1.3.1.1. Phương pháp bảo quản thóc rời (trạng thái thoáng), có cào đảo, thông gió tự nhiên.
Thóc đƣa vào bảo quản phải đạt chỉ số thủy phần không quá 13%, tạp chất không quá 0,5% và mem mốc, sâu – mọt không có, thời gian bảo quản dƣới 6 tháng [14]. Ƣu điểm của phƣơng pháp này rất đơn giản, chỉ cần có nhà kho là có thể thực hiện đƣợc ở bất kỳ địa phƣơng nào, không đòi hỏi phải có thiết bị, điện, vật liệu,... Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này hạt tiếp xúc trực tiếp với không khí, nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của nƣớc ta, hạt hút ẩm một cách tự do, thƣờng rất dễ xảy ra mem mốc trong những mùa nồm ẩm. Thƣờng gây ra hiện tƣợng dồn ẩm, dồn nhiệt, gây chênh lệch rất lớn về nhiệt độ và thủy phần giữa các tầng, các điểm. Đây là hiện tƣợng rất không có lợi cho việc bảo quản hạt và là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây hƣ hỏng cho hạt trong quá trình bảo quản [14].
1.3.1.2. Phương pháp bảo quản kín
Yêu cầu kho bảo quản bao phải đảm bảo đƣợc ảnh hƣởng xấu của môi trƣờng: dột, hắt mƣa, chống đƣợc chim, chuột xâm nhập vào kho; đảm bảo thực hiện biện pháp thông thoáng; kê lót, vệ sinh sạch sẽ, sát trùng đầy đủ.
Bảo quản kín còn có nghĩa là bảo quản trong điều kiện thiếu oxy, mục đích là để hạn chế qúa trình hô hấp của hạt, đồng thời khống chế bớt sự phát sinh phát triển phá hoại của vi sinh vật và côn trùng [11].
1.3.1.3. Kinh nghiệm bảo quản của nông dân một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
Trong điều kiện bình thƣờng và làm khô theo kiểu phơi nắng, khoảng 3 tháng hạt lúa vẫn nảy mầm tốt, đạt tới 90%, nhƣng khoảng 6 tháng sau tỷ lệ nảy mầm chỉ còn khoảng 60 † 70% và khoảng 9 † 10 tháng sau hầu hết hạt không nảy mầm. Đây là điều khó khăn cho ngƣời dân vùng trồng một vụ lúa và tôm. Để bảo quản hạt giống lúa từ vụ này sang vụ năm sau (khoảng 8 tháng) xin giới thiệu kinh nghiệm bảo quản của nông dân một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long [20].
Khâu phơi nắng: Theo kinh nghiệm, chỉ phơi hạt giống lúa một nắng là đạt độ ẩm 12%. Thƣờng khi lúa mới gặt ở ruộng về độ ẩm khoảng 25%. Phơi trong nắng nhẹ làm sao rút độ ẩm đƣợc khoảng 18% và sau nắng thứ hai mới rút độ ẩm xuống khoảng 12% là đạt yêu cầu. Cố gắng khi phơi nắng phải đảo đều liên tục cho khô đều. Chính phơi làm khô trong điều kiện nhiệt độ không cao là tăng sức sống lúa giống và bảo quản đƣợc lâu dài hơn [20].
Bảo quản: Để hạt giống trong kho càng lâu thì hạt giống càng nảy mầm kém. Đó là điều xảy ra cho tất cả các loại hạt giống khác nhau. Nếu đựng hạt trong bao đay hay nilon dệt (không kín) hạt giống rất nhanh mất sức nảy mầm dù đƣợc phơi rất khô tới 12% độ ẩm, vì trong khi bảo quản, hạt giống lúa hút ẩm, nhất là trong điều kiện mùa mƣa ở đồng bằng sông Cửu Long hạt giống có khi có độ ẩm tới 14 † 15%, từ đó chúng mất sức nảy mầm khá nhanh. Theo kinh nghiệm thì khi phơi lúa đạt độ ẩm khoảng 12%, cho hạt lúa giống vào bao nilon và buộc kín là tốt nhất. Sau đó toàn bộ bao nilon đƣợc đựng trong bao bố, bỏ vài cục vôi sống (vôi chƣa tôi) dƣới đáy để hút ẩm thƣờng xuyên [20].
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát: Không chọn nơi ẩm ƣớt, hay ánh nắng thƣờng xuyên chiếu vào làm nơi bảo quản hạt giống. Nơi bảo quản hạt giống phải thƣờng xuyên khô ráo, thoáng mát. Bao giống phải đƣợc kê bằng gỗ, không nên kê bằng gạch hay bằng những vật liệu kê khác [20].
Theo kinh nghiệm trên, hạt giống sau 8 tháng vẫn có tỷ lệ nảy mầm khoảng 85 † 90% và sức sống của cây con vẫn phát triển bình thƣờng. Kỹ thuật bảo quản này đƣợc thực hiện với giống lúa trên 120 ngày [20].
1.3.1.4. Quy định phương thức bảo quản đối với thóc dự trữ quốc gia hiện nay
Hiện nay đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý thóc dự trữ quốc gia phải thực hiện theo Thông tƣ số 53/2014/TT-BTC ngày 24/4/2014 của Bộ Tài chính ban hành về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2014/BTC đối với thóc dự trữ quốc gia. Quy chuẩn này, thay thế QCVN 14:2011/BTC. Các quy định trong quy chuẩn này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 03/11/2014.
Quy chuẩn QCVN 14:2014/BTC đƣa ra các quy định về kỹ thuật đối với thóc nhập kho và thóc xuất kho nhƣ: các yêu cầu về cảm quan, các chỉ tiêu về chất lƣợng, phƣơng pháp thử, điều kiện lấy mẫu, quy định về giao nhận và bảo quản thóc, quy định về công tác quản lý thóc.
Về phƣơng thức bảo quản thóc, quy chuẩn quy định thóc dự trữ quốc gia đƣợc bảo quản bằng phƣơng pháp trong điều kiện áp suất thấp. Thời gian lƣu kho đến 30 tháng đối với các địa phƣơng Miền Bắc, Miền Trung và Tây Nguyên, nhƣng đối với các tỉnh đồng bằng Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh thời gian lƣu kho đến 18 tháng. Chênh lệch giữa vùng miền cho phép 12 tháng.
Theo quy chuẩn này thì lô thóc đƣợc đƣợc đánh giá là bảo quản an toàn khi độ ẩm của thóc bảo quản đổ rời và thóc đóng bao không lớn hơn 14 %; nhiệt độ trung
bình của khối hạt không lớn hơn 320C (đối với lô thóc mới nhập kho bảo quản từ tháng
thứ nhất đến hết tháng thứ 3 nhiệt độ trung bình của khối hạt không lớn hơn 350C).
Việc bảo quản thóc theo phƣơng pháp này thóc đƣợc đổ rời hoặc đóng bao xếp thành lô đƣợc bọc kín trong túi nhựa Polyvinylclorua (PVC) và duy trì ở mức chênh lệch cột nƣớc trên áp kế là 10 mm (áp suất âm tối thiểu là 98 Pa) trong suốt thời gian bảo quản; Đối với vật tƣ, thiết bị, dụng cụ bảo quản thóc yêu cầu cao nhƣ: Thiết bị hút khí đạt áp suất âm tối thiểu là 1000 Pa (Pascan); Thiết bị xác định độ kín khí: Bằng áp kế (manomet). Những thiết bị này đối với các ho bảo quản thông thƣờng không đáp ứng ngoài các dung cụ thông thƣờng nhƣ: Vật tƣ, dụng cụ kê lót; Xiên lấy mẫu, thiết bị đo nhiệt độ và độ ẩm lô thóc... thích hợp để sử dụng đối với điều kiện bảo quản thóc [18].
Tại địa phƣơng có hai đơn vị sản xuất và kinh doanh lúa giống Trung tâm giống cây trồng Nha Hố thuộc Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố và Công ty Cổ phần giống cây trồng Nha Hố. Tuy nhiên chƣa có Công ty nào đáp ứng
đƣợc phƣơng pháp bảo quản trong điều kiện áp suất thấp chỉ có kho bảo quản thông thƣờng.
1.3.1.5. Một số phương pháp bảo quản thông thường khác
Trong các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng hạt giống, ẩm độ hạt và nhiệt độ không khí là quan trọng nhất. Hạt càng khô, nhiệt độ không khí càng mát thì tuổi thọ giống càng cao.
Bảo quản số lƣợng ít ở nông hộ: Có thể bảo quản trong lu, hạt, cót, bao hoặc thùng tôn có nắp đậy. Lúa phải thật khô 12 † 13% ẩm độ. Định kỳ nắng ráo đem ra phơi lại.
Bảo quản số lƣợng lớn dạng bao trong kho. Đây là phƣơng pháp áp dụng nhiều ở công ty giống. Nếu là kho lạnh thì rất lý tƣởng, nếu là kho thƣờng thì phải tuân thủ các quy định về thiết kế và xây dựng kho nhƣ: ở nơi cao ráo, nền đất cứng, chiều dài theo hƣớng đông tây dễ khử trùng [8].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu phƣơng pháp bảo quản trên thế giới
1.3.2.1. Nghiên cứu phương pháp bảo quản hạt giống được xử lý hóa chất sau đó được đóng gói trong túi nilon và bảo quản trong điều kiện môi trường tự nhiên
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc tiền xử lý đến chất lƣợng giống lúa (Oryza sativa L.). Tám lô giống thu thập từ các nhà lai tạo đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả của việc tiền xử lý hạt giống. Hạt giống đã đƣợc xử lý với 2,5g/kg Mancozeb, Thiram, Bavistin, Vitavax, và tại 1ml/kg dầu xoan, tinh dầu bạc hà, Polykote và Seedkare Orange. Hạt giống đƣợc xử lý sau đó đƣợc đóng gói trong túi nilon và bảo quản trong điều kiện môi trƣờng tự nhiên. Kết quả đƣợc kiểm tra sau 6 tháng bảo quản. Các kết quả của nghiên cứu cho thấy xử lý bằng Vitavax, Thiram và Mancozeb duy trì nảy mầm ≥ 80% sau sáu tháng, trong khi các hóa chất khác không thể giữ lại nảy mầm ≥ 80%. Tinh dầu bạc hà làm giảm tỷ lệ nảy mầm dƣới 80%, đƣợc giải thích là do chất phytotoxic. Polykote và Seedkare Orange không ảnh hƣởng đến tỷ lệ nảy
mầm. Hầu hết các loại nấm Bipolaris oryzae, Alternaria padwickii và nấm mốc khác
bị tiêu diệt bởi Vitavax, Thiram và Mancozeb. Trong khi đó, Bavistin chỉ có hiệu quả hơn trên Alternaria padwickii và Curvularialunata [28]. Nghiên cứu ảnh hƣởng của phƣơng pháp xử lý nhiệt (sấy) và điều kiện bảo quản đến tỷ lệ nảy mầm và tuổi thọ
của lúa giống (Oryza sativa L.). Nghiên cứu ba phƣơng pháp làm khô (phơi khô, tách
có điều hòa nhiệt độ, bảo quản trong kho lạnh) và thời gian lƣu trữ. Kết quả cho thấy hạt đƣợc tách ẩm bằng không khí khô sấy bảo quản trong kho lạnh có khả năng sống cao nhất (95%) sau 6 tháng. Cả 3 phƣơng pháp làm khô nếu hạt đƣợc giữ trong kho lạnh có thể duy trì sự nảy mầm 85 † 90% trong 8 tháng [34].
1.3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của bao bì trong bảo quản
Nghiên cứu ảnh hƣởng của bao bì trong bảo quản đến sự phá hoại của côn trùng và tuổi thọ của lúa giống. Mục tiêu là so sánh hiệu quả của siêu túi của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế đƣợc sản xuất bởi GrainPro Inc và túi xách của Việt Nam. Kết quả cho thấy một số côn trùng đều nhƣ nhau khi bảo quản trong túi của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế và túi của Việt Nam. Tỷ lệ nảy mầm tại ba và sáu tháng sau khi lƣu trữ bằng túi của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế và túi của Việt Nam là nhƣ nhau. Tuy nhiên, sau 9 và 12 tháng lƣu trữ thì lúa giống đƣợc bảo quản trong túi của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế có tỷ lệ nảy mầm cao hơn túi của Việt Nam một cách đáng kể và có ý nghĩa thống kê [25]. Nghiên cứu ảnh hƣởng của bao bì và thời gian bảo quản đến chất lƣợng hạt giống lúa mỳ. Năm loại vật liệu bao bì đƣợc sử dụng là tre, bình bằng đất, thiếc, PE và bảo quản trong tủ lạnh. Thời gian bảo quản là 10 tháng. Chất lƣợng hạt giống cao nhất là trong tủ lạnh, tiếp đến là trong túi PE, thiếc và bình bằng đất. Trƣớc khi bảo quản, tỷ lệ nảy mầm lúa giống là 95% và giảm xuống khoảng 75% sau 10 tháng bảo quản [35]. Nghiên cứu ảnh hƣởng của vật liệu bao gói và thời gian bảo quản đến khả năng sống của lúa giống và thành phần hóa học lúa lúa Khao Dawk Mali 105. Hạt giống đƣợc bao gói trong 4 loại túi nhựa khác nhau là Polyamide (PA), Polyethylene (PE), Metallized Polyethylene Terepthalate (MPET) và Woven
Polypropylene (WP) trong thời gian 5 tháng dƣới nhiệt độ kiểm soát 16oC và độ ẩm
tƣơng đối 65%. Kết quả cho thấy tất cả đều có tỷ lệ sống (nảy mầm) trung bình 95% sau 5 tháng. Việc phân tích các thành phần hóa học hạt giống cho thấy rằng tất cả các loại túi nhựa không ảnh hƣởng đến hàm lƣợng carbohydrate (85,56%) và hàm lƣợng protein (7,07%), nhƣng hàm lƣợng chất béo thì lại giảm xuống. Sau 5 tháng, hàm lƣợng chất béo trong hạt đƣợc lƣu trữ trong túi WP thấp hơn MPET, PE và túi PA (1,86, 1,90, 1,97 và 2,01, tƣơng ứng) [37].
1.3.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng từng loại lúa khác nhau
Nghiên cứu chất lƣợng của 3 loại lúa giống (Seleta, Curinga và Relampago)
12 ± 20C, 70 ± 5% độ ẩm tƣơng đối; 18 ± 20C, 65 ± 5% độ ẩm tƣơng đối và môi trƣờng tự nhiên). Kết quả cho thấy giống lúa Seleta có chất lƣợng tốt nhất trong 3 loại giống trong tất cả 4 điều kiện bảo quản. Nói chung, hạt giống đƣợc bảo quản trong môi trƣờng tự nhiên có chất lƣợng thấp hơn trong các môi trƣờng còn lại. Giống lúa Seleta không phụ thuộc vào môi trƣờng bảo quản, duy trì tỷ lệ nảy mầm trên mức tối thiểu cần thiết sau 6 tháng bảo quản [27].
1.3.1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm tương đối và hàm lượng nước đến tỷ lệ nảy mầm
Nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ, độ ẩm tƣơng đối và hàm lƣợng nƣớc đến tỷ lệ nảy mầm của lúa mì lƣu trữ trong các điều kiện bảo quản khác nhau (môi trƣờng (GIC) silo, nhà kho tự nhiên và môi trƣờng CAP ). Kết quả cho thấy tỷ lệ nảy mầm lúa bên trong silo là giảm từ 86,70% xuống 78,60%, trong lƣu trữ nhà kho giảm từ 86,70% xuống 53,30%, và trong lƣu trữ CAP giảm từ 86,70% xuống 46,60% trong khoảng thời gian bảo quản từ tháng tƣ đến tháng chín [22].
Tóm lại:
Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau trong và ngoài nước về phương pháp sấy, nhiệt độ, độ ẩm trong kho,... chất liệu bao bì để bảo quản hạt giống nhưng chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của vị trí hạt trong lô bảo quản, độ ẩm hạt theo thời gian bảo quản và phương pháp đặt nẩy mầm lúa giống đến tỉ lệ nảy mầm. Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố này đến tỷ lệ nẩy mầm theo mức quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-54:2011/BNNPTNT về chất lượng hạt giống lúa là cần thiết.
Chƣơng II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng, địa điểm, phạm vi và thời gian nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Hạt lúa giống thuần OM 4900 đang bảo quản tại Công ty Cổ phần giống cây trồng Nha Hố tỉnh Ninh Thuận
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm đƣợc thực hiện tại Phòng thí nghiệm thuộc Công ty Cổ phần giống cây trồng Nha Hố tỉnh Ninh Thuận.
2.1.3 Phạm vi nghiên cứu
2.1.3.1 Quy trình sản xuất lúa giống
Thu hoạch → Phân loại → Tuốt → Phơi khô → Làm sạch → Làm nguội (Hạt giống đƣa vào kho bảo quản có độ ẩm ban đầu 12%) → Đóng bao → Bảo quản trong kho → Kiểm tra định kỳ và xử lý khi cần → Xác định tỷ lệ nẩy mầm đảm bảo → Tiêu thụ.
2.1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố của điều kiện bảo quản: vị trí, độ ẩm hạt và phƣơng pháp đặt nẩy mầm ảnh hƣởng đến tỷ lệ nẩy mầm của lúa giống OM4900 tại Công ty cổ phần giống cây trồng Nha Hố - Ninh Thuận.
2.1.4 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 01 năm 2014 (vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân)
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
Xác định tỷ lệ hạt lúa nẩy mầm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8548:2011 Hạt giống cây trồng – Phƣơng pháp kiểm nghiệm.
2.3.1 Nguyên tắc lấy mẫu và lập mẫu
Mẫu phải đƣợc lấy ngẫu nhiên tại những vị trí khác nhau trên cùng một bề mặt nghiên cứu với số lƣợng các mẫu điểm lấy mỗi bao chứa nhƣ nhau, xác suất có mặt của các thành phần trong mẫu là đại diện cho lô hạt giống. Sau khi lấy và lập mẫu, mẫu phải có khối lƣợng phù hợp để thực hiện các phép thử cần thiết.
Việc lấy mẫu các lô hạt giống đƣợc thực hiện theo một trong các phƣơng pháp sau đây:
- Lấy mẫu bằng xiên dài: Đƣa xiên vào vật chứa ở trạng thái đóng, sau đó chọc xiên nhẹ nhàng sao cho đầu nhọn của xiên chọc đến vị trí mong muốn, mở xiên và lắc
nhẹ để hạt giống rơi đầy vào trong xiên, nhẹ nhàng đóng xiên lại, rút ra và đổ hạt giống vào khay đựng mẫu. Cần phải cẩn thận khi đóng xiên để hạt giống không bị hỏng.
- Lấy mẫu bằng xiên ngắn (đối với những bảo nằm ở bên ngoài): Đƣa xiên vào
bao theo một góc khoảng 300 so với mặt phẳn ngang, lỗ mở Hƣớng xuống phía dƣới,