Yêu cầu và phân loại chất mang

Một phần của tài liệu thử nghiệm tạo chế phẩm corynebacterium glutamicum trên chất mang kappa –carrageenan để ứng dụng thu nhận l lysine (Trang 25)

V. Nhi ệm vụ nghiên cứu

1.4.3.Yêu cầu và phân loại chất mang

1.4.3.1. Yêu cầu về chất mang

Thứ nhất là chất mang phải có bề mặt lớn để tế bào có thể gắn vào, dễ điều khiển và tái sinh. Kế đó là chất mang phải đảm bảo khả năng sống của tế bào cũng như mọi hoạt động của tế bào được ổn định và yêu cầu tiếp theo là chất mang phải có độ xốp đồng đều cao đảm bảo cho sự trao đổi tự do của cơ chất. Một đòi hỏi quan trọng nữa là chất mang phải có tính ổn định cơ học, hóa học, nhiệt, sinh học và không dễ dàng bị

giảm giá trị bởi enzym, dung môi, sự thay đổi áp suất. Song song đó, kỹ thuật cố định trên chất mang phải dễ thực hiện và có hiệu quả về kinh tế. Những chất được sử dụng làm chất mang để cố định thường không có phản ứng với môi trường dinh dưỡng, vi sinh vật và sản phẩm tạo thành và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Chất mang không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm do dư lượng còn lại và được người tiêu dùng chấp nhận [14].

1.4.3.2. Phân loại chất mang

Chất mang hữu cơ: polymer tổng hợp như là polyvinylalcohol, polyacrylamide, polyacrylic, được dùng để cố định enzym và tế bào bằng phương pháp nhốt trong lòng chất mang [14, 22].

Polymer sinh học: gelatin, keratin, albumin dùng trong cố định tế bào bằng phương pháp vi gói trong gel. Ngoài ra, còn có nhiều vật liệu khác như tinh bột, chitin, chitosan, alginate, carrageenan cũng được dùng để cố định tế bào [14, 22].

Chất mang vô cơ: oxit kim loại (nhôm oxit, mangan oxit, magie oxit, ...), gốm. Chất mang này có đặc điểm là có cấu trúc lỗ xốp, kích thước các lỗ có thể điều chỉnh được, có khả năng cố định tốt với tế bào và enzym [14, 22].

Một phần của tài liệu thử nghiệm tạo chế phẩm corynebacterium glutamicum trên chất mang kappa –carrageenan để ứng dụng thu nhận l lysine (Trang 25)