1. Kết quả luận văn
1.1.1 Phân tích nội dung chính và lập dàn ý
Dàn ý giữ một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành SĐTD hoàn chỉnh. Lập dàn ý với mục đích:
- Phát họa một “bức tranh” về nội dung của một chương, một bài hay một khái niệm: Khi đã tìm ra được nội dung trọng tâm nhất, lập dàn ý sẽ giúp chúng ta xác định được những phần kiến thức nhỏ xoay quanh nội dung chính đó, ví dụ như: Khái niệm về một sự vật, hiện tượng sẽ có định nghĩa chính và xoay quanh định nghĩa đó còn có đặc điểm, tính chất, ví dụ minh họa…
- Bức tranh phát họa này còn giúp người thiết kế hình dung được mối liên hệ giữa khái niệm trung tâm với các khái niệm xung quanh. Hơn nữa dàn ý còn giúp phát triển ý tưởng để vẽ “bức tranh” SĐTD hoàn chỉnh.
- Lưu ý: trong quá trình phân tích nội dung và lập dàn ý cần thay đổi bố cục hoặc tên bài nếu cần thiết. Trong luận văn này, tôi đã thay đổi một số chỗ như sau:
+ Bài 22: Tôi đổi tên bài học thành TÌM HIỂU CHUNG VỀ VI SINH VÂT, vì lí do nội dung bài này tôi chỉ giới thiệu về khái niệm VSV, những đặc điểm chung, môi trường nuôi cấy và các kiểu dinh dưỡng.
+ Bài 23: Ở bài này tôi thêm vào tên đề bài 2 từ “ỨNG DỤNG”, vì trong nội dung bài phần ứng dụng cũng giữ vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy bài 23, giúp giáo dục về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường cho HS. Ngoài ra, tôi thêm phần hô hấp và lên men của bài 22 vào phần phân giải nội bào thuộc phần 2.b, bổ sung kiến thức này nhằm đảm bảo tính hệ thống trong tổ chức giảng dạy hai quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV.
+ Bài 26: Tôi thay đổi bố cục nội dung như sau: trình bày các hình thức sinh sản ở vi sinh vật, và trong từng hình thức sinh sản sẽ nêu đặc điểm riêng ở VSV nhân sơ và
VSV nhân thực. Sự thay đổi này nhằm cho HS nhận thấy được sự khác nhau của các hình thức sinh sản ở VSV nhân thực và VSV nhân sơ.
Dưới đây là nội dung chi tiết (Dàn ý) của bài 23: Dàn ý này tôi dựa trên nội dung sách giáo khoa và sách chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ giáo dục để soạn.
BÀI 23: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP, PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG
I. Quá trình tổng hợp các chất các chất ở VSV và ứng dụng
1. Đặc điểm của quá trình tổng hợp
- Các VSV có khả năng tổng hợp các đại phân tử hữu cơ là thành phần chủ yếu của tế bào: protein, axit nucleic, lipit, polysaccarit… từ nguồn năng lượng và enzim nội bào của cơ thể.
+ Tổng hợp Axit nucleic: Các bazo nito kết hợp với đường 5 cacbon và axit photphoric để tạo các nucleotit, các nucleotit liên kết với nhau tạo ra axit nucleic
+ Tổng hợp protein: Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptid để tạo protein.
+ Tổng hợp polysacarit: Nhờ vào chất khởi đầu là: ADP – glucozo (glucozo)n + ADP – glucozo → (glucozo)n+1 + ADP
+ Tổng hợp lipit: glixerol liên kết với axit béo bằng liên kết este tạo lipit - Phản ứng diễn ra với tốc độ nhanh, phương thức tổng hợp đa dạng.
2. Ứng dụng của sự tổng hợp ở VSV
Do tốc độ sinh trưởng cao nên con người đã sử dụng các vi sinh vật để sản xuất các loại axit amin quý như:
Các loại vi sinh vật có nguồn protein dồi dào được sử dụng để sản xuất sinh khối như: nấm ăn, chlorella...các vi sinh vật được sử dụng để lên men các sản phẩm làm thức ăn trong chăn nuôi. Bổ sung nguồn protein trong thức ăn cho người và động vật.
b. Sản xuất axit amin
Sản xuất các axit amin không thể thay thế trong các hợp chất có trong thức ăn cho người và gia súc.
c. Sản xuất gôm sinh học
Gôm là một loại polysaccarit do VSV tiết ra nhằm bảo vệ tế bào VSV không bị khô và không bị virut xâm nhập, đông thời dự trữ cacbon và nguồn năng lượng.
Gôm được dùng trong sản xuất kem, làm phụ gia chế tạo dầu hỏa. Trong y học, dùng làm chất thay thế huyết tương, trong sinh hóa dùng làm chất tách chiết enzim.
II. Quá trình phân giải các chất ở VSV và ứng dụng
1. Đặc điểm chung của quá trình phân giải
Gồm có 2 quá trình: phân giải nội bào và phân giải ngoại bào
a. Phân giải ngoại bào: xảy ra bên ngoài tế bào VSV, đối với các chất dinh dưỡng có phân tử lớn: axit nucleic, protein, lipit, polysaccarit... Và quá trình này giúp biến đổi các chất có phân tử lớn trên thành các đơn phân để VSV dễ hấp thụ và chuyển hóa.
+ Phân giải axit nucleic và protein: VSV tiết enzim nucleaza phân giải nucleic axit thành các nucleotit và proteaza phân giải protein thành các axit amin.
+ Phân giải polysaccarit: VSV tiết enzim amilaza phân giải tinh bột thành glucozo, enzim xenlulaza phân giải xenlulozo thành glucozo, kitinaza phân giải kitin thành N – axetyl – glucozamin.
+ Phân giải lipit: VSV tiết enzim lipaza phân giải lipit thành axit béo và glixerol.
b. Phân giải nội bào: xảy ra bên trong tế bào VSV
+ Hô hấp kị khí: Xảy ra trong môi trường thiếu oxi, chất cho electron là chất hữu cơ, chất nhận electron là các chất vô cơ như: NO3-, SO42-, CO2. Hô hấp kị khí xảy ra ở màng sinh chất.
+ Lên men: Xảy ra ở môi trường không có oxi, chất nhận và cho đều là chất hữu cơ. Lên men xảy ra ở tế bào chất.
+ Hô hấp hiếu khí: Xảy ra trong môi trường có oxi, chất cho electron là chất hữu cơ, chất nhận electron là oxi phân tử. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở:
VSV nhân thực: xảy ra ở màng trong của ti thể
VSV nhân sơ: xảy ra ở màng sinh chất
2. Ứng dụng của quá trình phân giải ở VSV
a. Lợi ích
+ Sản xuất thực phẩm cho người và làm thức ăn cho gia súc + Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
+ Phân giải chất độc
+ Sản xuất bột giặt sinh học
+ Cải thiện ngành công nghiệp thuộc da
b. Tác hại
+ Gây hư hại thực phẩm: gây nấm mốc, ôi thiu thức ăn... + Làm giảm chất lượng lương thực, đồ dùng, hàng hóa...
Qua phân tích bài có thể nhận thấy rằng đối với bài 23 này ta có thể vẽ 3 SĐTD như sau:
+ SĐTD về quá trình tổng hợp các chất: sơ đồ này có kèm theo ứng dụng thực tiễn, sơ đồ về quá trình tổng hợp phải vẽ trong 1 vòng tròn (Hình tượng như diễn ra bên trong VSV)
+ SĐTD về quá trình phân giải nội bào: sơ đồ này cũng phải vẽ trong 1 vòng tròn (Hình tượng như diễn ra bên trong VSV)
+ SĐTD về quá trình phân giải ngoại bào: sơ đồ này có kèm theo ứng dụng và tác hại.
+ Các SĐTD trên đều phải có chú thích rõ ràng về các đặc điểm, tính chất... Để hoàn thành dàn ý trên tôi đã tiến hành các bước sau:
+ Bƣớc 1: Đọc lướt qua tài liệu: Khi đọc tài liệu cần đọc hết chương, đến nội dung của bài, và nội dung của từng mục nhở. Việc đọc như trên sẽ hình thành tư duy logic cho người thiết kế
+ Bƣớc 2: Tham khảo phần ghi nhớ để nắm vững kiến thức trọng tâm
+ Bƣớc 3: Dựa vào các mục lớn để lập dàn ý
+ Bƣớc 4: Tìm các ý chính trong các đoạn văn và chú ý đến các từ khóa (Đánh dấu)
+ Bƣớc 5: Tham khảo tài liệu để đối chiếu và hoàn thiện ý: Ngoài tham khảo sách
GV, cần tham khảo thêm sách “chuẩn kiến thức kỹ năng” do bộ giáo dục xuất bản, vì kiến thức trong quyển chuẩn kiến thức kỹ năng này là nội dung chính của các đề thi tập trung ở các kì thi cuối học kì hoặc cuối năm. (Do Bộ hoặc Sở giáo dục ra đề)
+ Bước 6: Sau khi đã viết được dàn ý, người thiết kế SĐTD nên viết ra những ý tưởng để vẽ SĐTD hoàn chỉnh, vì khi viết ra người thiết kế sẽ dễ hình dung công việc mình làm và sẽ kích thích khả năng sáng tạo tốt hơn