CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT KHUNG LƯỚI CỘNG TÁC ĐA DỤNG

Một phần của tài liệu Khung Cộng Tác Đa Dụng Trong Môi Trường Tính Toán Lưới (Trang 100)

CỘNG TÁC ĐA DỤNG

Chương này sẽ trình bày phần thiết kế và cài đặt của khung cộng tác đa dụng với các yêu cầu như đã được trình bày trong phần 2.2. Kết quả phần thiết kế của luận án đã được công bố trong [12][10].

Ở phần cài đặt, do khối lượng cần cài đặt của khung cộng tác đa dụng này là khá lớn, nên luận án mới tập trung vào cài đặt một số thành phần chính như sau:

- Giải pháp gọi Dịch vụ lưới từ tiến trình BPEL, với kết quả đã được công bố trong [13][9]. Tuy nhiên, giải pháp còn hạn chế là mới chỉ gọi được các dịch vụ lưới không an toàn, chứ chưa gọi được các dịch vụ lưới an toàn. Hạn chế này được khắc phục trong một giải pháp được nói đến ngay sau đây.

- Giải pháp mở rộng mô hình điều khiển truy nhập cho các hệ thống luồng công việc trong môi trường lưới. Giải pháp sẽ giúp hoàn thiện hơn giải pháp gọi dịch vụ lưới ở trên, và cho phép gọi các dịch vụ lưới an toàn.

- Giải pháp tự động hóa khai thác tiến trình BPEL. Giải pháp này đã được công bố trong [11].

Trong chương này, để ngắn gọn, khung lưới cộng tác đa dụng sẽ được gọi là khung.

4.1 Các yêu cầu của khung

Mục tiêu chính của kiến trúc này được dùng như một khung lưới có hỗ trợ kế hoạch cho một phạm vi rộng các ứng dụng cộng tác. Theo Mô hình Kế hoạch, mỗi kế hoạch bao gồm các hoạt động được xác định thông qua quá trình làm mịn kế hoạch (đã được trình bày trong Chương 3). Trong quá trình này, nhiều người sử dụng có thể phối hợp với nhau để cập nhật kế hoạch thông qua các biện pháp làm mịn kế hoạch như chi tiết hóa và chuyển đổi cách biểu diễn hoạt động. Khi các hoạt động trong kế hoạch đủ mịn, người dùng cũng có thể cho phép chạy và giám sát tình trạng của các hoạt động nhằm kiểm chứng tính khả thi của chúng.

Các yêu cầu của khung đã được xác định sơ bộ ở phần 2.2.1, bao gồm:

- Định nghĩa các hoạt động: cho phép sử dụng một ngôn ngữ luồng công việc (như

BPMN hoặc BPEL) để định nghĩa các hoạt động.

- Quản lý kế hoạch: do mỗi kế hoạch được biểu diễn dưới dạng một đồ thị

VÀ/HOẶC, nên có thể sử dụng một trong các cách cài đặt đồ thị trong Lý thuyết đồ thị để cài đặt cho cho kế hoạch. Trong cài đặt đó, cần có các thao tác cho phép cập nhật kế hoạch, như thêm/bớt hoạt động, thêm/bớt các phụ thuộc khả thi (chi tiết hóa kế hoạch); các phép tìm kiếm hoạt động và phụ thuộc khả thi; chuyển đổi các hoạt động của kế hoạch từ BPMN sang BPEL để chuẩn bị cho quá trình thực thi chúng trong môi trường tính toán thích hợp (môi trường lưới là một trong số được chọn).

- Thực thi các hoạt động của kế hoạch: người dùng sẽ chọn các engine thực thi hay

hạ tầng tính toán nào đó để thực thi các hoạt động trong kế hoạch. Việc thực thi sẽ giúp kiểm chứng tính khả thi của các hoạt động, từ đó suy ra tính khả thi của kế hoạch.

Tổng quan về các yêu cầu trên của khung đã được minh họa ở Hình 2-23. Để đáp ứng được các yêu cầu quản lý kế hoạch và thực thi các hoạt động ở trên, khung cần có thêm một số yêu cầu khác như sau:

˗ Cộng tác phân tán về mặt địa lý: Khung hỗ trợ việc cộng tác phân tán về mặt địa

lý, cho phép các thành viên tham gia (hoặc nhóm thành viên) ở các vị trí địa lý khác nhau có thể cộng tác với nhau.

˗ Sự không đồng nhất của các hệ thống thực thi bên dưới: Khung hỗ trợ các công cụ

và các hệ thống thực thi khác nhau bởi các thành viên tham gia tại các vị trí khác nhau. Trong luận án, hai hệ thống tính toán: môi trường tính toán lưới và môi trường Web được dùng để xây dựng khung.

Hai yêu cầu mới này có thể đạt được bằng việc sử dụng cơ sở hạ tầng lưới hiện nay. Do đó, nhờ khả năng hỗ trợ lập kế hoạch và khả năng cộng tác phân tán trong môi trường lưới, khung được xây dựng trở thành một khung lưới cộng tác đa dụng.

4.2 Thiết kế khung 4.2.1 Kiến trúc khung 4.2.1 Kiến trúc khung

Kiến trúc của khung sẽ bao gồm hai tầng (xem Hình 4-1):

Một phần của tài liệu Khung Cộng Tác Đa Dụng Trong Môi Trường Tính Toán Lưới (Trang 100)