1.3.2.1. Nghiên cứu phương pháp bảo quản hạt giống được xử lý hóa chất sau đó được đóng gói trong túi nilon và bảo quản trong điều kiện môi trường tự nhiên
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc tiền xử lý đến chất lƣợng giống lúa (Oryza sativa L.). Tám lô giống thu thập từ các nhà lai tạo đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả của việc tiền xử lý hạt giống. Hạt giống đã đƣợc xử lý với 2,5g/kg Mancozeb, Thiram, Bavistin, Vitavax, và tại 1ml/kg dầu xoan, tinh dầu bạc hà, Polykote và Seedkare Orange. Hạt giống đƣợc xử lý sau đó đƣợc đóng gói trong túi nilon và bảo quản trong điều kiện môi trƣờng tự nhiên. Kết quả đƣợc kiểm tra sau 6 tháng bảo quản. Các kết quả của nghiên cứu cho thấy xử lý bằng Vitavax, Thiram và Mancozeb duy trì nảy mầm ≥ 80% sau sáu tháng, trong khi các hóa chất khác không thể giữ lại nảy mầm ≥ 80%. Tinh dầu bạc hà làm giảm tỷ lệ nảy mầm dƣới 80%, đƣợc giải thích là do chất phytotoxic. Polykote và Seedkare Orange không ảnh hƣởng đến tỷ lệ nảy
mầm. Hầu hết các loại nấm Bipolaris oryzae, Alternaria padwickii và nấm mốc khác
bị tiêu diệt bởi Vitavax, Thiram và Mancozeb. Trong khi đó, Bavistin chỉ có hiệu quả hơn trên Alternaria padwickii và Curvularialunata [28]. Nghiên cứu ảnh hƣởng của phƣơng pháp xử lý nhiệt (sấy) và điều kiện bảo quản đến tỷ lệ nảy mầm và tuổi thọ
của lúa giống (Oryza sativa L.). Nghiên cứu ba phƣơng pháp làm khô (phơi khô, tách
có điều hòa nhiệt độ, bảo quản trong kho lạnh) và thời gian lƣu trữ. Kết quả cho thấy hạt đƣợc tách ẩm bằng không khí khô sấy bảo quản trong kho lạnh có khả năng sống cao nhất (95%) sau 6 tháng. Cả 3 phƣơng pháp làm khô nếu hạt đƣợc giữ trong kho lạnh có thể duy trì sự nảy mầm 85 † 90% trong 8 tháng [34].
1.3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của bao bì trong bảo quản
Nghiên cứu ảnh hƣởng của bao bì trong bảo quản đến sự phá hoại của côn trùng và tuổi thọ của lúa giống. Mục tiêu là so sánh hiệu quả của siêu túi của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế đƣợc sản xuất bởi GrainPro Inc và túi xách của Việt Nam. Kết quả cho thấy một số côn trùng đều nhƣ nhau khi bảo quản trong túi của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế và túi của Việt Nam. Tỷ lệ nảy mầm tại ba và sáu tháng sau khi lƣu trữ bằng túi của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế và túi của Việt Nam là nhƣ nhau. Tuy nhiên, sau 9 và 12 tháng lƣu trữ thì lúa giống đƣợc bảo quản trong túi của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế có tỷ lệ nảy mầm cao hơn túi của Việt Nam một cách đáng kể và có ý nghĩa thống kê [25]. Nghiên cứu ảnh hƣởng của bao bì và thời gian bảo quản đến chất lƣợng hạt giống lúa mỳ. Năm loại vật liệu bao bì đƣợc sử dụng là tre, bình bằng đất, thiếc, PE và bảo quản trong tủ lạnh. Thời gian bảo quản là 10 tháng. Chất lƣợng hạt giống cao nhất là trong tủ lạnh, tiếp đến là trong túi PE, thiếc và bình bằng đất. Trƣớc khi bảo quản, tỷ lệ nảy mầm lúa giống là 95% và giảm xuống khoảng 75% sau 10 tháng bảo quản [35]. Nghiên cứu ảnh hƣởng của vật liệu bao gói và thời gian bảo quản đến khả năng sống của lúa giống và thành phần hóa học lúa lúa Khao Dawk Mali 105. Hạt giống đƣợc bao gói trong 4 loại túi nhựa khác nhau là Polyamide (PA), Polyethylene (PE), Metallized Polyethylene Terepthalate (MPET) và Woven
Polypropylene (WP) trong thời gian 5 tháng dƣới nhiệt độ kiểm soát 16oC và độ ẩm
tƣơng đối 65%. Kết quả cho thấy tất cả đều có tỷ lệ sống (nảy mầm) trung bình 95% sau 5 tháng. Việc phân tích các thành phần hóa học hạt giống cho thấy rằng tất cả các loại túi nhựa không ảnh hƣởng đến hàm lƣợng carbohydrate (85,56%) và hàm lƣợng protein (7,07%), nhƣng hàm lƣợng chất béo thì lại giảm xuống. Sau 5 tháng, hàm lƣợng chất béo trong hạt đƣợc lƣu trữ trong túi WP thấp hơn MPET, PE và túi PA (1,86, 1,90, 1,97 và 2,01, tƣơng ứng) [37].
1.3.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng từng loại lúa khác nhau
Nghiên cứu chất lƣợng của 3 loại lúa giống (Seleta, Curinga và Relampago)
12 ± 20C, 70 ± 5% độ ẩm tƣơng đối; 18 ± 20C, 65 ± 5% độ ẩm tƣơng đối và môi trƣờng tự nhiên). Kết quả cho thấy giống lúa Seleta có chất lƣợng tốt nhất trong 3 loại giống trong tất cả 4 điều kiện bảo quản. Nói chung, hạt giống đƣợc bảo quản trong môi trƣờng tự nhiên có chất lƣợng thấp hơn trong các môi trƣờng còn lại. Giống lúa Seleta không phụ thuộc vào môi trƣờng bảo quản, duy trì tỷ lệ nảy mầm trên mức tối thiểu cần thiết sau 6 tháng bảo quản [27].
1.3.1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm tương đối và hàm lượng nước đến tỷ lệ nảy mầm
Nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ, độ ẩm tƣơng đối và hàm lƣợng nƣớc đến tỷ lệ nảy mầm của lúa mì lƣu trữ trong các điều kiện bảo quản khác nhau (môi trƣờng (GIC) silo, nhà kho tự nhiên và môi trƣờng CAP ). Kết quả cho thấy tỷ lệ nảy mầm lúa bên trong silo là giảm từ 86,70% xuống 78,60%, trong lƣu trữ nhà kho giảm từ 86,70% xuống 53,30%, và trong lƣu trữ CAP giảm từ 86,70% xuống 46,60% trong khoảng thời gian bảo quản từ tháng tƣ đến tháng chín [22].
Tóm lại:
Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau trong và ngoài nước về phương pháp sấy, nhiệt độ, độ ẩm trong kho,... chất liệu bao bì để bảo quản hạt giống nhưng chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của vị trí hạt trong lô bảo quản, độ ẩm hạt theo thời gian bảo quản và phương pháp đặt nẩy mầm lúa giống đến tỉ lệ nảy mầm. Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố này đến tỷ lệ nẩy mầm theo mức quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-54:2011/BNNPTNT về chất lượng hạt giống lúa là cần thiết.
Chƣơng II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng, địa điểm, phạm vi và thời gian nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Hạt lúa giống thuần OM 4900 đang bảo quản tại Công ty Cổ phần giống cây trồng Nha Hố tỉnh Ninh Thuận
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm đƣợc thực hiện tại Phòng thí nghiệm thuộc Công ty Cổ phần giống cây trồng Nha Hố tỉnh Ninh Thuận.
2.1.3 Phạm vi nghiên cứu
2.1.3.1 Quy trình sản xuất lúa giống
Thu hoạch → Phân loại → Tuốt → Phơi khô → Làm sạch → Làm nguội (Hạt giống đƣa vào kho bảo quản có độ ẩm ban đầu 12%) → Đóng bao → Bảo quản trong kho → Kiểm tra định kỳ và xử lý khi cần → Xác định tỷ lệ nẩy mầm đảm bảo → Tiêu thụ.
2.1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố của điều kiện bảo quản: vị trí, độ ẩm hạt và phƣơng pháp đặt nẩy mầm ảnh hƣởng đến tỷ lệ nẩy mầm của lúa giống OM4900 tại Công ty cổ phần giống cây trồng Nha Hố - Ninh Thuận.
2.1.4 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 01 năm 2014 (vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân)
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
Xác định tỷ lệ hạt lúa nẩy mầm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8548:2011 Hạt giống cây trồng – Phƣơng pháp kiểm nghiệm.
2.3.1 Nguyên tắc lấy mẫu và lập mẫu
Mẫu phải đƣợc lấy ngẫu nhiên tại những vị trí khác nhau trên cùng một bề mặt nghiên cứu với số lƣợng các mẫu điểm lấy mỗi bao chứa nhƣ nhau, xác suất có mặt của các thành phần trong mẫu là đại diện cho lô hạt giống. Sau khi lấy và lập mẫu, mẫu phải có khối lƣợng phù hợp để thực hiện các phép thử cần thiết.
Việc lấy mẫu các lô hạt giống đƣợc thực hiện theo một trong các phƣơng pháp sau đây:
- Lấy mẫu bằng xiên dài: Đƣa xiên vào vật chứa ở trạng thái đóng, sau đó chọc xiên nhẹ nhàng sao cho đầu nhọn của xiên chọc đến vị trí mong muốn, mở xiên và lắc
nhẹ để hạt giống rơi đầy vào trong xiên, nhẹ nhàng đóng xiên lại, rút ra và đổ hạt giống vào khay đựng mẫu. Cần phải cẩn thận khi đóng xiên để hạt giống không bị hỏng.
- Lấy mẫu bằng xiên ngắn (đối với những bảo nằm ở bên ngoài): Đƣa xiên vào
bao theo một góc khoảng 300 so với mặt phẳn ngang, lỗ mở Hƣớng xuống phía dƣới,
chọc xiên đến vị trí mong muốn và xoay xiên 1800 để lỗ mở hƣớng lên phía trên. Từ từ
rút xiên ra, vừa rút vừa lắc nhẹ xiên để các hạt chảy đều vào trong xiên và thu hạt chảy ra vào một vật chứa thích hợp.
Khi các mẫu điểm đƣợc lấy vào các túi riêng, nếu thấy đồng nhất thì các mẫu điểm đƣợc gộp lại để tạo thành mẫu hỗn hợp.
Trộn đều mẫu gửi, chia đôi liên tiếp để lấy ra các phần nhỏ ngẫu nhiên, gộp các phần này lại để đƣợc khối lƣợng mẫu theo phƣơng pháp lập mẫu. Khối lƣợng mẫu đƣợc điều chỉnh chính xác bằng cách thêm hay bớt một lƣợng rất nhỏ hạt giống bằng thìa. Phƣơng pháp lập mẫu dùng thiết bị, dụng cụ chia mẫu (Hình 4.2). [19].
2.3.2 Phương pháp xác định tỷ lệ nẩy mầm
2.3.2.1 Mẫu phân tích
Mẫu phân tích gồm 400 hạt đƣợc lấy ngẫu nhiên từ phần hạt sạch đã đƣợc trộn đều và đƣợc đặt một cách đồng đều và đủ xa nhau trên giá thể ẩm. Cần lƣu ý không lựa chọn hạt giống vì điều đó có thể gây ra các kết quả sai lệch so với thực tế.
Chia thành 4 lần nhắc, mỗi lần 100 hạt, đặt các hạt đủ xa nhau trên giá thể để hạn chế ảnh hƣởng của các hạt liền kề đến sự phát triển của cây mầm.
Chọn phƣơng pháp đặt giữa giấy
Hạt đƣợc đặt nẩy mầm giữa 2 lớp giấy đã thấm đủ nƣớc bằng cách đặt hạt lên bề mặt của một lớp giấy thấm và đậy hạt bằng một lớp giấy thấm khác, hoặc phải gấp mép giấy lại nhƣ gấp phong bì, hoặc cuộn giấy lại rồi cho vào túi nilon và đặt vào tủ nẩy mầm hoặc buồng nẩy mầm theo vị trí thẳng đứng. [19].
2.3.2.2 Tính và hiệu chỉnh kết quả
Tính tỷ lệ phần trăm trung bình của cây mầm bình thƣờng và làm tròn đến hàng đơn vị.
Tính của các phần còn lại, cộng tất cả các kết quả lại với nhau. Nếu tổng bằng 100 thì kết thúc, nều tổng này không bằng 100 thì tiếp tục làm nhƣ sau:
1) Chọn giá trị nào có chữ số thập phân cao nhất trong các kết quả của cây mầm không bình thƣờng, hạt cứng, hạt tƣơi và hạt chết và làm tròn thành 1 đơn vị. Giữ nguyên giá trị đã đƣợc làm tròn.
2) Cộng tất cả các số nguyên lại với nhau.
3) Nếu tổng bằng 100 thì kết thúc, nếu không thì lập lại bƣớc 1 và bƣớc 2.
Trong trƣờng hợp các chữ số thập phân của cây mầm không bình thƣờng, hạt cứng, hạt tƣơi và hạt chết đều bằng nhau thì thứ tự ƣu tiên nhƣ sau: cây mầm không bình thƣờng, hạt cứng, hạt tƣơi, hạt chết. [19].
2.3.3. Thiết bị, dụng cụ xác định tỷ lệ nẩy mầm
- Thiết bị đếm hạt: bàn đếm hạt.
- Thiết bị đặt nẩy mầm: tủ ấm, tủ nẩy mầm, phòng nẩy mầm, dụng cụ chia mẫu. - Các dụng cụ khác: dao gạt, panh gắp, khay, hộp petri, giấy đƣợc dùng để đặt nẩy mầm... [19].
2.4 Bố trí thí nghiệm
2.4.1. Xác định tỷ lệ nẩy mầm của lúa giống
2.4.1.1 Sơ đồ thí nghiệm tổng quát
Thí nghiệm tổng quát xác định tỷ lệ nẩy mầm của lúa giống đƣợc thể hiện trên Hình 2.1.
Hình 2.1 Sơ đồ thí nghiệm tổng quát xác định tỷ lệ nẩy mầm của lúa giống
Đánh giá các chỉ tiêu cảm quản, chi tiêu sinh vật hại
Nhắc 4 lần Xác định độ ẩm hạt Mẫu thử nghiệm
Mẫu hỗn hợp
Kết quả và thảo luận Mẫu điểm trong kho
bảo quản Lúa giống sau
thu hoạch
Vận chuyển về công ty
Lúa giống đƣợc
2.4.1.2 Thuyết minh quy trình
Mẫu phải đƣợc lấy ngẫu nhiên tại những vị trí khác nhau trên cùng một bề mặt nghiên cứu với số lƣợng các mẫu điểm lấy mỗi bao chứa nhƣ nhau gọi là mẫu điểm.
Khi các mẫu điểm đƣợc lấy vào các túi riêng, nếu thấy đồng nhất thì các mẫu điểm đƣợc gộp lại để tạo thành mẫu hỗn hợp.
Mẫu thử nghiệm gồm 400 hạt đƣợc lấy ngẫu nhiên từ phần hạt sạch đã đƣợc trộn đều và đƣợc đặt một cách đồng đều và đủ xa nhau trên giá thể ẩm.
Chia thành 4 lần nhắc, mỗi lần 100 hạt, đặt các hạt đủ xa nhau trên giá thể để hạn chế ảnh hƣởng của các hạt liền kề đến sự phát triển của cây mầm.
Từ kết quả trên thảo luận và đƣa ra kết luận chung về tỷ lệ nẩy mầm của lúa giống.
2.4.2 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của vị trí bảo quản trong kho đến tỷ lệ nẩy mầm của lúa giống
2.4.2.1 Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng của vị trí bảo quản
Hình 2.2 Sơ đồ thí nghiệm ảnh hƣởng của vị trí bảo quản trong kho đến tỷ lệ nẩy mầm của lúa giống
Đánh giá các chỉ tiêu cảm quản, chi tiêu sinh vật hại
Mẫu thử nghiệm Xác định độ ẩm hạt
Mẫu hỗn hợp Lấy mẫu tại 12 vị trí cần
nghiên cứu
4 lần nhắc
Kết quả và thảo luận Lúa giống trong kho bảo
quản
2.4.2.2 Thuyết minh quy trình
Để nghiên cứu ảnh hƣởng của các vị trí của lúa giống trong kho đến tỷ lệ nảy mầm, mẫu đƣợc lấy từ 12 vị trí bề mặt khác nhau của các lô hạt đã đƣợc chọn để làm thí nghiệm bao gồm: vị trí bề mặt trên cùng lô, vị trí bề mặt khoản giữa hai lô, bề mặt khoản giữa hành lang trong kho, bề mặt sát vách kho phía Đông, bề mặt sát vách kho phía Tây, bề mặt sát vách kho phía Nam, bề mặt sát vách kho phía Bắc, bề mặt sát nền kho, vị trí giữa 1/4 lô từ trên xuống, giữa 2/4 lô từ trên xuống, giữa 3/4 lô từ trên xuống, bề mặt sát nền giữa lô. Để nghiên cứu ảnh hƣởng của các vị trí của lúa giống trong kho đến tỷ lệ nảy mầm theo thời gian bảo quản. Mẫu đƣợc lấy từ 12 vị trí trên sau 3, 4, 5 và 6 tháng bảo quản.
Tiến hành lấy mẫu tại 12 vị trí bề mặt cần thí nghiệm trên. Tại mỗi bề mặt tiến hành lấy 03 mẫu ở những bao khác nhau. Cách thức lấy mẫu theo mục 2.3.2. [19].
Sau đó đánh giá chỉ tiêu cảm quan về màu sắc, trạng thái của lúa giống sau những mốc thời gian bảo quản tại thời điểm lấy mẫu, đánh giá xem lô mẫu có bị côn trùng làm hƣ hại, chuột nhấm... Mẫu đem thử nghiệm là hạt chắc, không bị lép, không bị bong tróc, còn nguyên mày.
Mỗi đơn vị mẫu đƣợc thực hiện theo 04 lần nhắc. Ghi kết quả tỷ lệ nẩy mầm để xử lý số liệu theo mục 2.3.3. [19].
2.4.3 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng độ ẩm của hạt đến tỷ lệ nẩy mầm của lúa giống
2.4.3.1 Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng độ ẩm của hạt
Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hƣởng độ ẩm của hạt đến tỷ lệ nảy mầm của lúa giống
Đánh giá các chỉ tiêu cảm
quản, chi tiêu sinh vật hại Mẫu thử nghiệm
Lấy mẫu tại 12 vị trí trên đƣợc xác định độ ẩm hạt W (%): 12,0; 12,5; 13,0; 13,5; 14,0
4 lần nhắc Kết quả và thảo luận Lúa giống trong kho bảo
quản
2.4.3.1 Thuyết minh thí nghiệm
Để nghiên cứu ảnh hƣởng của độ ẩm hạt theo thời gian bảo quản đến tỷ lệ nẩy mầm của lúa giống, mẫu đƣợc lấy tại những vị trí nêu trên có tỉ lệ nẩy mầm tƣơng ứng với độ ẩm hạt W (%) là 12,0; 12,5; 13,0; 13,5; 14. Sau đó đƣợc phân thành 05 nhóm mẫu có độ ẩm hạt khác nhau để đánh giá tỉ lệ nẩy mẩm theo độ ẩm.
2.4.4 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp đặt nẩy mầm đến tỷ lệ nẩy mầm của lúa giống