Khi tiến hành xác định tên chú ý theo trình tự gồm các bớc sau:
Phân chia mẫu theo họ và chi:
Sau khi thu mẫu, tiến hành phân loại sơ bộ ngay tại hiện trờng dựa vào các bảng chỉ dẫn nhận nhanh các họ trong "Cẩm nang nghiên cứu đa dạng thực vật" của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [55] và "Cẩm nang tra cứu và nhận nhanh các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam" của Nguyễn Tiến Bân (1997) [1].
Xác định tên loài:
Thực hiện theo nguyên tắc:
+ Phân tích từ tổng thể bên ngoài đến chi tiết bên trong. + Phân tích đi đôi với ghi chép và vẽ hình.
+ Phân tích đi đôi với việc tra khoá định loại.
+ Khi tra khoá định loại chú ý từng cặp đặc điểm đối nhau để dễ phân định tên khoa học.
Các tài liệu chính dùng trong quá trình xác định tên khoa học gồm:
+ Cây gỗ rừng Việt Nam ( Viện điều tra quy hoạch rừng, 1971- 1988 ) [70].
+ Cây cỏ thờng thấy ở Việt Nam ( Lê Khả Kế chủ biên và cộng sự, 1968 – 1976) [31]
Và tham khảo các tài liệu:
+ Thực vật chí Đông Dơng ( Flore générale de I' Indo- chine, Lecomte H. 1907- 1952 ) [75].
+ Thực vật chí Cam- pu- chia, Lào, Việt Nam ( Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam, Aubréville A. et al. 1960- 1997 ) [73]
Sắp xếp theo hệ thống: Khi đã có đầy đủ tên loài, tiến hành kiểm tra lại các tên khoa học để đảm bảo tính hệ thống, tránh sự nhầm lẫn và sai sót. Sắp xếp các taxon họ và chi theo hệ thống của Brummitt trong " Vascular Plant Families and Genera " (1992) [74].