L ỜI CAM ĐOAN
7. Cấu trúc luận văn
3.1.3. Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long
- Quan điểm phát triển: Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và bền vững, phù hợp với QHTT phát triển KT – XH của tỉnh, có mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển của các ngành kinh tế khác, nhất là các ngành thương mại, dịch vụ, đồng thời gắn với du lịch của các tỉnh và thành phố trong cả nước, trong vùng ĐBSCL, góp phần cải tạo cuộc sống, nâng cao thu nhập cho dân cư và đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội cùng với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và bảo vệ, tôn tạo tài nguyên nhân văn.
- Mục tiêu phát triển:
+ Kinh tế: Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển KT – XH, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào tổng thu nhập quốc dân.
+ Xã hội: Bảo tồn, tôn tạo và phát triển các nguồn tài nguyên du lịch, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần hạn chế nạn thất nghiệp, nâng cao thu nhập cũng như đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân trong tỉnh, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa tại nơi phát triển du lịch và phát triển xã hội văn hóa.
+ Môi trường: Bảo vệ môi trường và thực hiện các chương trình hành động bảo vệ môi trường một cách thiết thực, hiệu quả.
+ Quốc phòng an ninh: Đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và phải giảm tối đa các tệ nạn xã hội.
- Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu:
+ Khách du lịch: Năm 2015 thu hút 1.290 nghìn lượt khách, trong đó khách du lịch quốc tế là 490 nghìn lượt khách, khách du lịch nội địa là 800 nghìn lượt khách. Năm 2020 thu hút 2.600 nghìn lượt khách, trong đó khách du lịch quốc tế là 940 nghìn lượt khách, khách du lịch nội địa là 1.660 nghìn lượt khách.
+ Doanh thu du lịch: Năm 2015 đạt 243.000 triệu đồng. Năm 2020 đạt 490.000 triệu đồng.
+ Cơ sở lưu trú: Năm 2015 có 80 cơ sở lưu trú. Năm 2020 có 96 cơ sở lưu trú.
+ Nguồn nhân lực du lịch: Thu hút thêm 460 lao động đến năm 2015, trong đó lao động trực tiếp là 355 lao động, lao động gián tiếp là 105 lao động. Đến năm 2020 thu hút thêm 440 lao động, trong đó lao động trực tiếp là 370 lao động, lao động gián tiếp là 70 lao động.
+ Đầu tư du lịch: Năm 2015 là 1.950 tỷ đồng. Năm 2020 là 2.600 tỷ đồng. - Các định hướng phát triển chủ yếu:
+ Tiếp tục khai thác thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và mở rộng tiếp cận, khai thác trực tiếp các thị trường từ các tỉnh lân cận và từ nước ngoài.
+ Phát triển những sản phẩm du lịch mới, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch đến Vĩnh Long.
+ Đầu tư CSHT, CSVCKT phục vụ phát triển du lịch như giao thông, điện, cấp thoát nước, cơ sở lưu trú, dịch vụ bổ sung và tăng cường phát triển các cơ sở kinh doanh du lịch lữ hành nhằm thu hút du khách và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
+ Tăng cường công tác tổ chức, quản lý hoạt động du lịch nhằm đáp ứng theo sự phát triển của ngành.
+ Quy hoạch phát triển hệ thống các khu, điểm, tuyến du lịch tỉnh Vĩnh Long. Đối với các khu, điểm du lịch, quy hoạch khu du lịch An Bình thuộc huyện Long Hồ với các sản
phẩm du lịch chính là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và sản phẩm hàng lưu niệm; khu du lịch Mỹ Hòa thuộc Thị xã Bình Minh với các sản phẩm du lịch chính là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, …; khu du lịch Tân Bình thuộc huyện Bình Tân với các sản phẩm du lịch chính là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, …; khu du lịch Trường An mở rộng từ khu du lịch Trường An đến hết cồn Chim thuộc xã Tân Ngãi, Thành phố Vĩnh Long với các sản phẩm du lịch chính là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch vui chơi giải trí, …; khu bến tàu, bến xe, khu phố dịch vụ bán hàng phục vụ du lịch thuộc phường 1, Thành phố Vĩnh Long với các sản phẩm du lịch chính là du lịch mua sắm, du lịch vui chơi giải trí, … Đối với các tuyến du lịch, quy hoạch tuyến du lịch sông Tiền với các điểm du lịch chính là chùa Tiên Châu, khu du lịch trang trại Vinh Sang, …; tuyến du lịch sông Hậu với các điểm du lịch chính là chợ nổi Trà Ôn, lăng Ông Thống Chế Điều Bát, …