Trực quan

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học sinh tìm hiểu các sự kiện lịch sử trong môn lịch sử và địa lý lớp 4, 5 (Trang 52)

d. Sự kiện lịch sử mang tính xã hội

2.3.3.Trực quan

* Mục tiêu: giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, tuởng tuợng và

nhớ sự kiện nhanh hơn. * Cách tiến hành :

Một trong những phương pháp không thể thiếu được khi dạy phân môn lịch sử là phương pháp trực quan. Những phương tiện trực quan được sử dụng nhiều để dạy môn lịch sử là:

- Tranh, ảnh tư liệu: Loại này được bố trí ở loại bài về các cuộc khởi nghĩa, các chiến dịch, loại bài về chính trị xã hội và thành tựu.

Đó là tranh ảnh về các cuộc khởi nghĩa, các cuộc biểu tình, về một loại vũ khí nào đó, về tình hình chính trị, kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân, về các thành tựu kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật,…của mỗi triều đại ứng với mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Đối với loại bài này người giáo viên phải am hiểu đầy đủ về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật của mỗi thời kỳ mới có thể hiểu và khai thác tốt kênh hình phục vụ việc giảng dạy đạt hiệu quả cao. Ví dụ khi dạy bài “xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX” (Lịch sử lớp 5) thông qua các bức ảnh có trong bài (gồm 03 bức: 01 bức chụp cảnh 03 người nông dân Việt Nam cởi trần, đội mê nón rách, thân hình gầy guộc da bọc xương trong đó có 02 người kéo cầy, một người cầm cầy cày ruộng; 01 bức chụp cảnh ga Hà Nội năm 1900; 01 bức chụp cảnh phố Tràng Tiền - Hà Nội năm 1905) cần hướng dẫn học sinh phân tích để đi đến các kết luận:

+ Người Việt Nam bị bóc lột thậm tệ, cuộc sống vô cùng cực khổ + Xã hội Việt Nam đã có những ảnh hưởng của phương Tây

49

+ Xã hội Việt Nam đã xuất hiện một giai cấp mới đó là giai cấp công nhân (bị cướp hết ruộng đất, bị bần cùng hoá phải làm thuê trong các đồn điền, các xí nghiệp của tư sản,...)

+ Đường sắt lần đầu tiên được xây dựng ở nước ta nhưng là để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

Như vậy với bài này yêu cầu người giáo viên phải thông hiểu tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá của nước ta đầu thế kỷ 20 trong mối quan hệ với tình hình thế giới lúc bấy giờ.

Khi dạy bài “...Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước...” (Lịch sử lớp 5), thông qua bức ảnh người chiến sĩ cảm tử quân ôm bom ba càng trong tư thế anh dũng xông lên cần giúp học sinh hiểu được mấy nội dung cơ bản sau:

+ Tinh thần chiến đấu dũng cảm và sẵn sàng hy sinh vì nền độc lập của quân dân ta (Việc ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch đồng nghĩa với việc người chiến sĩ đã chấp nhận hy sinh vì khi bom nổ thì người chiến sĩ cảm tử cũng sẽ hy sinh).

+ Bom ba càng là một loại vũ khí của chính người Việt Nam sáng tạo ra dùng để đánh xe tăng địch (trong điều kiện ta chưa có vũ khí chống xe tăng nên “sáng tạo” đó đã chẳng những giúp ta giải quyết kịp thời khó khăn trước mắt có tính quyết định đến việc thắng - thua trên chiến trường mà còn thể hiện lòng yêu nước và trí thông minh tuyệt vời của người Việt Nam,...)

Việc khai thác tranh ảnh thể hiện các thành tựu văn hoá như điêu khắc, kiến trúc, các giá trị văn hoá phi vật thể là khó khăn hơn cả với người giáo viên vì đây là những lĩnh vực không dễ hiểu và càng không dễ chuyển tải đến học sinh, nhất là học sinh tiểu học. Như trong bài “Chùa thời Lý” (Lịch Sử 4), khi khai thác bức ảnh Chùa Một Cột, ngoài việc khẳng định một số giá trị về mặt kiến trúc, điêu khắc còn phải giúp các em hiểu: Chùa Một Cột thể hiện

50

sinh động sự gặp gỡ giữa phật giáo và văn hoá Việt Nam (đây là một giá trị văn hoá phi vật thể). Người giáo viên giải thích: Chùa là “sản phẩm” của Phật giáo nhưng chùa mang hình dáng một bông hoa sen nở trên mặt nước như Chùa Một Cột thì lại rất Việt Nam và chỉ ở Việt Nam mới có. Và mối quan hệ, sự gặp gỡ này còn thể hiện ở chỗ: Phật giáo dạy con người về những điều chân, thiện còn hoa sen trong tâm thức người Việt là hiện thân của sự thanh tao, trong sáng “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” (Tất nhiên khi diễn đạt ý này cho học sinh tiểu học phải bằng thứ ngôn ngữ và cách diễn đạt phù hợp với nhận thức của các em).

- Bản đồ, lược đồ lịch sử: Chủ yếu được bố trí ở loại bài về các cuộc khởi nghĩa, các chiến dịch, các trận đánh nhằm giúp học sinh hiểu được vị trí của cuộc khởi nghĩa, chiến dịch, trận đánh,… cách bố trí lực lượng hai bên và diễn biến của cuộc khởi nghĩa, chiến dịch, trận đánh,…

Khi khai thác lược đồ giáo viên phải giúp học sinh hiểu được ý nghĩa sâu xa của cách trọn vị trí trận địa, việc bố phòng và hướng tấn công của hai bên qua đó làm nổi bật âm mưu của địch, sự thông minh và nghệ thuật quân sự tài tình cũng như tinh thần chiến đấu dũng cảm của ta từ đó giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc cho các em. Ví dụ ở bài: “Thu - đông 1947, Việt Bắc “Mồ chôn giặc Pháp” (Lịch sử lớp 5), khi hướng dẫn trên lược đồ người giáo viên không dừng lại ở mức độ chỉ cho học sinh thấy các hướng tấn công của địch và cách chọn vị trí tiêu diệt địch của ta một cách đơn thuần mà còn phải giúp các em phân tích để thấy âm mưu thâm độc của Thực dân Pháp trong việc bao vây nhằm tiêu diệt gọn, chặt đứt mọi đường rút và đường liên hệ của ta với bên ngoài nhưng với việc “ nắm địch”, “ hiểu địch” tốt và bằng nghệ thuật quân sự tài tình ta đã hoá giải và đập tan âm mưu của chúng. - Các phương tiện nghe nhìn: ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy học lịch sử như giảng bài bằng giáo án điện tử, cho học sinh xem các đoạn

51

băng tư liệu về diễn biến của các trận đánh và về giới thiệu các nhân vật lịch sử có trong bài dạy.

2.3.4. Hướng dẫn học sinh tự tìm kiếm tư liệu

* Mục tiêu: Nhằm giúp học sinh phát triển khả năng tự học, tự tìm kiếm và phát triển khả năng sáng tạo.

* Cách tiến hành:

Với những loại bài dạy về sự kiện lịch sử: việc sưu tầm tư liệu là rất quan trọng để các em dễ hình dung, dễ nhớ, nhớ lâu các sự kiện đó. Chính vì vậy học sinh phải sưu tầm tranh ảnh từ ở nhà, đọc trước SGK kết hợp với những tư liệu sưu tầm được hoặc do giáo viên cung cấp để nắm vững được

nội dung bài.

Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật và tồn tại khách quan trong quá khứ. Vì vậy không thể phán đoán, suy luận hay tưởng tượng để nhận thức lịch sử, mà cần phải thông qua những "dấu tích" của quá khứ, những chứng cứ về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra. Cho nên việc tất yếu không thể không tiến hành là cho học sinh tiếp nhận thông tin từ sử liệu bằng nhiều hình thức khác nhau. Học sinh tiểu học cần có những biểu tượng về "các sự kiện đã diễn ra", cần tạo ra trong nhận thức của học sinh những hình ảnh cụ thể, sinh động rõ nét về các nhân vật lịch sử và hoạt động của họ trong thời gian, không gian, trong những điều kiện lịch sử cụ thể, những quan niệm xã hội cụ thể.

Học tập Lịch sử theo quan niệm hiện đại không phải là sự học thuộc, nạp vào trí nhớ của người học theo lối thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe, học sinh học thuộc lòng theo thầy, theo sách giáo khoa mà là: học sinh thông qua quá trình làm việc với sử liệu, tự tạo cho mình các hình ảnh lịch sử, tự hình dung về lịch sử đã diễn ra trong quá khứ. “Ngay ở tiểu học, học sinh cũng cần phải được làm quen và học tập các thao tác trí tuệ trong hoạt động

52

khoa học của các nhà sử học, dù mức độ chỉ dừng ở lại ở các hình thức sơ đẳng nhất.” [14, Tr 544]

Như vậy, cần phải thay đổi quan niệm rằng học tập lịch sử đồng nghĩa với kể chuyện lịch sử tức là không phải là sự cung cấp sẵn cho học sinh những thông tin về các sự kiện đã diễn ra mà học sinh phải được làm việc với các nguồn tư liệu lịch sử, rồi tự phát hiện ra dấu hiệu về các sự kiện đó mà hình thành dần trong nhận thức biểu tượng về chúng.

2.2.5. Sơ đồ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Mục tiêu: Nhằm giúp học sinh phát triển khả năng tư duy phân tích. * Cách tiến hành:

Sử dụng sơ đồ đơn giản về cấu trúc xã hội để hướng dẫn học sinh tiểu học tìm hiểu về cấu trúc xã hội là phương pháp rất phù hợp và hiệu quả trong khi việc thiết kế các sơ đồ đó (như một đồ dùng dạy học) lại không khó và không mất nhiều thời gian của người giáo viên. Điều cần bàn ở đây là cách khai thác sơ đồ trong quá trình dạy học. Tôi xin trình bày vấn đề này thông qua một ví dụ. Đó là ví dụ khi dạy bài “Nước Văn Lang” trong chương trình của phân môn Lịch sử lớp 4. Ở bài này ta thiết kế sơ đồ như sau (trên phiếu học tập):

53

Với cách thiết kế như trên người giáo viên hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh bằng cách chia lớp thành các nhóm 4, nhóm 5 hoặc nhóm 6 (tuỳ tình hình cụ thể của mỗi lớp) để các nhóm thảo luận, tự hoàn thiện sơ đồ và nêu nhận xét của mình về cấu trúc xã hội Văn Lang. Sau khi các nhóm hoàn thành nhiệm vụ (trong một khoảng thời gian nhất định), giáo viên cho các nhóm dán các phiếu bài tập của nhóm mình lên bảng. Tiếp theo giáo viên yêu cầu từ 1 đến 2 nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, góp ý,…cuối cùng giáo viên tổng kết, kết luận, chuẩn hoá kiến thức thông qua một sơ đồ lớn đã được giáo viên chuẩn bị trước. Nhóm:………

Nhiệm vụ: Đọc sách giáo khoa, hoàn thiện sơ đồ sau và trình bày những hiểu biết về các tầng lớp xã hội của Nước Văn Lang: Phần trìnhbày:………

………

………

54

Như vậy, cách mà chúng tôi đề cập ở đây hoàn toàn khác với việc giáo viên hoặc là diễn giải bằng lời trực tiếp cho học sinh nghe hoặc thông qua sơ đồ hoàn chỉnh để giảng giải cho học sinh. Cả hai cách đó đều không thể hiện được yêu cầu tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.

2.3.6. Đóng vai mô phỏng

* Mục tiêu: Nhằm giúp học sinh phát triển khả năng giải quyết vấn đề, tưởng tượng và khả năng nhìn nhận vấn đề theo các khía cạnh khác nhau.

Đóng vai là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành

làm thử một số cách ứng xử trong một tình huống đạo đức hoặc pháp luật giả định.

Nhóm:………

Nhiệm vụ: Đọc sách giáo khoa, hoàn thiện sơ đồ sau và trình

bày những hiểu biết về các tầng lớp xã hội của Nước Văn Lang:

Phần trình bày: Trong xã hội Văn Lang, đứng đầu là vua gọi là Hùng Vương. Giúp vua trị vì là Lạc hầu (quan văn), Lạc tướng (quan võ). Dưới Lạc hầu, Lạc tướng là những người dân thường gọi là Lạc dân. Tầng lớp dưới cùng của xã hội Văn Lang là Nô tì, đó là những người nô nệ.

Hùng Vương Lạc hầu, Lạc tướng

Lạc dân

55

* Ưu điểm của phương pháp đóng vai:

- Góp phần tích cực thúc đẩy động cơ, hiệu quả học tập cao, rèn luyện kĩ năng tình huống tốt.

- Trong phương pháp người học diễn tả thái độ của người khác ở những tình huống theo kịch bản cho trước.

- Vai diễn được các thành viên quan sát hoặc ghi hình lại.

- Đóng vai nhằm diễn tả lại những cuộc đối thoại, tạo ra những tình huống mâu thuẫn hoặc rèn luyện thái độ giao tiếp.

- Gây ấn tượng bởi dễ hình dung, hình ảnh sống động, dễ hiểu, dễ nhớ, người học nắm bắt được cách xử lí tình huống qua vai diễn của người khác.

- Chiến lược, chiến thuật giải quyết vấn đề trong vai diễn đầy kịch tính, góp phần làm tăng khả năng giải quyết những tình huống thực tiễn đa dạng.

- Qua vai diễn, học sinh có thể tự điều chỉnh và thay đổi phương thức ứng xử tốt hơn, hiểu cách nhìn của người khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Luyện tập được cách dẫn chuyện và các chiến lược chiến thuật trong xử lí vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

* Nhược điểm

- Những tình huống giả định phi thực tế làm mất tính hiệu quả. - Học sinh phần lớn e ngại, ngượng ngùng khi đóng vai.

- Đòi hỏi một khả năng diễn xuất, ứng xử nhất định mà phần lớn học sinh khó thể hiện.

- Đòi hỏi phải có sự điều khiển khéo léo, nhằm giảm bớt sự sợ hãi thường có.

- Mất thời gian, mặc dù có cố gắng đến thế nào thì phần lớn học sinh đều lung túng khi bị cử đóng vai.

56

Phương pháp đóng vai có thể thực hiện dưới dạng hoạt cảnh tình huống để giới thiệu bài hay để tìm hiểu mục đặt vấn đề. Phương pháp đóng vai có thể xây dựng thành tiểu phẩm để củng cố bài học. Nghĩa là ở mỗi phần của bài học chúng ta đều có thể sử dụng phương pháp đóng vai tuỳ theo nội dung và mục đích của bài dạy.

Để phương pháp đóng vai thực sự có hiệu quả ta cần tiến hành theo các bước:

Bước 1. Giáo viên giới thiệu tình huống vào cuối tiết học tuần trước để

học sinh các tổ nhóm xây dựng kịch bản và phân công sắm vai.

Bước 2. Thể hiện kịch bản (tình huống) Bước 3. Học sinh nhận xét, rút ra bài học. Bước 4: Giáo viên nhận xét đánh giá

Ví dụ: Đóng vai mô phỏng diễn biến khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

 Người dẫn chương trình: “Do không cam chịu bị áp bức, bóc lột nặng

nề, nhân dân ta đã nổi dậy đấu tranh làm cho vua Hán hết sức lo lắng nên đã hỏi Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định”

 Vua Hán: “Ngươi hãy cho ta biết vùng đất Giao Chỉ là vùng đất như thế

nào?”

 Tô Định: “Muôn tâu bệ hạ, Giao Chỉ đất rộng, người nhiều, hiểm trở

độc hại, dân sứ ấy rất khó cai trị”

 Người dẫn: “Bấy giờ ở huyện Mê Linh, có hai chị em là Trưng Trắc,

Trưng Nhị sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, hai chụ em sớm có lòng căm thù quân xâm lược”

 Trưng Trắc: “Chúng ta nhất định phải khởi nghĩa để đền nợ nước, trả

57

 Trưng Nhị và các tướng: “Chúng ta sẽ bắt đầu đánh ở cửa sông Hát,

làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh tiến xuống đánh chiếm Cổ Loa, rồi từ Cổ Loa tiến đánh Luy Lâu- trung tâm của chính quyền đô hộ”

 Người dẫn: “Bị đòn bất ngờ, quân Hán không dám chống cự, bỏ hết của

cải, vũ khí, lo chạy thoát thân. Tô Định sợ hãi đã cắt tóc, cạo râu giả làm thường dân, lẩn vào đám tàn quân trốn về Trung Quốc”.

2.3.7. Trò chơi lịch sử

* Mục tiêu: Nhằm giúp học sinh rèn luyện thêm các kỹ năng lịch sử, phát triển tư duy mềm dẻo, tăng cường khả năng vận dụng, phát triển những phẩm chất đạo đức tốt.

* Cách tiến hành: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp tổ chức trò chơi học tập lịch sử, giáo viên có thể sử dụng

trong quá trình truyền thụ kiến thức mới, phần củng cố bài, kể cả dùng cho học sinh học tập ở nhà, các tiết làm bài tập, các tiết ngoại khóa…

Tổ chức trò chơi trong dạy học môn lịch sử có vai trò và ý nghĩa đặc

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học sinh tìm hiểu các sự kiện lịch sử trong môn lịch sử và địa lý lớp 4, 5 (Trang 52)