Năng suất sinh sản của lợn nái Lvà Y phối với đực lai PiDu

Một phần của tài liệu khả năng sản xuất của hai tổ hợp lai giữa đực lai pidu với nái landrace và yorkshire (Trang 41)

Nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn nái một cách khoa học sẽ giúp việc ứng dụng vào sản xuất, nâng cao năng suất. Khả năng sinh sản phụ thuộc vào giống và yếu tố ngoại cảnh. Kết quả về năng suất sinh sản của hai tổ hợp lai nái Landrace và nái Yorkshire phối với đực lai PiDu được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu trình bày ở bảng 4.2.a và 4.2.b.

Bảng 4.2.a. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire

Các chỉ tiêu Landrace Yorkshire n SD Cv% n SD Cv% Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 30 239,73b 7,27 3,03 29 245,72a 10,36 4,22 Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 30 350,07b 20,54 5,87 29 359,41a 10,63 2,96 Thời gian mang thai

(ngày) 165 114,11 0,74 0,65 165 114,16 0,84 0,74

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 33

Bảng 4.2.b. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire phối với đực lai PiDu

Chỉ tiêu PiDu × Landrace PiDu × Yorkshire

n X SD Cv% n X SD Cv%

Số con đẻ ra/ổ (con) 165 11,46a 1,17 10,22 165 10,96b 1,04 9,53

Số con sơ sinh sống/ổ (con) 165 10,85a 1,00 9,23 165 10,42b 0,84 8,08

Số con để nuôi/lứa ( con) 165 10,78a 0,94 8,76 165 10,39b 0,83 8,00

Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 165 94,97 5,56 5,85 165 95,40 6,11 6,40

Tỷ lệ nuôi sống (%) 165 98,68 3,49 3,54 165 98,67 3,25 3,29

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 165 16,98a 2,09 12,33 165 15,26b 1,81 11,87

Khối lượng sơ sinh/con (kg) 165 1,56a 0,09 5,77 165 1,46b 0,11 7,19

Thời gian cai sữa (ngày) 165 21,90 1,22 5,55 165 22,12 1,12 5,06

Số con cai sữa/ổ (con) 165 10,64a 0,97 9,12 165 10,25b 0,81 7,87

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 165 63,18a 7,46 11,81 165 61,27b 6,80 11,11

Khối lượng cai sữa/con (kg) 165 5,94 0,42 7,15 165 5,97 0,40 6,77

Thời gian chờ phối (ngày) 135 6,50 1,46 22,40 135 6,37 1,50 23,55

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 135 142,58 2,32 1,63 135 142,59 2,20 1,54

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 34

* Qua bảng 4.2.a, cho thấy:

- Tuổi đẻ lứa đầu

Tuổi đẻ lứa đầu là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng đẻ sớm của lợn nái. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá được tuổi đưa cái hậu bị vào chu kỳ khai thác có thích hợp hay không. Nếu như khai thác quá sớm hoặc quá muộn, hay nói cách khác là cho lợn cái đẻ lứa đầu quá sớm hoặc quá muộn, điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái sau này. Do đó, đểđạt được năng suất sinh sản của lợn nái và đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi nhất thiết phải đưa lợn nái vào khai thác một cách hợp lý.

Tuổi đẻ lứa đầu của nái L là 350,07 ngày, thấp hơn ở nái Y là 359,41 ngày và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Hệ số biến động của chỉ tiêu này ở hai tổ hợp lai là tương đối thấp (5,87- 2,96%), thể hiện tuổi đẻ lứa đầu là chỉ tiêu có biến động thấp, nó phụ thuộc nhiều vào tuổi phối giống lần đầu, điều kiện chăn nuôi cũng như sự khai thác sử dụng lợn nái của cơ sở chăn nuôi.

Theo Đinh Văn Chỉnh và cs (2001), thì tuổi đẻ lứa đầu của Landrace là 368,11 ngày và của nái Yorkshire là 395,88 ngày; Theo Phùng Thị Vân và cs (2000), cho biết tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái F1(L × Y) và F1(Y × L) lần lượt là 376,20 và 363,00 ngày. So với các kết quả này thì kết quả trong theo dõi của chúng tôi là thấp hơn.

- Thời gian mang thai

Là chỉ tiêu sinh lý sinh dục có tính ổn định cao, đặc trưng cho từng loại gia súc và chịu tác động của các điều kiện ngoại cảnh. Từ những đặc điểm này, nó rất có ý nghĩa trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái mang thai theo từng giai đoạn của bào thai. Qua theo dõi kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Thời gian mang thai của lợn nái Landrace là 114,11 ngày; của lợn nái Yorkshire là 114,16 ngày. Kết quả này cho thấy thời gian mang thai của hai giống là tương đương nhau.

Nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và cs (1999) tại Xí nghiệp thức ăn chăn nuôi An Khánh - Hà Tây cho biết thời gian mang thai ở lợn Landrace là 114,20 ngày; của lợn Yorkshire là 114,38 ngày. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khắc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 35

Tích (1995) ở trại lợn Mỹ Văn cho thấy thời gian mang thai của lợn Landrace là 114,80 ngày; của lợn Yorkshire là 114,70 ngày. So với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thì kết quả của chúng tôi là tương đương, điều này phù hợp với đặc tính sinh lý sinh dục của lợn nái.

* Qua bảng 4.2.b, cho thấy:

- Số con đẻ ra/ổ và số con sơ sinh còn sống/ổ

Số con sơ sinh sống/ổ là một chỉ tiêu đánh giá sức sống của thai, kỹ thuật và phương pháp phối giống, chăm sóc, nuôi dưỡng đối với cái hậu bị cũng như đối với lợn cái mang thai. Đồng thời, đây là một chỉ tiêu rất quan trọng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, việc nâng cao số con sơ sinh sống/ổ sẽ góp phần quyết định đến việc nâng cao được số con cai sữa/ổ, tăng hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản.

Số con đẻ ra/ổ và số con còn sống/ổ ở tổ hợp lai PiDu × L đạt tương ứng là: 11,46 và 10,85 con, ở tổ hợp lai PiDu × Y đạt tương ứng: 10,96 và 10,42 con. Như vậy, số con đẻ ra/ổ và số con còn sống/ổ ở tổ hợp lai PiDu × L cao hơn so với tổ hợp lai PiDu × Y, và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Mặt khác hệ số biến động của chỉ tiêu số con đẻ ra/ổ ở hai tổ hợp lai lần lượt là 10,22 và 9,53%. Điều này cho thấy khả năng nuôi thai của lợn mẹ trong cùng một giống cũng có sự khác biệt.

Theo Đặng Vũ Bình (1999), giá trị trung bình bình phương bé nhất theo giống đã có kết quả: giống Landrace, Yorkshire có số con sơ sinh sống lần lượt là 10,00 và 10,01 con thấp hơn kết quả nghiên cứu ở trên.

Như vậy, so sánh với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thì kết quả thu được trong theo dõi này về chỉ tiêu số con đẻ ra/ổ và số con còn sống/ổ là cao hơn so với công bố của Đặng Vũ Bình (1999).

- Khối lượng sơ sinh/ổ

Khối lượng sơ sinh/ổ phụ thuộc vào số con sơ sinh/ổ và khối lượng sơ sinh/con. Nó có tương quan di truyền thuận và chặt chẽ với số con sơ sinh/ổ. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng nuôi thai của lợn mẹ cũng như kỹ thuật nuôi dưỡng,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 36

chăm sóc, phòng bệnh cho nái trong thời gian mang thai của cơ sở chăn nuôi. Khối lượng sơ sinh/ổ ở tổ hợp lai PiDu × L đạt 16,98 kg, ở tổ hợp lai PiDu × Y là 15,26 kg. Như vậy, khối lượng sơ sinh/ổ ở tổ hợp lai PiDu × L cao hơn khối lượng sơ sinh/ổ ở tổ hợp lai PiDu × Y, và có sự sai khác rõ rệt về khối lượng sơ sinh/ổ của hai tổ hợp lai (P < 0,05). Sự sai khác này được thể hiện rõ qua biểu đồ 4.1.

Theo Đặng Vũ Bình (1999), khối lượng sơ sinh/ổ ở tổ hợp lai PiDu × L là 14,47 kg. Đặng Vũ Bình (2003), khối lượng sơ sinh/ổ của nái Y và L lượt là 12,41kg; 12,96 kg.

Như vậy, về chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/ổ trong theo dõi này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên nhưng lại thấp hơn so với công bố của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý (2009) (tổ hợp lai PiDu × F1 (L × Y) khối lượng sơ sinh/ổ là 17,14 kg). Điều này có thể giải thích rằng điều kiện chăm sóc khác nhau dẫn tới kết quả khác nhau. 16,98 15,26 0 5 10 15 20 Khi lượng (kg)

PiDu x L PiDu x Y T hp lai

khối lượng sơ sinh/ổ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 37

- Khối lượng sơ sinh/con

Chỉ tiêu này phụ thuộc vào khối lượng sơ sinh toàn ổ, số con sơ sinh sống/ổ và phẩm chất của giống lợn nuôi tại trại, khả năng nuôi thai của lợn mẹ, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng nái chửa của người chăn nuôi.

Kết quả bảng 4.2.b cho thấy khối lượng sơ sinh trung bình/con của con lai ở tổ hợp lai PiDu × L và tổ hợp lai PiDu × Y lần lượt là 1,56 và 1,46 kg, sự sai khác ở đây có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Theo kết quả của Đặng Vũ Bình và cs (2005), khối lượng sơ sinh/con ở lợn Yorkshire là 1,48 kg, lợn Landrace là 1,5 kg, F1(L×Y) là 1,39 kg và F1(Y x L) là 1,57 kg; thì kết quả trong theo dõi này là phù hợp.

Đồng thời chỉ tiêu này cao hơn so với các kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình (2003), khối lượng sơ sinh/con của nái Y và L lần lượt là 1,28kg; 1,31 kg.

- Tỷ lệ sơ sinh sống

Chỉ tiêu tỷ lệ sơ sinh sống đánh giá sức sống của lợn con, khả năng nuôi thai của lợn mẹ và chất lượng đàn con khi mới sinh, đồng thời còn đánh giá được điều kiện kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng của từng cơ sở.

Tỷ lệ sơ sinh sống ở tổ hợp lai PiDu × L là 94,97% thấp hơn một chút so với tỷ lệ sơ sinh sống ở tổ hợp lai PiDu × Y là 95,40%. Nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Theo Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý (2009), tỷ lệ sơ sinh sống trên tổ hợp lai PiDu × Yorkshire, PiDu × F1 (L × Y), PiDu × Landrace là 97,34%; 98,09%; 96,35%; Theo Rosendo và cs (2007), ở lợn French Lage White là 94,1%.Như vậy, kết quả theo dõi này tương đương với kết quả nghiên cứu trước đây.

- Số con cai sữa/ổ

Chỉ tiêu này đánh giá sức sống của lợn con, khả năng tiết sữa, nuôi con của lợn mẹ và biện pháp chăm sóc lợn mẹ cũng như khả năng hạn chế bệnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 38

tật cho lợn con. Đây là một chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng đánh giá kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản.

Kết quả bảng 4.2 cho thấy, số con cai sữa/ổ ở tổ hợp lai PiDu × L (10,64 con) cao hơn số con cai sữa/ổ ở tổ hợp lai PiDu × Y (10,25 con). Có sự sai khác thống kê về chỉ tiêu này giữa hai tổ hợp lai (P < 0,05). Tuy nhiên, hệ số biến động của chỉ tiêu này khá cao (tương ứng là 9,12% và 7,87%) điều này cho thấy trong cùng một giống có sự chênh lệch tương đối lớn về số con cai sữa/ổ.

Theo kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009), trên tổ hợp lai PiDu × Yorkshie, PiDu × F1 (L × Y), PiDu × Landrace lần lượt là: 11,1; 10,9; 10,49 con, và kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo (2006) ở lợn nái Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace × Yorkshire) lần lượt là 9,45; 9,16 và 9,32 con/ổ. Điều này có thể do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau gây nên.

Số con đẻ ra/ổ và số con sai sữa/ổ của con lai hai tổ hợp lai được thể hiện ở biểu đồ 4.2. 11,46 10,96 10,64 10,25 0 2 4 6 8 10 12 Con/ổ

Số con đẻ ra/ổ Số con cai sữa/ổ

PiDu x L PiDu x Y

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 39

- Tỷ lệ nuôi sống lợn con

Là chỉ tiêu đánh giá khả năng nuôi con của lợn nái và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn con của người chăn nuôi. Tỷ lệ nuôi sống lợn con đến khi cai sữa ở tổ hợp lai PiDu × L là 98,68% tương đương so với tổ hợp lai PiDu × Y là 98,67%.

Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009), tỷ lệ nuôi sống lợn con ở tổ hợp lai PiDu × Yorkshie, PiDu × F1(L × Y), PiDu × Landrace lần lượt 98,60; 97,59; 96,91%. So sánh chỉ tiêu này với kết quả nghiên cứu của tác giả trên thì kết quả theo dõi phù hợp với kết quả của các thông báo trước đó.

- Khối lượng cai sữa/ổ

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ trong thời gian nuôi con. Khối lượng càng cao thì hiệu quả trong chăn nuôi càng lớn và khả năng tăng trọng càng cao. Nó phụ thuộc vào khối lượng cai sữa/con, chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ, lợn con trong thời gian bú sữa để đảm bảo lợn con nặng cân và khỏe mạnh khi cai sữa và phụ thuộc vào số ngày nuôi con.

Khối lượng cai sữa/ổ của tổ hợp lai PiDu × L là 63,18 kg cao hơn ở tổ hợp lai PiDu × Y là 61,27 kg, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

So với một số kết quả nghiên cứu khác thì khối lượng cai sữa/ổ trong theo dõi này đạt tương đương. Theo Phùng Thị Vân và cs (2000), khối lượng cai sữa/ổ ở 35 ngày tuổi của nái Yorkshie, Landrace, F1(L × Y) và F1(Y × L) lần lượt là: 67,2; 75,00; 78,9; 83,1kg.

Theo Đặng Vũ Bình (2003), khối lượng cai sữa/ổ ở 21 ngày tuổi của nái Yorkshie, Landrace lần lượt là: 41,59; 41,68kg.

Như vậy cho ta thấy, lợn con cai sữa ở các ngày khác nhau thì có khối lượngcai sữa/con là khác nhau.

Khối lượng cai sữa/ổ của hai tổ hợp lai PiDu × L và PiDu × Y được thể hiện qua biểu đồ 4.3.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 40 63,18 61,27 0 10 20 30 40 50 60 70 Khối lượng (kg)

PiDu x L PiDu x Y Tổ hợp lai

Khối lượng cai sữa/ổ

Biểu đồ 4.3. Khối lượng cai sữa/ổ của con lai ở hai tổ hợp lai - Khối lượng cai sữa/con

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ sinh trưởng và phát triển của lợn con trong giai đoạn theo mẹ. Chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽđến khối lượng sơ sinh của lợn con. Nó đánh giá khả năng tiết sữa nuôi con của lợn mẹ và chếđộ nuôi dưỡng lợn mẹ và con trong thời gian nuôi con. Việc tập cho lợn con ăn sớm sẽ nâng cao được khối lượng cai sữa đồng thời làm giảm sự hao hụt của lợn mẹ.

Kết quả bảng 4.2 cho thấy: khối lượng cai sữa/con của tổ hợp lai (PiDu × L) là 5,94kg thấp hơn một chút so với tổ hợp lai (PiDu × Y) là 5,97kg ở 22 ngày tuổi.

Kết quả trong theo dõi này thấp hơn so với công bố của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009), khối lượng cai sữa/con ở 32 ngày tuổi của tổ hợp lai PiDu × Yorkshire, PiDu × F1(L × Y), PiDu × Landrace tương ứng là 8,42; 8,44; 8,34 kg.

- Thời gian cai sữa

Đây là chỉ tiêu ảnh hưởng rất lớn đến số lứa đẻ/nái/năm. Khi giảm được thời gian cai sữa tạo điều kiện để tăng được số lứa đẻ/nái/năm. Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện của từng cơ sở chăn nuôi, mùa vụ và khả năng nuôi con của lợn nái mà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 41

từng cơ sở thường định ra thời gian cai sữa phù hợp.

Thời gian cai sữa ở tổ hợp lai PiDu × L (21,90 ngày) hơi thấp hơn so với tổ hợp lai PiDu × Y (22,12 ngày), song sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Như vậy, thời gian cai sữa của hai tổ hợp lai được nuôi tại trang trại phù hợp với quy trình chăn nuôi mới, lợn con được cai sữa từ 21 - 28 ngày.

- Thời gian phối giống trở lại

Là khoảng thời gian con nái nghỉ ngơi sau một chu kỳ sinh sản để phục hồi lại cơ quan sinh sản. Kết quả cho thấy, thời gian phối giống trở lại ở lợn nái Landrace là 6,5 ngày; Ở lợn nái Yorkshire là 6,37 ngày. Như vậy, thời gian phối giống trở lại ở lợn nái L và Y là tương đương nhau.

Một phần của tài liệu khả năng sản xuất của hai tổ hợp lai giữa đực lai pidu với nái landrace và yorkshire (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)