Trên thế giới

Một phần của tài liệu phân lập và tuyển chọn vi khuẩn phân giải lân vô cơ khó tan từ phân trùn quế (Trang 29)

Hàm lượng lân trong các loại đất thường rất thấp vì vậy bón phân là biện pháp hữu hiệu để tăng hàm lượng lân dễ tan trong đất. Nhưng 2/3 lượng phân bón vào đất bị chuyển hóa trở thành lân khó tan khiến cây trồng không hấp thụ được hoặc bị rửa trôi đi. Do đó hiệu quả của việc bón phân lân bị giảm đi nhiều. Việc nghiên cứu ra các vi sinh vật phân giải lân khó tan đã giải quyết được vấn đề này. Chúng vừa giảm được lượng phân bón cho cây vừa có thể sử dụng được lượng lân khó tan trong đất. Từ những lợi ích như vậy, vi sinh vật phân giải lân được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu ở Ấn Độ, Châu Âu và Mỹ cho thấy hiệu quả to lớn của các vi sinh vật phân giải lân.

Các nghiên cứu của Sen và Paul, 1957, Katznelson và Bose, 1967; Ostwal và Bhide, 1999 cho thấy các chủng vi khuẩn đặc biệt thuộc loài PseudomonasBacillus, các chủng nấm thuộc loài Penicillium, Asperillus có khả năng chuyển hóa lân khó tan thành dễ tan trong đất nhờ tiết ra các aid hữu cơ như acid fomic, acetic, lactic, propionic, fumaric, gluconic và acid succinic. Các acid này làm giảm pH môi trường và hòa tan các dạng lân khó tan.

Ở Liên Xô (cũ) sản phẩm phân bón vi sinh vật thương mại “phosphobacterin” với sự có mặt của B.megaterium phosphaticum đã được sử dụng rộng rãi ở Liên Xô và các nước Đông Âu, làm tăng năng suất cây trồng từ 5-10% so với đối chứng. Viện nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ đã sử dụng phosphobacterium trên lúa mì, lúa và ngô cũng tăng đáng kể so với mẫu đối chứng. Người ta tính nếu sử dụng vi sinh vật phân giải lân tương đương với bón 50 kg P2O5/ha.

Grimer and Mount (1981) đã nghiên cứu tác động của Pseudomonas putida phân lập từ đất xung quanh cây họ đậu. Ông thấy rằng khi bổ xung P.putida vào đất trồng làm cho cây tăng khả năng hấp thu lân của cây.

Datta et al. (1982) đã ứng dụng thành công vi khuẩn Bacillus firmus có khả năng phân giải lân khó tan làm tăng năng suất lúa ở vùng đông bắc Ấn Độ. Chủng này vừa có khả năng sinh IAA là hormon sinh trưởng rất cần thiết cho cây trồng vừa có khả năng chuyển hoá lân khó tan.

Gopal et al. (2009) cũng đã phân lập được vi khuẩn Pseudomonas fluorescens

trong ruột của giun đất Eudrilus sp có khả năng phân giải lân khó tan cung cấp lượng khoáng cần thiết giúp tăng trưởng cây trồng ngoài ra còn ức chế được nấm bệnh.

Alvaro (2009) phân lập được 2 chủng vi khuẩn có hoạt tính phân giải lân và kích thích sinh trưởng của cây trồng từ rễ cỏ ở Tây Ban Nha thuộc chi mới là Acinetobacter.

N. Uma Maheswari and S. Sudha (2013) đã phân lập được 4 loài vi khuẩn phân giải lân trong ruột của giun đất Eisenia FoetidaBacillus subtilis Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter aerogens, P. Fluorescens.

Một phần của tài liệu phân lập và tuyển chọn vi khuẩn phân giải lân vô cơ khó tan từ phân trùn quế (Trang 29)