Hoàn thành SĐTD mẫu trên word

Một phần của tài liệu thiết lập và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học chương i, ii phần ba sinh học vi sinh vật sinh học 11 – cơ bản (Trang 49)

1. Kết quả luận văn

1.1.3 Hoàn thành SĐTD mẫu trên word

Để thiết kế SĐTD các bài trong 2 chương I, II của phần ba Sinh học vi sinh vật, tôi đã thiết kế 1 sơ đồ chung cho cả 2 chương, nhằm đảm bảo quan điểm cấu trúc hệ thống – một trong những quan điểm đặc trưng của môn Sinh học. Theo Trương Trúc Phương (2012) quan điểm cấu trúc - hệ thống: được hiểu là khi xem xét, nghiên cứu một đối tượng nào đó nói chung, đối tượng sinh học (Thế giới sống) nói riêng, không nghiên cứu nó một cách độc lập mà phải xét nó trong mối tương tác với những đối tượng nào đó và với đối tượng khác. Cụ thể ở 2 chương I, II phần ba Vi sinh vật học, kiến thức quá trình và kiến thức khái niệm rất nhiều và có quan hệ với nhau rất cụ thể, ví dụ như: “ Sinh trưởng của cá thể được xem xét thông qua sự sinh trưởng của quần thể VSV, mà sinh trưởng của quần thể VSV là sự gia tăng số lượng tế bào hay chính là kết quả của quá trình sinh sản. Và để có thể sinh trưởng tốt VSV đã chuyển hóa vật chất và năng lương với tốc độ cực nhanh và với nhiều phương thức đa dạng.” Qua ví dụ trên có thể nhận thấy rằng khi xét khái niệm sinh trưởng phải xét trong mối tương tác với các khái niệm khác như: sinh sản, chuyển hóa vật chất và năng lượng,…

Qua nghiên cứu tài liệu liên quan và phân tích nội dung sách giáo khoa, tôi đã vẽ SĐTD tổng quan cho 2 chương I, II phần ba Sinh học vi sinh vật như sau:

Sau khi hoàn thành SĐTD toàn chương, tôi tiến hành thiết kế SĐTD cho từng bài, SĐTD của từng bài chính là những mảng nhỏ của SĐTD tổng quan. Sau đây là SĐTD của bài 23, chương I, phần ba Sinh học vi sinh vật.

c. Các bước để hoàn thành SĐTD mẫu

Để hoàn thành những SĐTD mẫu trên, tôi đã thực hiện những bước sau:

- Bƣớc 1: Lập dàn ý nội dung cần vẽ, vẽ trên phần mềm imindmap5.3 và chuyển sang file ảnh.

- Bƣớc 2: Chép ảnh sang word và điểu chỉnh cho hợp lí

- Bƣớc 3: Điền chú thích bên dưới những khái niệm chính cho phù hợp.

* Tôi sử dụng các câu hỏi (Cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao, ai, như thế nào) để hoàn thành những chú thích. Cụ thể đối với bài 23 như sau:

+ Hoạt động chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV gồm có những quá trình nào? Gồm có 3 quá trình tổng hợp, phân giải nội bào và phân giải ngoại bào. Sau khi trả lời cho câu hỏi này tôi hình thành được ý tưởng vẽ các SĐTD về quá trình tổng hợp, phân giải nội bào và ngoại bào.

+ Tiếp tục là những câu hỏi về quá trình tổng hợp như: Quá trình tổng hợp gồm có những phương thức tổng hợp nào? Đặc điểm của mỗi phương thức tổng hợp trên là gì? ở mỗi phương thức, quá trình tổng hợp diễn ra như thế nào và ở đâu? ứng dụng thực tiễn của của quá trình tổng hợp ở VSV như thế nào?

+ Những câu hỏi về quá trình phân giải nội bào: Quá trình phân giải diễn ra với những hình thức nào? Đặc điểm của những hình thức phân giải trên? Những hình thức phân giải trên diễn ra như thế nào và xảy ra ở đâu (cụ thể ở nhân sơ và nhân thực), vì sao gọi quá trình phân giải này là quá trình phân giải nội bào?

+ Những câu hỏi về quá trình phân giải ngoại bào: Quá trình phân giải ngoại bào diễn ra với những phương thức nào? Những phương thức phân giải trên diễn ra như thế nào? ở đâu? và có đặc điểm gì? Phân biệt quá trình phân giải nội bào và quá trình phân giải ngoại bào? ứng dụng thực tiễn của quá trình phân giải ngoại bào là gì?

* Sau khi trả lời những câu hỏi trên, tôi đã hình thành SĐTD hoàn chỉnh với những chú thích cụ thể, câu trả lời cho những câu hỏi: cái gì? sẽ hình thành nhánh cho sơ đồ, còn những câu hỏi: như thế nào, đặc điểm gì? ở đâu? sẽ hình thành chú thích cho những khái niệm.

- Bƣớc 4: Hoàn chỉnh SĐTD mẫu

* Thêm các đường dẫn phù hợp từ các đường dẫn đến các chú thích.

* Sau khi đã hoàn thành chú thích, nên group các chú thích, ảnh SĐTD vẽ trên hần mềm và các đường dẫn để hoàn thành sơ đồ như một bức ảnh.

Tóm lại, tôi nhận thấy rằng có thể hoàn thành một SĐTD hoàn chỉnh theo những

bước đươc tóm tắt như sau:

Các bƣớc Nội dung

Bƣớc 1 Nghiên cứu, phân tích nội dung và lập dàn ý chi tiết cho nội dung

cần vẽ SĐTD

Bƣớc 2 Vẽ SĐTD bằng phần mềm imindmap

5.3, xuất ra file ảnh và chuyển sang word.

Bƣớc 3 Dùng những câu hỏi (cái gì? ai? ở đâu? vì sao? Khi nào? Như thế

nào? Để thêm những chú thích cho SĐTD hoàn chỉnh.

Bƣớc 4 Hoàn thiện SĐTD

BẢNG 1: CÁC BƯỚC THIẾT KẾ SĐTD HOÀN CHỈNH

d. Những quy ước riêng cho SĐTD mẫu

SĐTD là một dụng cụ tư duy, phát triển tư duy tổng hợp, phân tích, cũng như khả năng sử dụng của người sử dụng nói chung và HS nói riêng. Vì thế, không thể đề ra một quy định hay một khuôn mẫu nào khi yêu cầu HS vẽ SĐTD. Tuy nhiên, để HS dễ dàng trong việc thiết kế SĐTD cũng như để khi người khác nhìn vào có thể dễ quan sát, GV nên có một số lưu ý dành cho HS khi cho HS vẽ SĐTD như sau:

- Khi vẽ SĐTD trên phần mềm iminmap cần chỉnh cở chữ cho phù hợp (Khái niệm bậc 1: cỡ 32, khái niệm bậc 2: cỡ 28, khái niệm bậc 3: cỡ 24…), tất cả các chữ nên chỉnh font Time New Roman để dễ quan sát.

- Nên bố trí sơ đồ theo kiểu để khái niệm chính ở một góc sau đó vẽ các đường dẫn về phía ngược lại, cách bố trí này giúp sơ đồ không bị rối và giúp người xem dễ quan sát.

- Nếu trong sơ đồ có chú thích thì nên có 1 bảng chú thích riêng đặt ở một góc của sơ đồ, điều này sẽ giúp người xem dễ quan sát và dễ hiểu sơ đồ.

- Khi hoàn chỉnh sơ đồ trên word nên group các phần chú thích, sơ đồ trên phần mềm và các đường dẫn vẽ thêm lại với nhau để dễ di chuyển và không bị dảo lộn khi thêm ý.

Ngoài những lưu ý khi vẽ sơ đồ trên máy tính như trên, thì khi HS vẽ trên giấy, GV nên lưu ý HS một số vấn đề như:

- Giấy: nên chọn khổ giấy to để dễ vẽ khi nội dung cần vẽ nhiều, nên chọn giấy thường, tránh những loại giấy không ăn mực và nên chọn giấy trắng để có thể dễ dàng thể hiện màu sắc.

- Bút: có thể chọn nhiều loại búc màu khác nhau tùy theo sự sáng tạo, nhưng để tiết kiệm có thể vẽ bằng bút chì, sau đó tô màu bằng màu sáp, màu nước…Lưu ý là, nếu vẽ tại lớp có thể chỉ vẽ bằng bút chì để dỡ tốn thời gian nhưng phải thể hiện các bậc kiến thức rõ ràng.

Khi GV yêu cầu HS thiết kế SĐTD cần lưu ý rằng tính sáng tạo và tính hợp lí của SĐTD sẽ được đánh giá đầu tiên, vậy nên những lưu ý trên chỉ là gợi ý để HS có thể dễ dàng trong việc thiết kế sơ đồ chứ không bắt buộc phải làm theo.

Một phần của tài liệu thiết lập và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học chương i, ii phần ba sinh học vi sinh vật sinh học 11 – cơ bản (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)