Đồng Bằng Sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39734 km², có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đƣợc hình thành từ trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nƣớc biển.
Vùng ĐBSCL là vùng đất thấp và phẳng đƣợc tạo thành bởi đất bồi lắng của sông Cửu Long. Ngoại trừ những dãy cát và những vùng dọc bờ sông, mặt đất của ĐBSCL không vƣợt quá một mét so với trung bình mực nƣớc biển dọc bờ biển và không vƣợt quá hai mét so với trung bình mực nƣớc biển ở những vùng phía Bắc. Độ dốc chung của ĐBSCL khoảng 1%. Đây là điều kiện thuận lợi cho nƣớc biển từ biển Đông và Vịnh Thái Lan xâm nhập vào ĐBSCL. Vì vậy sự xâm nhập mặn là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến sự phát triển ĐBSCL, nhất là thời gian gần đây địa phƣơng có chú trọng cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản nƣớc mặn ven biển từ Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau
Luận văn tốt nghiệp Ngành khoa học đất khóa 37
CBHD : Ts. Châu Minh Khôi SVTH : Phan Ngọc Nghĩa
Trong mùa khô, sông Cửu Long chảy chậm đến nỗi nƣớc biển xâm nhập vào những đoạn sông thấp hơn, làm nƣớc bị lợ không thích hợp cho việc phát triển cây lúa (Ngô Ngọc Hƣng, 2007). Theo Võ Quang Minh (1995), có khoảng 2 triệu ha đất bị đe dọa mặn trong mùa khô, nƣớc mặn đã lấn sâu vào đất liền khoảng 5 km.
Đối với những vùng ở gần cửa biển, ngoài ảnh hƣởng thủy triều dƣới dạng dao động sóng dài truyền vào sông, còn có sự xâm nhập của nƣớc biển vào kèm theo nƣớc triều lên hay xuống. Tùy theo từng điều kiện cụ thể, có thể có các kiểu xáo trộn nƣớc mặn, nƣớc ngọt khác nhau: (i) xáo trộn yếu: trong đó lƣu lƣợngnƣớc sông lấn át, (ii) xáo trộn vừa: hình thành dòng chảy hai lớp, có xáo trộn thẳng đứng, (iii)xáo trộn mạnh: theo chiều thẳng đứng khi lƣu lƣợng triều từ biển vào lấn át.
Đối với sự xâm nhiễm mặn vào nƣớc và đất liền: vào mùa khô kéo dài khoảng 7 tháng, với nguồn nƣớc mƣa ít, đối với những vùng ven biển châu thổ cách biển khoảng 40 – 50 km thì nƣớc mặn xâm nhập vào sâu trong đất liền. Do ảnh hƣởng của thủy triều, nƣớc mặn từ biển vào sâu trong đất liền và sông gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp ở vùng tiếp giáp biển vào mùa khô. Việc xáo trộn mặn ngọt ở những vùng giáp nƣớc đối với ĐBSCL chủ yếu là kiểu xáo trộn mạnh với sự truyền triều có biên độ lớn vào các cửa sông khá rộng (Võ Thị Gƣơng, 2006).