Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu khả năng sản xuất của hai tổ hợp lai giữa đực lai pidu với nái landrace và yorkshire (Trang 28)

Trong những thập niên gần đây nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới công tác nâng cao chất lượng và số lượng con giống luôn được quan tâm hàng đầu. Từ nửa sau thế kỷ 20, do có thêm hiểu biết mới về ưu thế lai và sự phát triển kỹ thuật thụ tinh nhân tạo nên ở các nước có ngành chăn nuôi tiên tiến đã phát triển mạnh về việc lai các giống lợn với nhau nhằm tạo ra con giống đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người chăn nuôi. Giống lợn Landrace và Yorkshire, F1(L x Y), F1(Y x L) được nuôi phổ biến trên thế giới. Đó là nguyên liệu để sản xuất con giống và là nguồn cung cấp giống lợn thương phẩm cho tiêu dùng.

Các nghiên cứu của Gerasimov và cs (1997), cho biết lai hai, ba giống đều có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản như: số con đẻ ra/lứa, tỷ lệ nuôi sống và khối lượng ở 60 ngày tuổi/con. Lai hai giống làm tăng số con đẻ ra/lứa so với giống thuần (10,9 so với 10,1 con), tăng khối lượng sơ sinh và khối lượng khi cai sữa. Vì vậy, việc sử dụng lai hai, ba giống là phổ biến để nâng cao khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt thương phẩm.

Lai giống là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao khả năng sinh sản và cho thịt trong chăn nuôi lợn ở Ba Lan. Tuz và cs (2000) cho biết, lai ba giống đạt được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 20

số con/lứa ở 1, 21, 42 ngày cũng như khối lượng sơ sinh/con cao hơn hẳn so với giống thuần và càng ngày việc lai ba, bốn giống đã trở thành phổ biến trong chăn nuôi lợn.

Việc sử dụng nái lai (Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực Pietrain để sản xuất con lai ba giống, sử dụng nái lai (Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực lai (Pietrain x Duroc) để sản xuất con lai bốn giống khá phổ biến tại Bỉ, lợn thịt có tỷ lệ nạc cao và tiêu tốn thức ăn thấp (Leroy và cs, 2000).

Một nghiên cứu ở Pháp cho thấy, khi nghiên cứu trên lợn Y và L vào 2 năm 1991 và 1992 đã cho kết quả số con đẻ ra còn sống/ổ của lợn Y là 11,4 và 15; còn ở lợn L là 11,7 và 12 (theo Lê Thanh Hải và cs (1997).

Mục đích chăn nuôi lợn là tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, hiệu quả kinh tế lớn. Mục đích này đã đạt được khi các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đạt được kết quả. Họ đã tiến hành lai tạo giữa các giống, kết hợp nhiều dòng lợn khác nhau, chọn lọc với mục đích chính là cải tiến chất lượng thịt, khả năng tăng khối lượng và TTTA.Ở lợn sinh sản chủ yếu chọn lọc ở một số chỉ tiêu quan trọng như số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa… Trên thế giới đã ứng dụng thành công và phổ biến công thức lai để tạo con lai thương phẩm có 2,3,4,hoặc 5 máu. Park và cs (1982) đã sử dụng các cái nền là L và Y hoặc F1 còn đực giống chủ yếu L, Y, Du, Hampshire, Pi và đực lai.

Khả năng sản xuất của lợn phụ thuộc vào chất lượng con giống và các giống khi cho lai tạo với nhau. Cùng sử dụng 2 giống nhưng với phương thức lai khác nhau sẽ cho con lai có khả năng tăng trọng khác nhau vè đều có tốc độ tăng khối lượng nhanh hơn 2 giống thuần. Cùng sử dụng 2 giống nhưng khi phối với các đực giống thuộc các giống khác nhau thì năng suất sinh sản cũng khác nhau.

Tại Đức các giống lợn L, Pi, Lacombe đã được sử dụng tạp giao để tạo ra dòng 150 (nay là giống lợn nạc Schwerfurt). Một số chỉ tiêu năng suất của giống đó như sau: Số con đẻ ra/lứa là 10,2 – 10,3 con, thành tích cho thịt ngày càng tăng qua các chỉ tiêu tăng trọng/ngày ở các năm 1973, 1975, 1980, 1986 là 569, 578, 577, 594g; chi phí thức ăn/kg tăng trọng ở các năm tương ứng là 2,33; 2,19; 2,06 và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 21

1,95kg (Pfeiffer, 1988, theo Đinh Văn Chỉnh (2001).

Ở Hà Lan chăn nuôi lợn là một trong những ngành quan trọng. Thịt lợn chiếm 60% tổng sản lượng thịt các loại được sản xuất trong năm, lợn vỗ béo 90% là lợn lai. Tổ hợp lai hai máu Landrace x Yorkshire chiếm tới 69%, các tổ hợp lai kinh tế có nhiều giống tham gia ngày càng phát triển ở Hà Lan. Các giống lợn chủ yếu: Landrace Hà Lan, Landrace Bỉ, Đại Bạch, Pietrain Hà Lan. Nhiều địa phương của Hà Lan đã sử dụng lợn lai hai máu để nuôi thịt. Một số địa phương khác thì ưa chuộng lợn lai 3 - 4 máu, trong đó giống thứ ba thường được chọn là lợn đực Duroc Canada. Lợn lai có ưu thếđẻ nhiều con, trung bình một ổ lợn, số con sơ sinh là 9,9 con và đạt 18,2 con cai sữa/năm.

Ở Châu Âu, hiện nay ba giống lợn phổ biến được sử dụng là Pietrain, Hampshire và Duroc. Giống Pietrain có tỷ lệ nạc cao nhưng tần số gen halothan cao. Giống Hampshire có khả năng kháng stress song có hạn chế là tồn tại gen RN và ảnh hưởng đến chất lượng thịt, giảm năng suất thịt khi chế biến. Giống Duroc có khả năng kháng stress nhưng cũng có hạn chế là tỷ lệ mỡ trong thân thịt và trong thịt nạc cao.

Nghiên cứu sử dụng Pietrain trong các tổ hợp lai 3 giống được con lai có máu Pietrain có tỷ lệ nạc và diện tích cơ thăn cao hơn.

Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về sản xuất thịt lợn, số lượng lợn của Trung Quốc chiếm trên 40% tổng số lợn của thế giới. Thịt lợn Trung Quốc chiếm 85% tổng các loại thịt trong nước.

Ở Thái Lan, trước năm 1960 chỉ quan tâm tới chăn nuôi các giống lợn thuần, sau năm 1960 mới quan tâm tới lai kinh tế 2 giống. Sau năm 1970, các nhà khoa học Thái Lan đã tiến hành lai kinh tế 3 giống và sau 1980 tiến hành lai kinh tế 4 giống. Các giống lợn được sử dụng để lai kinh tế chủ yếu là: Yorkshire, Landrace, Hampshire, Duroc. Hiện nay, lợn thương phẩm ở Thái Lan chủ yếu là lợn lai từ 3 đến 4 giống, có tỷ lệ nạc từ 50 - 55%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 22

Một phần của tài liệu khả năng sản xuất của hai tổ hợp lai giữa đực lai pidu với nái landrace và yorkshire (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)