Các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Khung Cộng Tác Đa Dụng Trong Môi Trường Tính Toán Lưới (Trang 73)

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH KẾ HOẠCH VÀ KHUNG CỘNG TÁC ĐA DỤNG

2.3 Các nghiên cứu liên quan

Trong [1], một hệ hình thức về hành động dựa trên logic vị từ và logic thời gian đã được giới thiệu. Hệ hình thức này được xây dựng nhằm hai mục tiêu. Mục tiêu thứ nhất là nâng cao khả năng biểu diễn của các lý thuyết về hành động trước đó nhằm giúp định nghĩa các ý nghĩa của các câu tiếng Anh mô tả các hành động. Mục tiêu thứ hai nhằm đề xuất một biểu diễn hữu dụng cho việc suy diễn hành động để hỗ trợ việc giải quyết các bài toán. Trong hệ hình thức này, một kế hoạch được mô hình hóa như một hợp thành của hai tập hợp hành động: TO-DO là tập hợp hành động mà kế hoạch phải thực hiện và NOT-TO-DO là tập hợp hành động mà kế hoạch không phải thực hiện. Nghiên cứu của luận án về mô hình kế hoạch lại không theo cách tiếp cận logic như trên, luận án chọn tiếp cận ngôn ngữ luồng công việc. Có hai lý do cho sự lựa chọn này:

Thứ nhất, khái niệm kế hoạch trong luận án rộng hơn khái niệm kế hoạch được

dùng trong Lý thuyết Hoạt động. Trong khi kế hoạch được dùng trong Lý thuyết Hoạt động chỉ là tập các hành động, trong kế hoạch được đề xuất trong luận án còn thêm ba thành phần: Đối tượng, Chủ thể, Công cụ. Hơn nữa, các thành phần này lại luôn biến đổi trong các kế hoạch, không cố định (do các quá trình chi tiết hóa và khái quát hóa các kế hoạch). Chính đặc điểm này làm cho việc sử dụng logic để biểu diễn sẽ không dễ dàng và thuận lợi.

Thứ hai, khung kế hoạch được nghiên cứu đề xuất trong luận án hướng đến việc hỗ

trợ các kế hoạch lớn và phức tạp. Điều này đòi hỏi có những công cụ biểu diễn cho các kế hoạch một cách trực quan và rõ ràng, nhằm giảm thiểu các hiểu nhầm hoặc thậm chí hiểu sai các nội dung trong kế hoạch. Thực tế cho thấy việc sử dụng logic rất khó đạt được yêu cầu này, trong khi các ngôn ngữ luồng công việc hỗ trợ khả năng này rất tốt.

Ngoài ra, các kỹ thuật luồng công việc cũng có nhiều hỗ trợ trong việc chuyển đổi kế hoạch, thực thi các kế hoạch trong các môi trường tính toán.

Trong [89] và [19], vai trò của kế hoạch trong các hoạt động và mối quan hệ giữa kế hoạch và hành động cũng đã được nghiên cứu và trình bày. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn thiếu một hệ hình thức cho lý thuyết hoạt động và cũng chưa sử dụng cách tiếp cận luồng công việc như trong luận án.

Trong [50], các tác giả cũng đề xuất một khung dựa trên lý thuyết hoạt động và nhằm hỗ trợ việc thiết kế các môi trường học có tính xây dựng (Constructivist Learning Environments). Tuy nhiên, khung này chưa đưa ra cách mô tả việc xây dựng các môi trường đó và cũng không hỗ trợ việc xây dựng các kế hoạch hành động.

Trong [22] [21], một khung có tên gọi Tính toán dựa trên hoạt động (Activity-Based Computing) đã được đề xuất nhằm hỗ trợ các hoạt động, nhất là các hoạt động có yêu cầu cao về tính di động, khả năng cộng tác và có tính khẩn cấp, như trong các hoạt động điều trị y tế. Thực thể cơ bản nhất của khung là hoạt động tính toán (computational activity), là một sự kết hợp của các dịch vụ, tài nguyên, công cụ và người dùng có liên quan mật thiết đến một hoạt động nào đó. Khung cũng cung cấp một hạ tầng (infrastructure) có tên gọi Hạ tầng

tính toán dựa trên hoạt động với mục đích hỗ trợ người dùng quản lý các hoạt động tính toán. Nghiên cứu của luận án tuy cùng chia sẻ ý tưởng với các nghiên cứu này về việc sử

dụng tiếp cận Lý thuyết Hoạt động, nhưng lại đi theo một cách tiếp cận khác là sử dụng các kỹ thuật luồng công việc trong việc biểu diễn các kế hoạch hành động.

Một phần của tài liệu Khung Cộng Tác Đa Dụng Trong Môi Trường Tính Toán Lưới (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w