Hàm lƣợng lân trong đất

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của việc áp dụng mô hình luân canh lúa màu trên nền đất chuyên lúa đến các đặc tính hóa học đất tại xã vĩnh viễn a, huyện long mỹ hậu giang (Trang 40)

Kết quả trình bày bảng 5 cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩ thống kê giữa hàm lƣợng lân tổng số và lân dễ tiêu giữa 2 mô hình.

Hàm lƣợng lân trong đất thƣờng thấp hơn đạm và kali. Nguyên tố P không ở dạng tự do trong đất, nó kết hợp tự phát với oxi để tạo ra P2O5, với nƣớc để tạo ra các orthophosphoric (Đỗ Thị Thanh Ren, 2004).

Bảng 5. Ảnh hƣởng luân canh kết hợp bón vôi và hữu cơ đến hàm lƣợng lân trong đất của các mô hình canh tác lúa-màu và lúa-lúa

Nghiệm thức Chỉ tiêu P tổng số (%) P dễ tiêu (mgP/kg) Lúa-lúa 0,11 ± 0,05 19,90 ± 11,48

Lúa – dƣa hấu – lúa 0,12 ± 0,02 15,60 ± 3,81

F (0.05) 0,18 0,38

P ns ns

CV (%) 45,08 32,44

các chỉ số theo sau (±) biểu thị độ lệch chuẩn của các giá trị trung bình nghiệm thức ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Qua bảng 5 ta thấy hàm lƣợng lân tổng số ở mô hình luân canh cao hơn nhƣng khác biệt không có ý nghĩa thống kê với mô hình chuyên canh lúa. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 mô hình là do việc bón vôi kết hợp bón hữu cơ ở mô hình luân canh, việc bón phân hữu cơ giúp tăng hàm lƣợng lân trong đất vì phân hữu cơ có chứa các nguyên tố N, P, K, Ca và Mg và nhiều nguyên tố vi lƣợng cần thiết cho cây trồng (Trần Thành Lập, 1998). Theo Lê Văn Căn (1978), thì hàm lƣợng lân tổng số ở 2 mô hình đƣợc xếp vào nhóm khá. Hàm lƣợng lân dễ tiêu thấp nhƣng hàm lƣợng lân tổng số lại ở mức khá điều này chứng minh việc lân bị cố định ở môi trƣờng pH thấp, Độ hữu dụng của lân giảm khi pH nhỏ hơn 5,5 và cao hơn 7 (Đỗ Thị Thanh Ren, 2004).

Hàm lƣợng lân dễ tiêu ở 2 mô hình thấp phù hợp với kết quả ở hình 3, khi pH thấp thì hàm lƣợng lân dễ tiêu sẽ thấp do lân sẽ phản ứng với các ion Fe2+ và Al3+ và tạo thành các hydroxit. Lân bị kìm giữ sẽ gây ảnh hƣởng xấu đến sinh trƣởng và phát triển của cây vì lân là nguyên tố quan trọng thứ 3 chỉ sau đạm và kali.

Quá trình luân canh kết hợp bón vôi và phân hữu cơ đã có một số ảnh hƣởng tích cực đến năng suất cây trồng trong quá trình canh tác. Cụ thể là năng suất lúa của vụ hè thu ở mô hình luân canh (5,8 tấn/ha) cao hơn ở mô hình chuyên canh lúa (4,8 tấn/ha).

Tấn/ha 5,8 4,8 0 1 2 3 4 5 6 7

lúa - lúa lúa - dưa hấu - lúa

Hình 5. Ảnh hƣởng của luân canh kết hợp bón vôi và hữu cơ đến năng suất lúa ở

cuối vụ hè thu

Năng suất lúa ở vụ hè thu ở mô hình luân canh cao hơn mô hình chuyên canh lúa có thể là do lƣợng phân vô cơ dƣ thừa từ vụ dƣa hấu và lƣợng phân hữu cơ bón vào ở đầu vụ dƣa hấu. Kết quả này chứng minh mô hình luân canh có hiệu quả trong việc tăng thu nhập cho ngƣời dân.

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của việc áp dụng mô hình luân canh lúa màu trên nền đất chuyên lúa đến các đặc tính hóa học đất tại xã vĩnh viễn a, huyện long mỹ hậu giang (Trang 40)