Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu khả năng sản xuất của hai tổ hợp lai giữa đực lai pidu với nái landrace và yorkshire (Trang 25)

Các giống lợn được nhập vào nước ta chủ yếu nhằm mục đích cải tiến các giống địa phương. Tuy nhiên, hiện nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp thì nghiên cứu tính năng sản xuất của các con giống nhằm mục đích nâng cao năng suất và chất lượng đàn giống ngày càng được chú trọng.

Riêng ở nước ta, nhiều tác giả đã tập trung vào nghiên cứu năng suất sinh sản, sinh trưởng, khả năng cho thịt, chất lượng thịt, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng của các tổ hợp lai kinh tế giữa các giống lợn ở các cơ sở giống với quy mô lớn. Công thức lai chủ yếu là lai giữa hai, ba giống còn với các công thức lai bốn, năm giống thì còn ít nghiên cứu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 17

Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định lai đơn giản giữa đực ngoại và cái nội đã có tác dụng nâng cao khả năng sinh sản, tăng trọng, tỷ lệ nạc, giảm tiêu tốn thức ăn ở con lai F1 so với nội thuần. Công thức lai này đã góp phần tích cực trong việc nâng cao năng suất và tỷ lệ nạc trong chăn nuôi lợn.

Theo Trần Thế Thông và cs (1990) tiến hành nghiên cứu trên lợn Y thuần nuôi tại Miền Nam đã thu được các kết quả về năng suất như sau: số co đẻ ra/ổđạt 10 con/ổ, khối lượng sơ sinh 1,2kg/con, khối lượng cai sữa/ổ là 109kg. Ở lợn hậu bị 8 tháng tuổi con đực đạt 101kg, con cái 94kg, TTTA/kg tăng trọng là 4,5 kg. Cũng theo Lê Xuân Cương (1986), Trương Văn Đa, Lê Thanh Hải (1990) khi nghiên cứu trên lợn ngoại nuôi ở nước ta cũng cho kết quả tương đương. Các tác giả này cũng đã nghiên cứu, áp dụng và đưa vào sản xuất các biện pháp khoa học kỹ thuật để chọn lọc, nhân thuần và nâng cao chất lượng các nhóm lợn trắng tiến tới công nhận giống lợn Việt Nam.

Nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và cs (2001) cho biết năng suất sinh sản của lợn nái Landrace (L) và Yorkshire (Y) nuôi tại trung tâm Giống gia súc Phú Lãm - Hà Nội như sau: Khối lượng phối giống lần đầu của Landrace và Yorkshire là 99,3 và 100,2 kg; tuổi phối giống lứa đầu là 254,11 và 282,00 ngày; tuổi đẻ lứa đầu là 367,1 và 396,3 ngày; số con đẻ ra còn sống là 8,20 và 8,30; khối lượng sơ sinh/ổ là 9,12 và 10,89 kg; khối lượng 21 ngày tuổi/ổ là 40,70 và 42,10 kg tương ứng là 5,10 và 5,2 kg/con.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005) tại Xí nghiệp giống vật nuôi Mỹ Văn – Hưng Yên cho biết lợn nái lai F1 (L x Y) tuổi động dục lần đầu là 226,68 ngày; khối lượng động dục lần đầu 109,31 kg; tuổi phối giống lần đầu là 362,10 ngày; khoảng cách lứa đẻ 171,07 ngày.

Cũng theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) năng suất sinh sản của lợn nái lai F1 (L x Y) phối với đực Pietrain và Duroc có số con đẻ ra/ổ là 10,34 và 10,02 con; số con để nuôi/ổ tương ứng là 10,05 và 9,6 con; số con 21 ngày tuổi là 9,44 và 10,42 con.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 18

và ngược lại đều có ưu thế về nhiều chỉ tiêu sinh sản so với giống thuần. Con lai F1(Y x L) và F1(L x Y) có số con sữa/ổ tương ứng là 9,38 và 9,36 con. Con lai có tỷ lệ nạc so với thịt xẻ tương ứng là 58,8 và 56,5 %.

Kết quả nghiên cứu lai hai, ba giống lợn ngoại của Nguyễn Khắc Tích (1993) cho biết, con lai của các tổ hợp lai Hampshire x F1(L x Y) và Duroc × F1(L × Y) có tốc độ tăng trọng cao (từ 50 - 70 g/ngày); tiêu tốn thức ăn thấp hơn từ 0,39 - 0,40 kg thức ăn/kg tăng trọng so với lợn Yorkshire và Landrace phối thuần.

Năm 1970, Viện Chăn nuôi đã thông báo kết quả nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn Đại Bạch và Landrace như sau: số con đẻ ra/ổ đạt 9,75 con; số con cai sữa/ổ là 8,8 con; khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày tuổi là 79,57 kg đối với lợn Đại Bạch và đối với lợn Landrace thì các chỉ tiêu này là 8,4 con/ổ; 7 con/ổ và 84,05 kg/ổ.

Lai ba giống giữa đực Duroc với nái lai F1(L x Y) hoặc F1(Y x L) có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản, giảm chi phí thức ăn để sản xuất 1 kg lợn con ở 60 ngày tuổi. Kết quả cho thấy ở hai thí nghiệm số con cai sữa đạt 9,6 - 9,7 con /ổ với khối lượng cai sữa/ổ tương ứng là 80,0 – 75,7 kg ở 35 ngày tuổi (Phùng Thị Vân và cs, 2000). Con lai giữa 3 giống Duroc × (L x Y) có mức tăng trọng trung bình 655,9 g/ngày; tỷ lệ nạc 61,81 % và tiêu tốn thức ăn 2,98 kg; con lai Duroc × F1( Y x L) có mức tăng trọng trung bình 655,7 g/ngày; tỷ lệ nạc 58,71 %; tiêu tốn thức ăn 2,95 kg thức ăn/kg tăng trọng.

Các kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải (2001) cũng cho biết, các công thức lai ba, bốn giống ngoại đạt mức tăng trọng và tỷ lệ nạc cao. Con lai ba giống Duroc × F1(L × Y) có mức tăng trọng trung bình 634 g/ngày; tỷ lệ nạc 55,9 %; tiêu tốn thức ăn 3,3 kg thức ăn/kg tăng trọng; con lai ba giống Pietrain x F1(L × Y) có mức tăng trọng trung bình 601 g/ngày; tỷ lệ nạc 58,8 % với tiêu tốn thức ăn là 3,1 kg/kg tăng trọng. Con lai PiDu x F1(L × Y) đạt tăng trọng trung bình 624 g/ngày; tỷ lệ nạc 57,9 % với tiêu tốn thức ăn 3,2 kg/kg tăng trọng.

Kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace được thể hiện trong thông báo của Đặng Vũ Bình (1999). Ở lợn Yorkshire, tuổi đẻ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 19

lứa đầu là 418,54 ngày tuổi; số con đẻ ra còn sống 9,77 con/ổ; số con 21 ngày tuổi 8,61 con/ổ. Ở lợn Landrace, các chỉ tiêu tương ứng là 9,86; 8,68; 8,21 con/ổ. Đồng thời cũng chỉ ra rằng, số con/lứa đạt giá trị thấp nhất ở lứa thứ nhất, sau đó tăng lên và ổn định và có khuynh hướng giảm ở lứa đẻ thứ 6.

Vũ Đình Tôn, Nguyễn Công Oánh (2010), nghiên cứu năng suất sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thân thịt của các tổ hợp lai Duroc × F1(L×Y) và Landrace x F1(L × Y) nuôi tại Bắc Giang cho biết: Lợn nái F1(L × Y) phối với đực Duroc, Landrace đều cho năng suất sinh sản tốt nhưng ở tổ hợp lai Duroc × F1(L × Y) tốt hơn tổ hợp lai Landrace x F1(L × Y). Khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ nạc của tổ hợp lai Duroc × F1(L × Y) tốt hơn tổ hợp lai Landrace x F1(L × Y). Và kết quả cho thấy có thể nhân rộng mô hình chăn nuôi lợn nái lai Duroc × F1(L × Y) trong điều kiện chăn nuôi trang trại ở khu vực miền núi tỉnh Bắc Giang.

Một phần của tài liệu khả năng sản xuất của hai tổ hợp lai giữa đực lai pidu với nái landrace và yorkshire (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)