2. Thực trạng dạy học tìm hiểu các sự kiện trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 4,
2.2. Thực trạng dạy học lịch sử ở trường Tiểu học
Ở các lớp 1, 2, 3 các em chỉ học môn Tự nhiên - xã hội, lên lớp 4 các em mới được làm quen với các môn: Khoa học, Lịch sử và Địa lí chính vì vậy một số giáo viên còn ít kinh nghiệm khi dạy môn Lịch sử. Ngoài ra còn một số giáo viên quan niệm: Lịch sử không phải là môn học chính vì vậy chỉ chú trọng vào hai môn Toán và Tiếng Việt. Chính vì vậy, kiến thức Lịch sử của các em đã bị hổng ngay từ lớp dưới.
Giáo viên chưa biết cách hướng dẫn cho các em thực hành trên bản đồ, lược đồ và tranh ảnh, hình ảnh, hoặc chưa sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các phương tiện dạy học. Việc sưu tầm tài liệu về những sự kiện, nhân vật lịch sử
31
của địa phương có liên quan đến tiết dạy còn hạn chế. Nội dung mỗi bài học Lịch sử đề cập tới một sự kiện hay một nhân vật tiêu biểu của một giai đoạn, việc giới thiệu bài cũng hết sức quan trọng vì nó là một sự chuyển tiếp giữa các sự kiện hoặc nhân vật có liên quan. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên chưa đầu tư các kiến thức liên quan đến bài giảng, chưa biết sử dụng những tư liệu có liên quan đến bài giảng để giới thiệu dẫn dắt lôi cuốn học sinh một cách hấp dẫn vào bài mới. Ví dụ: Bài nào giáo viên cũng chỉ giới thiệu: Hôm nay chúng ta học bài: “Trịnh – Nguyễn phân tranh”. Khai thác nội dung kiến thức, giáo viên cũng chưa làm nổi bật được khi nào bắt đầu, khi nào cao trào đỉnh điểm, khi nào kết thúc,…
Ví dụ: Bài: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ II”, yêu cầu học sinh tường thuật lại cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến trên bờ phía Nam sông Như Nguyệt của quân ta (theo lược đồ). Thì giáo viên không biết khai thác kiến thức bằng cách xây dựng hệ thống câu hỏi và hình thức tổ chức cho học sinh vừa chỉ lược đồ vừa tường thuật.
Việc quan sát biểu đồ, lược đồ cũng không kém phần quan trọng vì kênh hình gây cho học sinh nhiều hứng thú trong học tập, nhưng đôi khi giáo viên còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh quan sát biểu đồ, lược đồ; lúng túng trong cách kể chuyện lịch sử hay tường thuật diễn biến một trận đánh,…và ít dành thời gian nghiên cứu bài dạy, dẫn đến hiệu quả của việc giảng dạy chưa cao.
Hiện nay, có một số tiết học Lịch sử Việt Nam nói chung, Lịch sử địa phương nói riêng được tiến hành một cách sinh động nhờ có sự quan tâm đầu tư cho soạn giảng, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh trên lớp.
Tuy nhiên, việc dạy học này chưa được thực hiện đều ở đại bộ phận giáo viên của các trường. Nhiều tiết dạy vẫn chưa tổ chức được cho học sinh sưu tầm tư liệu và chuẩn bị bài chu đáo, chưa tạo được sự hứng thú cho học
32
sinh tham gia học hỏi và tìm hiểu kĩ bài học. Điều này dẫn đến nhiều học sinh không biết gì về truyền thống lịch sử của cha ông hay nhầm lẫn rất nhiều các khái niệm với nhau.
Qua hai đợt thực tập sư phạm ở trường Tiểu học Liên Minh- Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc, tôi đã gửi thầy cô chủ nhiệm khối 4, 5 phiếu thăm dò ý kiến về thực trạng dạy - học phần lịch sử trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5 và học sinh phiếu điều tra tình hình học tập của học sinh:
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
(Thực trạng dạy học phần lịch sử trong môn Lịch sử và Địa lí) Xin thầy/ cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau: Câu 1: Trong trường Tiểu học, mức độ dạy học phân môn lịch sử là?
1 tiết/ tuần 2 tiết/ tuần Thỉnh thoảng Ít khi
2. Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học trong khi dạy lịch sử của thầy/ cô?
(Với mỗi phương pháp, hãy đánh dấu x vào 1 trong 3 cột phù hợp với suy nghĩ của thầy/ cô.)
Phương pháp
Mức độ sử dụng Thường
xuyên Đôi khi
Không sử dụng 1. Quan sát
2. Thảo luận nhóm 3. Đàm thoại
33
4. Diễn giảng- thuyết trình 5. Giải quyết vấn đề
6. Truyền đạt 7. Đóng vai 8. Kể chuyện 9. Đánh trận giả
Phiếu điều tra tình hình học tập của học sinh
Họ tên:………..
Lớp:……… Trường:………
Em hãy cho biết ý kiến của mình qua các câu hỏi sau:
Câu 1: Khi học phần lịch sử trong môn Lịch sử và Địa lí em cảm thấy?
(Đánh dấu x vào 1 trong 3 ô trống hoặc ghi ý kiến khác của em)
Rất thích Bình thường Không thích
Ý kiến khác:……… Câu 2: Em tham gia những hoạt động nào trong giờ học lịch sử?
(Với mỗi hoạt động, hãy đánh dấu x vào 1 trong 3 cột)
Các hoạt động
Mức độ hoạt động Thường
xuyên
Đôi khi Ít khi
1. Nghe GV giảng và ghi chép 2. Đọc trong SGK để trả lời câu hỏi
34
3. Trao đổi, thảo luận với bạn để giải quyết một vấn đề nào đó.
4. Quan sát tranh trong SGK hoặc trên bảng.
5. Đóng vai mô phỏng 6. Trò chơi lịch sử
7. Giải quyết vấn đề học tập dựa vào kiến thức đã học.
Kết quả thu được cho thấy, thầy cô và các em học sinh không thích dạy
- học phân môn lịch sử vì cho rằng đó là một giờ học tẻ nhạt, khô khan, chỉ là môn phụ. Học sinh học môn lịch sử thường tiếp thu một cách thụ động do đa số giáo viên chỉ dùng một phương pháp đã cũ là thuyết trình cốt sao cho học sinh chỉ cần nhớ tên nhân vật và sự kiện lịch sử là đủ. Chính vì vậy học sinh không hứng thú trong các giờ học lịch sử và đặc biệt không hình dung sinh động được về các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách xa các em rất xa. Từ đó dễ tạo cho các em có thói quen ỷ lại, thụ động, dễ quên và trì trệ trong tư duy. 2.3. Thực trạng của việc dạy học sinh tìm hiểu các sự kiện lịch sử
Vì mục tiêu của môn học chỉ là cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản, ban đầu của lịch sử dân tộc nên chương trình chỉ có thể lựa chọn những sự kiện, những nhân vật lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn lịch sử mà không thể dạy cho các em một hệ thống kiến thức chặt chẽ như các cấp học trên. Cũng chính vì không có hệ thống chặt chẽ nên những “nhịp dẫn” của “cây cầu lịch sử” bị “đứt đoạn” làm cho người giáo viên gặp khó khăn trong việc “dẫn” các em đi từ thời đại này tới thời đại kia, từ sự kiện này tới sự kiện khác. Chẳng hạn: khi dạy bài “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời” (Lịch sử lớp 5), người giáo viên phải giúp học sinh hiểu được hoàn cảnh lịch sử của sự
35
kiện lịch sử trọng đại này trước khi bước vào nội dung chính của bài. Nếu ở các cấp học trên thì thao tác này không đòi hỏi người giáo viên mất nhiều công sức vì trước đó học sinh đã được học đầy đủ về tình hình lịch sử của đất nước giai đoạn 1925 - 1930 nên hiểu được bối cảnh lịch sử với yêu cầu cấp bách phải có một chính đảng thống nhất và đủ mạnh để lãnh đạo cách mạng nước ta. Ngược lại, ở tiểu học, trước khi học bài này học sinh mới được học về một số nhân vật và sự kiện lịch sử tiêu biểu nên không thể hiểu được đầy đủ bối cảnh lịch sử của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Vì vậy người giáo viên phải có khả năng khái quát vấn đề rất cao, vừa dẫn được cái xa, vừa nêu được cái gần với những yếu tố “đắc địa”, phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh để không mất nhiều thời gian mà vẫn giúp các em nhanh chóng hiểu được vấn đề. Muốn vậy người giáo viên phải thông hiểu lịch sử và có kho tàng ngôn ngữ giàu có với khả năng diễn đạt ngắn gọn, trong sáng và dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học. Nhưng thực tế, chỉ có một số giáo viên làm được điều đó.
36
CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP DẠY HỌC CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ TRONG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4, 5
2.1. Các sự kiện lịch sử trong chương trình phân môn Lịch sử Chương trình Lịch sử lớp 4
Tên bài Sự kiện lịch sử
Bài 1: Nước Văn Lang - Sự ra đời của nhà nước Văn Lang
Bài 2: Nước Âu Lạc - Sự ra đời nhà nước Âu Lạc
- Triệu Đà xâm chiếm nước Âu Lạc Bài 3: Nước ta dưới
ách đô hộ của thực dân phong kiến phương Bắc
- Nước ta bị các triều đại phong kiến đô hộ hơn một nghìn năm
Bài 4: : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Bài 5:Chiến thắng
Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo
- Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo
Bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
- Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước
- Nước Đại Cồ Việt ra đời Bài 8: Cuộc kháng
chiến chống quân
Tống xâm lược lần thứ nhất ( năm 981)
- Chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng dưới sự lãnh đạo của vua Lê Đại Hành đã chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống
37
ra Thăng Long - Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt
Bài 10: Chùa thời Lý - Chùa thời Lý được xây dựng với qui mô lớn
Bài 11: Cuộc kháng
chiến chống quân
Tống xâm lược lần thứ hai
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã giành thắng lợi Bài 12: Nhà Trần thành lập - Nhà Trần thành lập Bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê
- Nhà Trần rất coi trọng việc đắp đê
Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên hoàn toàn thắng lợi
Bài 15: Nước ta cuối thời Trần
- Nhà Trần bước vào thời kì suy yếu - Sự thành lập và sụp đổ của nhà Hồ - Nước ta bị nhà Minh đô hộ
Bài 16: Chiến thắng Chi Lăng
- Nghĩa quân Lam Sơn đánh tan quân Minh ở Chi Lăng
- Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, mở đầu thời Hậu Lê Bài 17: Nhà Hậu Lê và
việc quản lí đất nước
- Bộ luật Hồng Đức ra đời
Bài 18: Trường học thời Hậu Lê
- Thay đổi hình thức thi cử: cứ ba năm tổ chức một kì thi Hương, Hội, Đình
- Nội dung học tập để thi cử thời Hậu Lê là Nho giáo
38
khoa học thời Hậu Lê - Văn học chữ Nôm không ngừng phát triển
Bài 21: Trịnh -
Nguyễn phân tranh
- Chính quyền nhà Lê bị suy yếu
- Nước ta bị chia cắt thành hai Đàng: Đàng Trong và Đàng Ngoài
Bài 22: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
- Công cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong được xúc tiến mạnh mẽ
Bài 23: Thành thị ở thế kỉ XVI- XVII
- Một số thành thị ở nước ta trở nên phồn thịnh
Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786)
- Nghĩa quân Tây Sơn kéo quân ra Thăng Long tiêu diệt chính quyền họ Trịnh
Bài 25: Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789)
- Quân Thanh xâm lược nước ta và chiếm Thăng Long
- Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, kéo quân ra Bắc đánh đuổi quân Thanh
Bài 26: Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung
- Quang Trung ban bố “Chiếu khuyến nông”, “Chiếu lập học” và đề cao chữ Nôm
Bài 27: Nhà Nguyễn thành lập
- Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn, lập nên triều Nguyễn
- Nhà Nguyễn ban hành luật Gia Long Bài 28: Kinh thành
Huế
- Kinh thành Huế được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới
39
Chương trình Lịch sử lớp 5 Bài 1: “Bình Tây Đại
nguyên soái” Trương Định
- Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định
Bài 2: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước
- Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước
Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế
- Cuộc phản công ở kinh thành Huế
Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
Bài 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông du
- Phan Bội Châu và phong trào Đông du
Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
- Nguyễn Tất Thành từ cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
Bài 7: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Bài 8: Xô viết Nghệ- Tĩnh - Xô viết Nghệ- Tĩnh Bài 9: Cách mạng mùa thu - Cách mạng tháng 8 thành công Bài 10: Bác Hồ đọc: “Tuyên ngôn Độc lập” - Bác Hồ đọc: “Tuyên ngôn Độc lập”
40
thế hiểm nghèo
Bài 13: “…Thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước…”
- Cả dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến với tinh thần “…Thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước…”
Bài 14: Thu đông 1947, Việt Bắc “Mồ chôn giặc Pháp”
- Thu đông 1947, Việt Bắc “Mồ chôn giặc Pháp”
Bài 15: Chiến thắng biên giới thu – đông 1950
- Chiến thắng biên giới thu – đông 1950
Bài 16: Hậu phương sau những năm chiến dịch biên giới
- Hậu phương sau những năm chiến dịch biên giới phát triển vững mạnh
Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
- Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Bài 19: Nước nhà bị chia cắt
- Nước nhà bị chia cắt
- Hiệp định Gionevo chấm dứt chiến tranh Đông Dương
Bài 20: Bến Tre Đồng khởi
- Bến Tre Đồng khởi
Bài 21: Nhà máy hiện đại đầu tiên ở nước ta
- Nhà máy hiện đại đầu tiên ở nước ta
Bài 22: Đường Trường Sơn
- Đường Trường Sơn được xây dựng
Bài 23: Sấm sét đêm giao thừa
41
Bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
- Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
Bài 25: Lễ kí hiệp định Pari
- Lễ kí hiệp định Pari
Bài 26: Tiến vào Dinh Độc lập
- Tiến vào Dinh Độc lập
- Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc - Đất nước thống nhất và độc lập
Bài 27: Hoàn thành thống nhất đất nước
- Sau cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung nước ta có nhà nước thống nhất
Bài 28: Xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình
- Xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình
2.2. Sự kiện lịch sử được phân loại theo tính chất
a. Sự kiện lịch sử mang tính chính trị
- Sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc - Triệu Đà xâm chiếm nước Âu Lạc
- Nước ta bị các triều đại phong kiến đô hộ hơn một nghìn năm - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo
- Ngô Quyền lên ngôi vua, mở đầu thời kì độc lập lâu dài của nước ta - Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, nước Đại Cồ Việt ra đời
- Quân Tống xâm lược nước ta
- Chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng đã chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống
42
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần hai thắng lợi - Nhà Trần thành lập
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên ba lần đều thắng lợi
- Nhà Trần suy yếu
- Sự thành lập và sụp đổ của nhà Hồ - Nước ta bị nhà Minh đô hộ