Khung cộng tác

Một phần của tài liệu Khung Cộng Tác Đa Dụng Trong Môi Trường Tính Toán Lưới (Trang 27)

Khung cộng tác (Collaborative Framework) là thuật ngữ có thể được diễn giải theo

nhiều cách khác nhau: hệ thống, công cụ hỗ trợ cộng tác; bộ tiêu chuẩn để đánh giá các hệ thống cộng tác [29]; một hiệp định hợp tác [64]. Trong luận án này, khung cộng tác được sử dụng với ý nghĩa: một hệ thống hay công cụ hỗ trợ cộng tác.

Khung cộng tác có thể được sử dụng độc lập hay tích hợp với hệ thống khác để hỗ trợ việc xây dựng các ứng dụng yêu cầu khả năng cộng tác. Như đã thấy trong phần 1.1, các tiếp cận liên quan đến cộng tác, nhu cầu và các loại hình cộng tác là rất đa dạng. Từ việc

chia sẻ, trao đổi trực tiếp các tài nguyên chung giữa các chủ thể, cho đến nhu cầu phải có một bản kế hoạch hành động chung. Với bản kế hoạch đầy đủ, các chủ thể thành viên không những biết được những tài nguyên cần chia sẻ, mà còn biết được cách phối hợp các công việc và sử dụng các tài nguyên như thế nào. Ngoài ra, các tài nguyên khác nhau lại có thể chia sẻ và trao đổi theo cách khác nhau (ví như việc chia sẻ tệp dữ liệu là khác với việc chia sẻ tài nguyên tính toán). Điều này càng làm tăng tính đa dạng và phức tạp của các khung cộng tác.

Cũng do tính đa dạng của khung cộng tác, có nhiều cách phân loại khác nhau. Ở đây, luận án dựa vào hai tiêu chí phân loại:

- Theo lĩnh vực ứng dụng: theo tiêu chí này có một số nhóm sau:

o Nhóm 1 - Hệ thống hỗ trợ làm việc nhóm: đây là nhóm các khung cộng tác được phát triển đầu tiên, với trọng tâm là các công cụ hỗ trợ việc trao đổi và chia sẻ trong nhóm, như trao đổi email, lịch làm việc, v.v. Đại diện cho nhóm này là hệ thống Lotus Notes/Domino (sau này đã được chuyển thành IBM Notes/Domino);

o Nhóm 2 - Hệ thống quản trị nội dung: chính là khung cộng tác thuộc nhóm 1 được bổ sung thêm cơ chế chia sẻ các nội dung số như tài liệu, hình ảnh, âm thanh; Các hệ thống tiêu biểu cho nhóm này bao gồm Xerox DocuShare, Moodle;

o Nhóm 3 - Hệ thống công việc cộng tác có trợ giúp của máy tính: được phát triển từ nhóm một và hai bổ sung thêm các cơ chế phối hợp, phỏng theo các loại hình cộng tác trong thực tế. Một giới thiệu khái quát về loại hệ thống này có thể được tìm thấy trong [80];

o Nhóm 4 - Hệ thống luồng công việc: được phát triển từ nhóm 3, bổ sung thêm khả năng làm việc theo một kịch bản cho trước, được gọi là luồng

công việc. Việc xây dựng luồng công việc thường được thực hiện bằng ngôn ngữ luồng công việc.

o Nhóm 5 - Khung lưới cộng tác (Grid Collaborative Framework): được phát triển từ các nhóm ở trên, tích hợp thêm môi trường tính toán lưới. Để tăng cường khả năng cộng tác, các khung cộng tác tìm cách kếp hợp các khả năng cộng tác của các hệ thống hiện có. Như đã giới thiệu về tính toán lưới, bản thân các hạ tầng Tính toán lưới là các khung cộng tác đa dụng, với sự hỗ trợ chia sẻ nhiều loại tài nguyên khác nhau, ở nhiều mức độ chia sẻ khác nhau. Chính vì vậy, việc tìm cách kết hợp môi trường này vào trong các khung cộng tác để tăng cường khả năng cộng tác là một lựa chọn phù hợp.

- Theo mục đích phát triển, theo tiêu chí này có hai nhóm sau:

o Khung cộng tác chuyên biệt: là khung cộng tác nhằm trực tiếp vào hỗ trợ một loại ứng dụng cộng tác chuyên biệt nào đó. Cách tiếp cận trong việc phát triển các khung loại này là tập trung hỗ trợ các khả năng cộng tác đặc thù cho các tài nguyên chuyên biệt. Ví dụ, hướng vào các ứng dụng trong y tế PATIENT SCHEDULER [20] ; GCF-MD hướng vào các ứng dụng cho thiết bị di động [88].

o Khung cộng tác đa dụng: loại khung này không hướng vào loại ứng dụng cụ thể nào, cho phép hỗ trợ các loại hình cộng tác khác nhau, trong đó, khả năng mở rộng người dùng có thể định nghĩa các loại hình cộng tác trên cơ sở các loại hình hiện có, cũng được quan tâm. Đây là loại khung cộng tác được luận án tập trung trong nghiên cứu nhằm xây dựng một khung cộng tác có thể hỗ trợ nhiều loại ứng dụng lưới khác nhau.

Trong phần sau, luận án sẽ giới thiệu tóm tắt về các khung lưới cộng tác hiện có, phân tích các hạn chế tồn tại, để từ đó xác định rõ hơn các mục tiêu nghiên cứu của luận án. Để tiện cho việc xem xét, các khung này sẽ phân thành hai nhóm: nhóm đầu tiên các khung

Một phần của tài liệu Khung Cộng Tác Đa Dụng Trong Môi Trường Tính Toán Lưới (Trang 27)