Chuẩn bị SĐTD

Một phần của tài liệu thiết lập và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học chương i, ii phần ba sinh học vi sinh vật sinh học 11 – cơ bản (Trang 55)

1. Kết quả luận văn

1.2.1 Chuẩn bị SĐTD

Bước chuẩn bị SĐTD có vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy của GV. SĐTD sẽ như nội dung của một giáo án hoàn chỉnh, sau khi hoàn thành SĐTD thì công việc còn lại chỉ là đặt câu hỏi tư duy để giúp hình thành kiến thức mới cho HS.Các bước để thiết lập 1 SĐTD hoàn chỉnh để ứng dụng vào giảng dạy tôi đã đề nghị ở phần 2. Có thể ứng dụng SĐTD vào dạy học với nhiều hình thức khác nhau nhưng để đạt hiệu quả cao có thể ứng dụng những hình thức sau: Các loại SĐTD Ý nghĩa SĐTD mẫu (GV tự vẽ trong quá trình soạn giáo án)

- Giúp GV thuận tiện trong quá trình soạn giáo án giảng dạy - Giúp HS hình thành kiến thưc tổng quát và kiến thức chi tiết về nội dung cần học.

SĐTD khuyết (là SĐTD mẫu đƣợc che đi vài vị trí quan trọng và sơ đồ này dƣợc phát cho HS)

- SĐTD khuyết có nội dung tương tự SĐTD mẫu nhưng được che đi một vài chỗ quan trọng, loại sơ đồ này có thể kích thích, phát triển tư duy phân tích và tổng hợp cũng như khả năng tóm tắt kiến thức của HS.

SĐTD bảng

(Là SĐTD

mẫu đƣợc GV vừa giảng vừa

- Sơ đồ này GV sẽ vừa giảng vừa vẽ trên bảng, loại sơ đồ này giúp tạo hứng thú cho HS khi nghe và nhìn GV giảng. Qua đó HS có thể nhìn lại SĐTD mẫu (vì SĐTD bảng chính là SĐTD mẫu được vẽ lên bảng) một lần cùng với lời giảng của GV, hoạt

vẽ lại trên bảng)

động này giúp HS khắc sâu kiến thức tốt hơn.

SĐTD ở nhà trƣớc khi học bài mới

- Loại sơ đồ này giúp phát triển khả năng sáng tạo của HS, nếu sơ đồ này được đánh giá cao sẽ kích thích tinh thần của HS. Vì thế GV nên lưu ý đối với loại sơ đồ này GV không nên phê bình quá thẳng thắn vì sẽ làm HS hụt hẫn, chỉ nên góp ý nhẹ nhàng.

SĐTD ở nhà sau khi học bài mới

- Sơ đồ này sẽ giúp GV đánh giá được qua bài giảng HS đã tiếp thu được gì và hiểu sâu sắc đến đâu để GV có thể điều chỉnh cách dạy hiện tai. Qua sơ đồ này còn giúp GV đánh giá được khả năng sáng tạo của HS.

BẢNG 2: CÁC LOẠI SĐTD CÓ THỂ SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY

Điều quan trọng trong quá trình chuẩn bị SĐTD, là chuẩn bị SĐTD mẫu, còn những dạng SĐTD khác được biến đổi hình thức SĐTD mẫu để phù hợp với mục đích sử dụng

1.2.2 Chuẩn bị cho HS về phương pháp làm việc với SĐTD và những dụng cụ cần thiết để tiến hành học và thiết kế SĐTD.

a. Chuẩn bị cho HS về phương pháp làm việc với SĐTD

Vào tiết đầu tiên của năm học giáo viên cần hướng dẫn cho HS một số vấn đề cụ thể về SĐTD như sau:

- Khái niệm SĐTD, tính phổ biến, công dụng, ưu điểm và nhược điểm của SĐTD đối với người học

- Nguyên tắc chung khi thiết lập SĐTD - Giới thiệu phần mềm imindmap

- Các bước để thiết lập SĐTD đối với môn Sinh học

- Gợi ý cách đặt câu hỏi để hình thành kiến thức (Ví dụ cụ thể đối với kiến thức khái niệm, kiến thức quá trình…

- Những lưu ý cần thiết để vẽ SĐTD tốt hơn

b. Chuẩn bị cho HS những dụng cụ cần thiết để tiến hành học và thiết kế SĐTD.

- Cần chuẩn bị cho HS “giáo trình”, là những kiến thức của sách giáo khoa đã được bổ sung kiến thức hoàn chỉnh theo chương trình chuẩn và một số bài tập củng cố. Theo tôi nhận thấy rằng việc chuẩn bị giáo trình trước và yêu cầu HS đọc hoàn thành SĐTD mẫu ở nhà, sẽ tiết kiệm được thời gian giảng dạy trên lớp cho GV, nhờ đó GV có thể có thời gian để hoàn thành SĐTD bảng một cách tốt nhất, còn về phía HS có thể nhìn lại SĐTD khuyết 1 lần nữa, sửa chữa lỗi sai, từ đó có thể khắc sâu kiến thức tốt hơn. Hơn nữa, có thể khuyến khích HS vẽ 1 SĐTD khác SĐTD khuyết theo ý tưởng của bản thân trước khi lên lớp. GV có thể đánh giá khả năng sáng tạo của HS một cách triệt để nhất. Tóm lại, sử dụng SĐTD vẫn càn là một biện pháp mới đối với HS Việt Nam, nên để có thể áp dụng thành công SĐTD vào giảng dạy thì công tác chuẩn bị cho HS làm việc với SĐTD giữ vai trò rất quan trọng. Để khuyến khích tinh thần và tạo hứng thú cho HS, GV có thể quy định khen thưởng cho những thành quả sáng tạo của HS.

1.2.3 Sử dụng SĐTD cho cho 1 tiết dạy

Dù không được thực nghiệm sư phạm do nhiều nguyên nhân nhưng qua quá trình thực tập giảng dạy trên lớp và qua ý kiến phỏng vấn của GV hướng dẫn chuyên môn Cô Lê Thị Xuân Trang (GV dạy Sinh, trường THPT Long Mỹ) thì việc áp dụng SĐTD vào giảng dạy Sinh học cho HS THPT sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Sau đây tôi xin đề xuất quy trình sử dụng SĐTD theo tiến trình 1 tiết dạy.

a. Kiểm tra bài cũ

- Bƣớc 1: GV sẽ có một SĐTD khuyết với nội dụng bài cũ (Có thể khuyết những

chỗ khuyết khác với SĐTD khuyết mà HS có) gọi 1 HS lên bảng hoàn thành (trong 5 phút)

+ Sau khi vẽ xong GV sẽ hỏi thêm một số câu hỏi tư duy có liên quan.

- Bƣớc 2: Trong quá trình HS đang hoàn thành SĐTD, GV sẽ kiểm tra các sơ đồ HS

cần hoàn thành trong tập (1 SĐTD khuyết của bài mới và 1 SĐTD hoàn chỉnh của bài cũ).

Căn cứ vào 3 yêu cầu đối khi thiết kế SĐTD vào hoạt động dạy – học: Tính sư phạm (Bố cục rõ ràng, mạch lạc , nhấn mạnh các trọng tâm kiến thức), tính nghệ thuật (Nếu được hãy sắp xếp SĐTD thành những hình ảnh gợi tưởng tượng, các màu sắc phối hợp hài hòa, sinh động) và tính hợp lí (sắp xếp các ý phải phù hợp với mạch tư duy và dễ dàng triển khai) (Theo Hoàng Đức Huy, 2009), GV có thể đánh giá và cho điểm SĐTD của HS theo những tiêu chí sau:

Tiêu chí Nội dung Điểm

Xác định đúng nội dung trọng tâm

- Xác định đúng nội dung trong tâm giữ vai trò quan trọng khi thiết kế SĐTD, vì thế khi đánh giá SĐTD do HS thiết kế cần đánh giá vấn đề nay đầu tiên.

20

Đảm bảo đầy đủ nội dung

- SĐTD phải đảm bảo đầy đủ nội dung theo yêu cầu - Tiêu chí này giúp đánh giá mức độ tiếp thu và ghi nhớ kiến thức của HS

30

Bố cục nội dung mạch lạc, logic…

- SĐTD phải có trình tự hợp lí, dễ hiểu

- Tiêu chí này giúp đánh giá khả năng tư duy hệ thống của HS

10

Hình thức có tính thẩm mỹ, nghệ thuật…

- SĐTD như một “bức tranh” về kiến thưc cần học nên tính thẩm mỹ cũng cần chú trọng.

- Tiêu chí này đánh giá được mức độ thành thạo của HS khi làm việc với SĐTD, ngoài ra còn đánh giá được mức độ quan tâm đến cách học theo SĐTD của HS. (tác giả bổ sung)

10

Có sáng tạo

- SĐTD thể hiện được tính sáng tạo của bản thân HS. Đặc biệt là đối với SĐTD do HS vẽ trước khi nghe giảng sẽ giúp GV nhận thấy rõ năng lực của HS. (tác giả bổ sung)

- Tiêu chí này ngoài việc đánh giá khả năng sáng tạo còn giúp GV loại bỏ được trường hợp sao chép.

BẢNG 3: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SĐTD

Theo kinh nghiệm tiếp xúc trực tiếp với HS phổ thông hiện nay, tôi nhận thấy rằng cần phổ biến tiêu chí này cho HS khi phổ biến phương pháp làm việc với SĐTD vào đầu năm học, nhằm giúp HS mục tiêu cần đạt được trong quá trình học với SĐTD, và qua đó còn giúp HS tự đánh giá được thành quả mà mình tạo ra.

Các bƣớc Nội dung

Bƣớc 1: Giao

nhiệm vụ cho HS trả bài

- Thường sẽ gọi 1 hoặc 2 HS (Vì trả bài theo SĐTD sẽ mất thời gian), giao nhiệm vụ trả bài cho từng em cụ thể

Bƣớc 2: Kiểm

tra tập

- Kiểm tra tập xem HS có hoàn thành các SĐTD cần thiết chưa (Vì đặc điểm học tập của HS THPH nên bước này nhằm tạo ra quy định cho HS)

- Có thể gọi một vài HS để kiểm tra tập và lấy điểm (Khắc phục việc mất thời gian cho trả bài)

Bƣớc 3: Đánh

giá

- Căn cứ vào tiêu chí để đánh giá kết quả mà HS đã đạt được - Cần đánh giá rõ ràng cho HS hiểu rõ hoặc có thể cho HS tự đánh giá

BẢNG 4: CÁC BƯỚC SỬ DỤNG SĐTD VÀO KIỂM TRA BÀI CŨ

c. Dạy bài mới

Ứng dụng SĐTD vào việc dạy một bài mới có thể tiến hành theo những bước sau:

- Bƣớc 1: Tiến hành theo hai hướng

+ Hướng 1: Nếu như bài mới là bài đầu tiên của một chương thì GV sẽ hình thành sơ đồ bảng kiến thức toàn chương, sau đó xác định vị trí của nội dung bài học trong SĐTD toàn chương đó (Do có giáo trình và HS đã hoàn thành SĐTD khuyết cho bài mới nên GV có thời gian để giảng theo cách này).

+ Hướng 2: Nếu bài mới là bài không phải là bài đầu chương thì GV có thể mở bài bằng cách gọi HS phát biểu vị trí kiến thức của bài mới trong SĐTD đã vẽ ở bài đầu chương hoặc có thể hỏi HS mối liên hệ giữa kiến thức của bài mới với kiến thức của bài

trước và kiến thức toàn chương. (Nếu HS hiểu được tổng quát kiến thức toàn chương thông qua SĐTD bảng mà GV đã vẽ ở bài đầu chương, thì việc trả lời câu hỏi này là hoàn toàn có thể).

- Bƣớc 2: GV diễn giảng nhanh và chủ yếu là sử dụng những câu hỏi tư duy (cái gì?

ai? ở đâu? khi nào? Tại sao? Và như thế nào?) để hình thành kiến thức mới cho HS.

- Bƣớc 3: GV vừa giảng vừa hoàn thành sơ đồ bảng, HS sẽ nghe giảng, nhìn GV

hoàn thành sơ đồ và sửa chữa SĐTD khuyết nếu có sai sót hoặc những chỗ chưa hoàn thành.

* Lƣu ý: sau khi hoàn thành một nhánh chính của SĐTD bảng, GV cần hệ thống lại

cho HS về kiến thức vừa mới hình thành, cứ thế sau khi hoàn thành SĐTD trên bảng GV sẽ khái quát lại 1 lần nữa, việc làm này không những giúp HS khắc sâu kiến thức mà còn phát triển tư duy tổng hợp.

Các bƣớc Nội dung

Bƣớc 1: Mở

bài

- Có thể tiến hành theo hai hướng: Khi bài mới là bài đầu chương và bài mới không phải là bài đầu chương

- Bước này giúp HS xác định được vị trí kiến thức mới và mối liên hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới

Bƣớc 2:

Hình thành kiến thức mới

- Hình thành một cách chi tiết kiến thức mới cho HS thông qua các câu hỏi tư duy

Bƣớc 3:

Hoàn thành SĐTD khuyết cho HS

- Việc nghe giảng và hoàn thành SĐTD khuyết sẽ giúp hình thành và phát triển tư duy tổng hợp, phân tích và khả năng trích lọc kiến thức cho HS.

BẢNG 5: CÁC BƯỚC SỬ DỤNG SĐTD VÀO DẠY BÀI MỚI

- Sau khi đã củng cố lại kiến thức thông qua SĐTD bảng, GV có thể yêu cầu HS giải những bài tập có trong giáo trình, hoặc nếu còn thời gian GV có thể cho HS làm một số bài tập mở rộng kiến thức.

- Nếu bài học là bài học cuối chương, GV có thể tổ chức trò chơi ghép hình cho HS. Trò chơi được tiến hành với những dụng cụ là những SĐTD khuyết đã hoàn thành ở mỗi bài học và những SĐTD do HS sáng tạo, GV sẽ quy định thời gian cho HS lên bảng ghép những SĐTD này thành một SĐTD hoàn chỉnh thể hiện kiến thức toàn chương, sau đó cử đại diện HS lên thuyết trình. (Lưu ý: những SĐTD khuyết sẽ ghép với nhau và những SĐTD nhà sáng tạo sẽ ghép với nhau, tạo thành 2 bức tranh với cùng một nội dung). Trò chơi này vừa tạo hứng thú, vừa gợi nhớ kiến thức toàn chương cho HS, qua đó còn phát triển khả năng tổng hợp, khả năng thuyết trình và tinh thần tập thể cho HS.

d. Yêu cầu về nhà

GV luôn phải yêu cầu HS hoàn thành SĐTD khuyết với nội dung bài mới trước khi lên lớp và hoàn chỉnh SĐTD với nội dung bài cũ. Việc này sẽ giúp GV có đủ thời gian triển khai hết nội dung bài mới theo SĐTD và giúp HS có cơ hôi khắc sâu kiến thức. Bên cạnh đó GV nên khuyến khích HS tự thiết kế nhiều SĐTD, vì việc này sẽ phát triển toàn diện khả năng tư duy của HS và điều này sẽ rất có ý nghĩa đối với việc học tập nói riêng và cuộc sống sau nay nói chung của HS.

e. Ứng dụng SĐTD vào 1 tiết giảng dạy cụ thể ở bài 23, chương II, phần ba Sinh học vi sinh vât

BÀI 23: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP, PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG

2. Kiểm tra bài cũ

HS 1: Hãy hoàn thành SĐTD cho phần I và II của bài 22. Dinh dưỡng, chuyển hóa

vật chất và năng lượng ở VSV (trong 4 phút). Trả lời câu hỏi: - Phân biệt các loại môi trường cơ bản dựa vào đặc điểm - Phân biệt các kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng

HS 2: Vẽ và trình bày SĐTD với nội dung của bài 23 (tối đa trong 6 phút, có thể vẽ bất kì phần nào trong bài)

3. Vào bài mới.

a. Đặt vấn đề: (2 phút)

Trong cuộc sống ngày nay, nhu cầu làm đẹp không chỉ dành riêng cho phái nữ mà còn cho tất cả mọi người. Ngoài những mỹ phẩm làm đẹp, còn có một loại thực phẩm thông dụng thường ngày vừa tốt cho sức khỏe, vừa làm đẹp, đó là sữa chua. Vậy các em có biết vì sao sữa chua lại có nhiều công dụng vậy không? Và vì sao khi làm sữa chua ta phải đậy kín và phơi nắng khoảng 1 ngày thì mới ăn được không?

Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta tìm hiểu bài 23: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP, PHÂN GIẢI CÁC CHẤT VÀ ỨNG DỤNG

b. Vào bài:

Thời gian

Nội dung

Hoạt động của GV Hoạt động

của HS 10 phút - VSV có thể sinh trưởng và phát triển nhanh là do VSV có quá trình chuyển hóa vật chất . I – QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP CÁC CHẤT Ở VSV VÀ ỨNG DỤNG - Vi sinh vật sử dụng năng lượng và enzim nội bào để

GV: hãy nêu vai trò của quá trình chuyển hóa vật chất đối với VSV? (xác định vị trí kiến thức mới cho HS)

GV: Hãy cho biết hoạt động chuyển hóa vật chất ở VSV gồm có những quá trình nào? (Hình thành nhánh kiến thức bậc 2 trong SĐTD cho HS)

* Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu quá trình đầu tiên đó là quá trình tổng hợp HS: để sinh trưởng HS trả lời: + Có 3 quá trình: phân giải ngoại bào, phân giải nội bào và sinh tổng hợp.

tổng hợp các chất.

* Tổng hợp prôtêin

-(Axitamin)n

Prôtêin

- Ứng dụng: Sản xuất sinh khối (Protein đơn bào)

Các loại vi sinh vật có nguồn protein dồi dào được sử dụng để sản xuất sinh khối như: nấm ăn, chlorella...các vi sinh vật được sử dụng để lên men các sản phẩm làm thức ăn trong chăn nuôi. Bổ sung nguồn protein trong thức ăn cho người và động vật.

* Tổng hợp pôlisaccarit

- Nhờ chất khởi đầu là ADP – glucôzơ (ađênôzin

GV: quá trình tổng hợp các chất ở VSV gồm có những phương thức tổng hợp nào? (Hình thành khái niệm bậc 3 trong SĐTD cho HS)

GV yêu cầu lớp chia làm 4 nhóm, nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm (3 phút) và đại diện nhóm lên bảng trình bày các phương thức tổng hợp với những đặc điểm sau:

- Các phương thức tổng hợp ở VSV diễn ra như thế nào? Hệ

Một phần của tài liệu thiết lập và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học chương i, ii phần ba sinh học vi sinh vật sinh học 11 – cơ bản (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)