Tình hình chăn nuôi của Trại chăn nuôi lợn Cường Bích – Cẩm Giàng – Hả

Một phần của tài liệu khả năng sản xuất của hai tổ hợp lai giữa đực lai pidu với nái landrace và yorkshire (Trang 31)

Hải Dương

Trại chăn nuôi lợn Cường Bích được xây dựng cách xa khu dân cư, cách quốc lộ 38 khoảng 1km, cách đường 5 khoảng 4 km, nên có vị trí giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn và tiêu thụ sản phẩm. Trại có tổng diện tích là 5000m2 trong đó diện tích chăn nuôi lợn là chủ yếu, còn lại là diện tích cho vườn, nhà kho và công trình phụ. Đây cũng là nơi đại lý cấp 1 của De Heus và bán thuốc thú y các loại.

Trại chăn nuôi lợn nuôi theo phương thức công nghiệp hiện đại đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như người tiêu dùng. Đây là trại lợn ông bà, bố mẹ. Trại có tổng số là 13 người gồm: 1 Giám đốc, 1 tài vụ, 1 cán bộ kĩ thuật quản lý làm nhiệm vụ truyền đạt hướng dẫn công nhân về kỹ thuật trong chăn nuôi cũng như công tác phòng chữa bệnh, còn lại là công nhân viên. Tất cả đều là những người tham gia trực tiếp vào công tác sản xuất, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả chăn nuôi của mình và được hưởng quyền lợi theo quy định của trại. Chính vì vậy mà toàn bộ công nhân viên trong trại luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, luôn tạo không khí sôi nổi và phát huy tối đa năng lực của mình, cống hiến sức lực đểđưa năng suất lao động đạt hiệu quả cao.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật

Sau 9 năm xây dựng và phát triển đến nay, trại đã xây dựng được một trại ông bà, bố mẹ và 2 trại lợn thịt thương phẩm riêng biệt. Hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị cho chăn nuôi tương đối khang trang và đầy đủ. Với khu điều hành, khu tập thể cho công nhân, hệ thống chuồng kín. Một khu trại chăn nuôi với đầy đủ các trang thiết bị để phục vụ cho sản xuất, có kho chứa thức ăn, có hệ thống phát điện khi cần và ở các cổng ra vào có bố trí các dụng cụ, hốđể sát trùng đảm bảo an toàn dịch bệnh cho toàn trại. Khu chuồng lợn nái chia làm bốn khu chuồng nhỏ hơn, hai chuồng dành cho nái đẻ và hai khu cho nái bầu. Trại chia khu chuồng bầu một gồm có 170 con, có 3 ô chuồng dành cho lợn đực còn lại chia nhỏ ra thành ra các chuồng cho nái chờ phối, nái có vấn đề và nái chửa, nái chửa kỳ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 23

một, trong nái chửa kỳ một thì chia nhỏ ra theo tuần để dễ dàng biết và làm lịch vacsine cho thuận tiện. Chuồng bầu hai có 81 chuồng nuôi nái chửa kỳ hai. Hai chuồng đẻ, chuồng đẻ 1 gồm có 44 chuồng, chuồng đẻ 2 gồm có 25 chuồng.

Hệ thống xử lý chất thải của trại bằng bể Biogas. Bể là loại đúc bằng gạch với dung tích 10m3. Có 2 bể xử lý phân của chuồng chửa, đẻ và thịt. Gas được dùng chủ yếu đểđung nấu trong sinh hoạt và dùng phát điện.

Trong mỗi chuồng lắp quạt thông gió giúp cho không khí trong chuồng luôn lưu thông giữ cho nhiệt độ trong chuồng luôn mát mẻ. Còn các đầu chuồng được lắp hệ thống các giàn làm mát dùng khi thời tiết nóng bức, làm mát tạo môi trường ổn định. Về máng ăn của lợn ở các chuồng thì được trang bị bằng máng ăn tựđộng.

Hệ thống nước tự động được khử bằng ôzôn được đưa lên cao để áp dụng dòng chảy. Tại đầu mỗi chuồng đều có kho để chứa các dụng cụ, chứa cám, có nhà kho giúp cho việc phân phối thức ăn ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình nuôi.

Nói chung với những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật như trên thì trại có thể đảm bảo sản xuất ổn định.

- Giống

Trại ông bà nhập giống từ trại giống lợn Kim Long – Đồng Nai. Từ đó, sản xuất ra đàn bố mẹđể bán giống và lấy bố mẹ sản xuất ra lợn thương phẩm cho năng suất cao.

- Quy mô đàn

Trại được xây dựng năm 2005, khởi đầu trại nuôi 40 con lợn nái ngoại L, Y và nái lai F1 (LxY). Năm 2012 đàn nái tăng lên con 300 nái. Tháng 5/2011 ở địa phương xảy ra dịch tai xanh, tuy nhiên do khâu phòng bệnh tốt nên trang trại không bị ảnh hưởng nhưng đã loại bỏ đi những nái già và khả năng sinh sản kém nên đàn nái duy trì khoảng 270 con. Hiện nay trại đã có hơn 300 nái sinh sản với khả năng sản xuất 1 nái là 2,35 lứa/năm. Trại có đã không ngừng mở rộng quy mô đàn ngày một lớn hơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 24

Thực hiện nghiêm túc và tuân thủ theo qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, phòng bệnh mà trại đề ra.

Hàng ngày phải rắc vôi bột trước cửa ra vào, quét dọn sạch sẽ lối đi, cửa ra vào chuồng trại, khơi thông cống rãnh xung quanh chuồng trại.

Hàng tuần phải phun thuốc sát trùng xung quanh chuồng trại ít nhất là 3 lần. Nghiêm cấm công nhân của chuồng này đi vào chuồng kia để tránh lây lan bệnh tật từ chuồng này sang chuồng khác. Trong trường hợp cần thiết phải đi vào chuồng khác bắt buộc phải rửa tay chân bằng thuốc sát trùng.

Trong chuồng thì cứ 3 ngày lại phải phun thuốc sát trùng (Benkocid). Công nhân và mọi người trong trại đều phải có quần áo bảo hộ và đi ủng để tránh việc mang mầm bệnh. Các loại phương tiện ra vào trại phải đi qua hố sát trùng và phải phun thuốc sát trùng cẩn thận.

Trong quá trình nuôi lợn hàng ngày phải theo dõi, cách ly những con có biểu hiện khác thường, những con ốm để kịp thời báo cáo với cán bộ thú y để cán bộ thú y nắm bắt được và có những phương pháp điều trị tích cực khẩn trương, trong trường hợp có những con bị chết mà không hiểu lý do, nguyên nhân thì phải tiến hành mổ quan sát bệnh tích và báo lại với cán bộ thú y.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 25

PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu khả năng sản xuất của hai tổ hợp lai giữa đực lai pidu với nái landrace và yorkshire (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)