Nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Nghệ An

Một phần của tài liệu Điều tra loài thực vật bậc cao của khu di tích kim liên nam đàn nghệ an (Trang 29 - 33)

Tại Nghệ An cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về thực vật bậc cao, phần lớn các công trình nghiên cứu tập trung vào điều tra thành phần loài, xây dựng danh lục, đánh giá mức độ đa dạng của khu hệ thực vật ở từng vùng khác nhau.

Tại thành phố Vinh, Ngô Trực Nhã (1992) đã thống kê mô tả 145 loài cây thuộc 50 họ và xếp chúng theo công dụng của chúng nh: cây bóng mát (18 họ), cây làm cảnh (21 họ), cây ăn quả (5 họ), cây cho hoa (6 họ) [42] .

Sau đó là Viện điều tra quy hoạch rừng thuộc Bộ Lâm nghiệp (1993) đã giới thiệu tổng thể về khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, nay là vờn Quốc gia Pù Mát, về thực vật ở đây có 986 loài 522 chi thuộc 153 họ, đồng thời đánh giá nguồn tài nguyên gồm 291 loài cây gỗ, 220 loài cây thuốc, 60 loài cây cảnh, 37 loài cây cho dầu béo, 34 loài cây làm rau, 30 loài cây độc và có 44 loài cây nguy cấp cần bảo vệ [70].

Nguyễn Thị Quý, Đặng Quang Châu (1999) trong công trình "Góp phần điều tra thành phần loài Dơng xỉ khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát" đã thống kê và mô tả đợc 90 loài thuộc 42 chi của 23 họ [47] .

Đặng Quang Châu và cộng sự (1999) với đề tài cấp bộ: "Góp phần nghiên cứu một số đặc trng cơ bản của hệ thực vật Pù Mát - Nghệ An" thống kê đựơc 883 loài thực vật bậc cao thuộc 460 chi và 144 họ, tác giả cũng đã đề cập tới phổ dạng sống của hệ thực vật Pù Mát, bớc đầu nhận xét về tính chất và quy luật phân bố của thảm thực vật ở đây [9]. Cũng thời gian này, trong " Thực trạng thảm thực vật trong phơng thức canh tác của ngời Đan Lai vùng đệm Pù Mát - Nghệ An" Nguyễn Văn Luyện đã công bố 251 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 178 chi, 77 họ ở vùng đệm Pù Mát, tác giả cũng đã đa ra một danh lục các cây trồng của ngời Đan Lai [37].

Phạm Hồng Ban (1999) đã công bố 586 loài thực vật bậc cao thuộc 334 chi và 105 họ ở vùng đệm Vờn Quốc gia Pù Mát - Nghệ An trong công trình

"Nghiên cứu đa dạng thực vật sau nông nghiệp nơng rẫy ở vùng đệm Pù Mát Nghệ An", ngoài sự đánh giá về đa dạng thành phần loài tác giả còn đánh giá sự đa dạng của các quần xã thực vật và xác định đợc diễn thế của thảm thực vật sau nơng rẫy tại khu vực nghiên cứu [5]. Nguyễn Thị Hạnh cũng thời gian này

Tây Nam Nghệ An đã mô tả 544 loài thực vật bậc cao có giá trị làm thuốc thuộc 363 chi 121 họ và đã công bố nhiều bài thuốc hay của đồng bào dân tộc Thái [21].

Theo hớng thực vật học dân tộc, sau đó các tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh, Ngô Trực Nhã đã công bố "Cây thuốc của đồng bào Thái huyện Con Cuông - Nghệ An" đã thống kê đợc 551 loài thuộc 364 chi, 120 họ thực vật chiếm 17,2% tổng số loài cây thuốc ở Việt Nam [59].

Năm 2001, trong công trình điều tra đa dạng sinh học ở Vờn quốc gia Pù Mát rất quy mô của SFNC do cộng đồng Châu Âu tài trợ, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự đã thống kê đợc 1.208 loài thực vật, trong đó có 1.144 loài thuộc 545 chi của 159 họ đã đợc xác định và công bố. Đây đợc xem là danh lục thực vật đầy đủ nhất từ trớc tới nay của Vờn quốc gia Pù Mát nói riêng và của Nghệ An nói chung [52] .

Nguyễn Anh Dũng (2002) trong công trình "Nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch tại xã Môn Sơn, vùng đệm Vờn quốc gia Pù Mát - Nghệ An" đã thống kê đựơc 497 loài thuộc 319 chi và 110 họ.

Dựa trên các cơ sở đó, năm 2004 Nguyễn Nghĩa Thìn và Phan Thanh Nhàn đã tổng kết đợc hệ thực vật Pù Mát có 2.494 loài thuộc 931 chi, 202 họ của 5 ngành trong "Đa dạng thực vật Vờn quốc gia Pù Mát".

Những công trình nghiên cứu trên đây vẫn là con số khiêm tốn so với tiềm năng đa dạng thực vật ở đây. Những con số thống kê thành phần loài mới chỉ dừng lại ở mức độ thấp hơn nhiều so với những dự đoán của các nhà khoa học. Nhiều khu hệ thực vật ở các địa phơng cha đợc tác giả nào đề cập tới, chẳng hạn chúng tôi cha tìm thấy một công trình nào điều tra về thành phần loài thực vật ở khu di tích Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An, một di tích lịch sử văn hoá quan trọng đợc rất nhiều ngời trên Thế Giới và trong nớc quan tâm. Khu di tích này hệ thực vật cần đợc nghiên cứu bảo vệ và phát triển để trở thành một cảnh quan du lịch đẹp, đề tài của chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về đa dạng

thực vật của khu di tích Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An, nhằm góp phần không nhỏ cung cấp dẫn liệu về đa dạng thực vật và giá trị của chúng làm phong phú thêm cho hệ thực vật khu di tích lịch sử này.

Chơng 2

Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Điều tra loài thực vật bậc cao của khu di tích kim liên nam đàn nghệ an (Trang 29 - 33)