên quan đến các nhân vật lịch sử, có khi chỉ là giải thích cho một cái tên, địa danh, cho một khái niệm, thuật ngữ trong bài học.

Có thể nói kể chuyện lịch sử là phương pháp thông dụng nhất trong dạy học lịch sử. Học sinh càng nhỏ càng ham thích nghe thầy cô kể chuyện nói chung, cũng như kể chuyện lịch sử nói riêng.

Trước hết, những câu chuyện lịch sử cung cấp kiến thức lịch sử cho học sinh, mở rộng kiến thức SGK lịch sử do những qui định chung, không có khả năng giải quyết nổi. Chẳng hạn như ở SGK lớp 5, nói về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, chỉ nói viết: “Đầu xuân 1930, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản được tiến hành.” Sách chỉ đưa ra như vậy thì học sinh chưa hiểu hết được. Vậy là ở đây, giáo viên cần phải kể cho học sinh nghe một câu chuyện tóm lược đôi nét về sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Kể chuyện lịch sử có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho

học sinh. Mỗi câu chuyện là một tấm gương phản chiếu bao điều tốt xấu, thiện ác, những tấm lòng cao thượng, quả cảm của các anh hùng dân tộc cũng như những nhân cách ti tiện, đê hèn của những kẻ phản bội bán nước,…

47

Kể chuyện còn giúp khả năng tư duy nhiều mặt như óc tưởng tượng,

khă năng khái quát, tóm tắt chuyện, nhớ các tình tiết…

Ngoài việc giáo viên kể chuyện về các sự kiện lịch sử, có thể tổ chức

cho các em kể chuyện về Bác Hồ hoặc một nhân vật lịch sử mà em biết hoặc thuật lại một sự kiện lịch sử mà em thích nhất trong chương trình lịch sử lớp 4 đã học.

Vào các ngày lễ lớn khi thông báo cho các em nghỉ học, giáo viên tổ

chức cho các em trao đổi về ý nghĩa ngày lễ đó giúp các em hiểu được: Đó là ngày gì ? Có ý nghĩa như thế nào? Các em cần tỏ thái độ như thế nào? Phải làm gì để xứng đáng với những cống hiến của những người đi trước?

Ví dụ: Ngày 2 tháng 9 hàng năm là ngày Quốc khánh: Kỉ niệm ngày mà

Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt nam dân chủ cộng hòa (2/9/1945). Giáo viên đọc cho học sinh nghe một số câu thơ: “Hôm nay sáng mồng 2 tháng 9. Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình,...” (Bài này các em sẽ được học trong môn Lịch sử lớp 5).

Hoặc ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương

(nhân dân tổ chức hội đền Hùng ở Huy Chương, Lâm Thao, Phú Thọ). Giáo viên đọc cho học sinh nghe một số câu thơ: “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Dù ai buôn bán gần xa. Nhớ ngày giổ Tổ tháng ba mồng mười”.

Hay: Ngày 30 tháng 4 hàng năm (ngày 30/4/1975 đất nước ta đánh tan

quân xâm lược đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn đất nước, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc cho nhân dân...).Từ đó giúp các em phát huy cao ý thức vai trò trách nhiệm của mình, tăng cường vốn kiến thức lịch sử, khả năng ghi nhớ lâu dài và chính xác khi nhắc đến các nhân vật hay sự kiện lịch sử ở bất kì tình huống nào. Phát huy tính tích cực hóa, tự học tập tăng cường kiến

48

thức về lịch sử trong học tập, sao cho xứng đáng với những gì Bác Hồ đã nói: “Dân ta phải biết sử ta”.

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học sinh tìm hiểu các sự kiện lịch sử trong môn lịch sử và địa lý lớp 4, 5 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)