Sự tăng trưởng cây mầm lúa in vitro

Một phần của tài liệu sự tăng trưởng in vitro của cây mầm lúa oryza sativa l trong điều kiện stress nước (Trang 50)

Trong bốn môi trường MS1/2, MS1/5, MS1/10, MS (đối chứng) cho thấy hạt lúa nảy mầm với tỉ lệ cao hơn trên môi trường MS1/2, chiều dài rễ và chiều dài chồi phát triển tốt hơn trong các môi trường còn lại (bảng 3.2, 3.3).

Khi quan sát hình thái bên ngoài hạt lúa một ngày tuổi cho thấy hạt lúa trên môi trường MS1/2 đã có mầm lú ra dài hơn (ảnh 3.7, 3.8). Cây mầm lúa trên môi trường MS1/2 3 ngày tuổi, 5 ngày và 7 ngày tuổi đều phát triển tốt nhất trên cả hai chỉ tiêu chiều dài rễ và chiều dài chồi. Môi trường MS cây mầm phát triển chậm nhất (ảnh 3.9, 3.10, 3.11). Quan sát hình thái giải phẫu ở trên mô phân sinh chồi đã thấy xuất hiện các sơ khởi lá (ảnh 3.12).

Bảng 3.2. Sự tăng trưởng chiều dài rễ của cây mầm lúa theo thời gian trên các môi trường MS khác nhau

Nghiệm thức Chiều dài rễ (cm) theo thời gian

3 ngày 5 ngày 7 ngày

MS1/2 2,70 ± 0,12c 6,58 ± 0,01c 7,35 ± 0,08d MS1/5 2,27 ± 0,07b 6,05 ± 0,03b 6,89 ± 0,05c MS1/10 2,13 ± 0,09a 5,80 ± 0,06a 6,58 ± 0,04b MS (đối chứng) 1,97 ± 0,09a 5,67 ± 0,09a 6,25 ± 0,08a

Các giá trị trung bình trong cột với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05

Bảng 3.3. Sự tăng trưởng chiều dài chồi của cây mầm lúa theo thời gian trên các môi trường MS khác nhau

Nghiệm thức Chiều dài chồi (cm) theo thời gian

3 ngày 5 ngày 7 ngày

MS1/2 0,93 ± 0,01c 5,71 ± 0,05c 14,67 ± 0,14d MS1/5 0,87 ± 0,02b 5,47 ± 0,03b 12,70 ± 0,08bc MS1/10 0,81 ± 0,01a 5,93 ± 0,06b 12,48± 0,04ab MS (đối chứng) 0,73 ± 0,02a 5,20 ± 0,06a 12,23 ± 0,04a

Các giá trị trung bình trong cột với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05

Ảnh 3.7. Hạt lúa in vitro sau 1 ngày nuôi cấy trên các môi trường A: MS1/2, B: MS1/5, C: MS1/10, D: MS

Ảnh 3.8. Phôi lúa in vitro sau 1 ngày nuôi cấy trên môi trường MS1/2

Ảnh 3.9. Cây lúa in vitro sau 3 ngày nuôi cấy trên các môi trường A: MS1/2, B: MS1/5, C: MS1/10, D: MS

Ảnh 3.10. Cây lúa in vitro sau 5 ngày nuôi cấy trên các môi trường A: MS1/2, B: MS1/5, C: MS1/10, D: MS

Ảnh 3.11. Cây lúa in vitro sau 7 ngày nuôi cấy trên các môi trường A: MS1/2, B: MS1/5, C: MS1/10, D: MS

3.1.3. Sự tăng trưởng của cây mầm lúa trong môi trường MS1/2 với các nồng độ đường khác nhau

3.1.3.1. Với nồng độ saccharose khác nhau

Sau 3 ngày nuôi cấy đã có sự khác biệt cơ bản giữa các môi trường có nồng độ saccharose cao (từ 1% tới 3%) so với nồng độ saccharose thấp (< 1% ), chiều dài rễ cây mầm lúa phát triển mạnh, nhanh hơn chồi (ảnh 3.13). Chiều dài rễ có sự khác biệt rõ ở môi trường MS1/2 với nồng độ đường thấp dưới 1,5% so với đối chứng (bảng 3.4). Cây mầm lúa đạt 7 ngày có sự khác biệt rõ ràng từ môi trường có nồng độ saccharose (< 2%) so với đối chứng (bảng 3.5). Chiều dài chồi tăng nhanh ở ngày thứ 5 và ngày thứ 7, trong khi đó tốc độ tăng trưởng của rễ từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 không đáng kể.

Trên môi trường MS1/2 bổ sung nồng độ saccharose 3% cây mầm phát triển tốt nhất, môi trường MS1/2 không có sacccharose cây mầm phát triển chậm nhất (ảnh 3.14, 3.15).

Môi trường MS1/2 có bổ sung saccharose 3% được lựa chọn để thực hiện các nghiệm thức tiếp theo.

Bảng 3.4. Chiều dài rễ của cây mầm lúa trên môi trường MS1/2 có nồng độ saccharose thay đổi

Nồng độ saccharose (%)

Chiều dài rễ (cm) theo thời gian

3 ngày 5 ngày 7 ngày

0 2,43 ± 0,02d 5,03 ± 0,03d 5,77 ± 0,01d 0,5 2,47 ± 0,01c 5,30 ± 0,15c 5,87 ± 0,15d 1 2,53 ± 0,02b 5,60 ± 0,09b 6,33 ± 0,09c 1,5 2,56 ± 0,02ab 5,83 ± 0,09ab 6,65 ± 0,09b 2 2,64 ± 0,01a 6,37 ± 0,06a 7,20 ± 0,03a 2,5 2,68 ± 0,01a 6,52 ± 0,02a 7,28 ± 0,02a 3 (ĐC) 2,70 ± 0,01a 6,58 ± 0,01a 7,36 ± 0,02a

Các giá trị trung bình trong cột với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05

Bảng 3.5. Chiều dài chồi của cây mầm lúa trên môi trường MS1/2 có nồng độ saccharose thay đổi

Nồng độ saccharose (%)

Chiều dài chồi (cm) theo thời gian (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 ngày 5 ngày 7 ngày

0 0,81 ± 0,01e 4,80 ± 0,06e 10,23 ± 0,15f 0,5 0,82 ± 0,01d 4,90 ± 0,03d 11,57 ± 0,03e 1 0,86 ± 0,03c 5,02 ± 0,02cd 12,67 ± 0,17d 1,5 0,87 ± 0,02b 5,10 ± 0,06c 13,40 ± 0,10c 2 0,90 ± 0,01a 5,27 ± 0,03b 13,97 ± 0,02b 2,5 0,92 ± 0,01a 5,59 ± 0,05a 14,53 ± 0,03a 3 (ĐC) 0,93 ± 0,01a 5,71 ± 0,01a 14,67 ± 0,03a

Các giá trị trung bình trong cột với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05

Ảnh 3.13. Cây mầm lúa in vitro sau 3 ngày nuôi cấy trên môi trường MS1/2 có hoặc không có bổ sung saccharose

Ảnh 3.14. Cây mầm lúa in vitrosau 5 ngày nuôi cấy trên môi trường MS1/2 có bổ sung saccharose với nồng độ khác nhau

Từ trái qua phải: A: Sac 3%, B: Sac 2,5%, C: Sac 2%, D: Sac 1,5%, E: Sac 1%, F: Sac 0,5%, G: Sac 0% (loại Sac ra khỏi môi trường)

Ảnh 3.15. Cây mầm lúa in vitro sau 7 ngày nuôi cấy trên môi trường MS1/2 có hoặc không có bổ sung saccharose

3.1.3.2 Với nồng độ mannitol khác nhau

Sau 3 ngày nuôi cấy, chiều dài rễ có sự khác biệt giữa các môi trường MS1/2 có bổ sung mannitol (1% đến 3%) so với đối chứng (ảnh 3.16, 3.17). Môi trường MS 1/2 có bổ sung mannitol ( < 1%) không có sự khác biệt so với đối chứng. Khi bổ sung mannitol 1% đã có sự tác động khác biệt trên chiều dài rễ (bảng 3.6), trong khi phải bổ sung mannitol cao hơn 1,5%, chiều dài chồi mới có sự tăng trưởng khác biệt (bảng 3.7).

Sau 5 ngày, 7 ngày nuôi cấy sự tăng trưởng của cây mầm rõ ràng hơn. Ở môi trường MS1/2 có bổ sung mannitol 1% không còn thấy sự khác biệt gì so với đối chứng mà phải dùng từ 1,5% đến 2% trở lên mới thấy tác dụng (ảnh 3.18).

Quan sát hình thái giải phẫu mô phân sinh chồi 5 ngày tuổi trên môi trường MS1/2 (đối chứng) đã hình thành các sơ khởi rễ nhánh ở vòng rễ thứ hai và kéo dài rễ nhánh (ảnh 3.19, 3.20). Trên môi trường MS1/2 có bổ sung mannitol 3% các sơ khởi rễ bên ở vòng rễ thứ hai chưa có hoặc mới hình thành , sự kéo dài rễ bên chậm hơn (ảnh 3.21, 3.22)

Môi trường MS1/2 bổ sung mannitol 3% cho thấy sự tác động rõ nhất, dễ quan sát nhất.

Bảng 3.6. Chiều dài rễ của cây mầm lúa trên môi trường MS1/2 có bổ sung nồng độ mannitol với các nồng độ khác nhau

Nồng độ mannitol (%)

Chiều dài rễ (cm) theo thời gian

3 ngày 5 ngày 7 ngày

0 (ĐC) 2,70 ± 0,00a 6,58 ± 0,01a 7,36 ± 0,01a 0,5 2,69 ± 0,01a 6,41 ± 0,31a 7,34 ± 0,01a 1 2,61 ± 0,01b 6,19 ± 0,01ab 7,31 ± 0,01a 1,5 2,60 ± 0,02bc 5,80 ± 0,01bc 7,13 ± 0,07b 2 2,59 ± 0,02bc 5,43 ± 0,03c 6,80 ± 0,01c 2,5 2,55 ± 0,03c 4,73 ± 0,03d 6,50 ± 0,01d 3 2,45 ± 0,03d 4,43 ± 0,03d 6,20 ± 0,10e

Các giá trị trung bình trong cột với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05

Bảng 3.7. Chiều dài chồi của cây mầm lúa trên môi trường MS1/2 có bổ sung nồng độ mannitol khác nhau

Nồng độ mannitol (%)

Chiều dài rễ (cm) theo thời gian

3 ngày 5 ngày 7 ngày

0 (ĐC) 0,93 ± 0,01a 5,71 ± 0,01a 14,67 ± 0,01a 0,5 0,92 ± 0,01a 5,63 ± 0,02a 14,43 ± 0,04a 1 0,90 ± 0,00ab 5,47 ± 0,49ab 14,07 ± 0,07a 1,5 0,88 ± 0,01b 5,23 ± 0,12b 13,57 ± 0,14b 2 0,83 ± 0,01c 4,90 ± 0,10b 12,91 ± 0,09c 2,5 0,78 ± 002d 4,63 ± 0,09c 12,40 ± 0,10d 3 0,76 ± 0,01d 4,47 ± 0,09d 11,67 ± 0,17d

Các giá trị trung bình trong cột với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05

Ảnh 3.16. Cây mầm lúa in vitro3 ngày nuôi cấy trên môi trường MS1/2

Ảnh 3.17. Cây mầm lúa in vitro sau 3 ngày nuôi cấy trên môi trường MS1/2 có bổ sung mannitol 3%

Ảnh 3.18. Cây mầm lúa in vitrosau 5 ngày trên môi trường MS1/2 có bổ sung mannitol có nồng độ tăng dần

Từ trái qua A: Man 0%, B: Man 0,5%, C: Man 1%, D: Man 1,5%, E: Man 2%, F: Man 2,5%, G: Man 3%

Ảnh 3.19. Cấu trúc cắt dọc chồi cây mầm lúa in vitrotrong môi trường MS1/2 sau 5 ngày nuôi cấy

1, 2 sơ khởi rễ nhánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ảnh 3.20. Sơ khởi rễ nhánh kéo dài của cây mầm lúa in vitrotrong môi trường MS1/2 sau 5 ngày nuôi cấy

Ảnh 3.21. Cấu trúc cắt dọc chồi cây mầm lúa in vitrotrong môi trường MS1/2 có bổ sung mannitol 3% sau 5 ngày nuôi cấy

Ảnh 3.22.Cấu trúc cắt dọc chồi của cây mầm lúa in vitrotrong môi trường MS1/2 có bổ sung mannitol 3% sau 5 ngày nuôi cấy

Một phần của tài liệu sự tăng trưởng in vitro của cây mầm lúa oryza sativa l trong điều kiện stress nước (Trang 50)