Thực trạng phát triển các tuyến du lịch

Một phần của tài liệu phát triển các điểm, tuyến du lịch tỉnh vĩnh long, hiện trạng và định hướng (Trang 72)

L ỜI CAM ĐOAN

2.2.2.Thực trạng phát triển các tuyến du lịch

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Thực trạng phát triển các tuyến du lịch

* Tuyến du lịch trong tỉnh

- Tuyến du lịch bằng đường bộ:

+ Tuyến Thành phố Vĩnh Long – cù lao An Bình: Xuất phát từ Thành phố Vĩnh Long đi theo đường huyện 28 và 21 trên cù lao An Bình đến điểm cuối là Đồng phú. Tuyến đi qua các điểm du lịch như: chùa Tiên châu, nhà thờ An Bình, điểm du lịch vườn sinh thái Tám Hổ, điểm du lịch vườn sinh thái Ba Lình, điểm du lịch sinh thái Mai Quốc Nam, điểm du lịch sinh thái Sáu Giáo, điểm du lịch sinh thái Cai Cường, điểm du lịch sinh thái Mười Hưởng, điểm du lịch sinh thái Ba Hùng đến điểm cuối là khu du lịch Mê Kông – Đồng phú. Tuyến có khá nhiều sản phẩm du lịch với các loại hình tham quan di tích lịch sử – văn hóa, tín ngưỡng và cả các sản phẩm du lịch sinh thái mà điển hình là tại các điểm du lịch homestay, bên cạnh có khá nhiều các hoạt động vui chơi giải trí như: tắm sông, câu cá, chạy mô tô nước, ...

+ Tuyến Thành phố Vĩnh Long – cù lao dài: Từ Thành phố Vĩnh Long chạy dọc theo đường Trần Phú, ĐT 902 đến điểm cuối là cù lao dài. Tuyến đi qua các điểm du lịch văn hóa như: chùa Giác Thiên, chùa Long Viễn, Văn Thánh Miếu, đình Long Hồ, làng sản xuất gạch – gốm Thanh Đức, chùa Cái Kê, di chỉ khảo cổ học Thành Mới, chùa Hạnh Phúc Tăng và các làng nghề truyền thống trên cù lao dài. Tuyến có khá nhiều sản phẩm du lịch với các loại hình tham quan di tích lịch sử – văn hóa, du lịch làng nghề và du lịch sinh thái, …

+ Tuyến Thành phố Vĩnh Long – Long Hồ – Vũng Liêm: Lộ trình chạy theo QL 53 với các điểm du lịch chính như: khu tưởng niệm Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, khu tưởng niệm Cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, … Các sản phẩm du lịch trên tuyến là du lịch tham quan các di tích lịch sử – văn hóa, lễ hội.

+ Tuyến Thành Phố Vĩnh Long – Bình Minh – Trà Ôn: Lộ trình chạy dọc theo QL 1 và QL 54. Tuyến chạy qua các điểm du lịch như: đình Tân Hạnh, thất thánh Bình Minh, chùa Đông Phước, chùa Tòa Sen, chùa Phước Huệ, chùa Phước Hậu, đình Thiện Mỹ và lăng Ông Thống Chế Điều Bát. Các sản phẩm du lịch trên tuyến là du lịch tham quan các di tích lịch sử – văn hóa, lễ hội.

- Tuyến du lịch bằng đường sông:

+ Tuyến du lịch sông Cổ Chiên – cù lao An Bình: Từ công viên sông Tiền đi bằng tàu du lịch đến khu du lịch trang trại Vinh Sang, điểm du lịch sinh thái Ba Lình, điểm du lịch sinh thái Mười Đậy, điểm du lịch sinh thái Ba Hùng, điểm du lịch sinh thái Mai Quốc Nam, điểm du lịch sinh thái Sáu Giáo, điểm du lịch sinh thái Cai Cường, điểm du lịch sinh thái Mười Hưởng, điểm du lịch sinh thái Mai Vàng. Các sản phẩm du lịch chính của tuyến là du lịch sông nước miệt vườn, tham quan vườn cây ăn trái, tham quan làng nghề hoa kiểng – cây giống, du lịch homestay ở cù lao An Bình.

+ Tuyến du lịch sông Cổ Chiên – sông Tiền: Bắt đầu từ công viên sông Tiền đến chùa Tiên Châu, khu du lịch trang trại Vinh Sang, cầu Mỹ Thuận, khu du lịch Mê Kông – Đồng Phú, đình Phú Mỹ, điểm du lịch sinh thái Mai Vàng. Các sản phẩm du lịch của tuyến khá phong phú như du lịch sông nước miệt vườn, du lịch sinh thái kết hợp với tham quan di tích lịch sử – văn hóa, tham quan cầu Mỹ Thuận, tham quan vườn cây ăn trái, tham quan làng nghề hoa kiểng – cây giống.

+ Tuyến du lịch sông Hậu: Bắt đầu từ cầu cảng Bình Minh tham quan các vườn cây ăn trái ở Mỹ Hòa, cầu Cần Thơ, cù lao Mây, chùa Phước Hậu và chợ nổi Trà Ôn. Các sản phẩm du lịch chính của tuyến là du lịch sông nước miệt vườn, du lịch sinh thái kết hợp tham

quan cầu Cần Thơ, tham quan làng nghề bánh tráng cù lao Mây, tham quan các vườn cây ăn trái trên cù lao Mây và hoạt động mua sắm, tham quan chợ nổi Trà Ôn.

+ Tuyến du lịch sông Mang Thít: Bắt đầu từ Vàm Lịch đi cù lao Quới Thiện với các điểm du lịch chính như Thánh tịnh Ngọc Sơn Quang, chợ Cái Nhum, làng nghề sản xuất gạch – gốm ven sông Mang Thít, cồn Bao Phước, cù lao Quới Thiện. Các sản phẩm du lịch chính của tuyến là du lịch sông nước miệt vườn, tham quan di tích lịch sử – văn hóa, du lịch sinh thái, tham quan các vườn cây ăn trái, tham quan làng nghề sản xuất gạch – gốm ven sông Mang Thít, ...

* Tuyến du lịch liên tỉnh

- Tuyến du lịch đường bộ:

+ Thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Vĩnh Long – Thành phố Cần Thơ: Tuyến xuất phát từ thị trường khách ở Thành phố Hồ Chí Minh theo QL 1 đến Vĩnh Long và sau đó đi Thành phố Cần Thơ. Đây là tuyến du lịch liên tỉnh huyết mạch nối Vĩnh Long với 2 trung tâm du lịch lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ và với một số tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Các điểm tham quan chính trên tuyến bao gồm: Cù lao Thái Sơn, cồn Phụng, khu du lịch Trường An, khu du lịch trang trại Vinh Sang, làng sản xuất gạch – gốm Thanh Đức, khu du lịch Mỹ Khánh, nhà cổ Bình Thủy, bảo tàng Thành phố Cần Thơ. Các sản phẩm du lịch trên tuyến chủ yếu là du lịch sinh thái, tham quan làng nghề truyền thống sản xuất gạch – gốm, các hoạt động vui chơi giải trí, …

+ Thành phố Vĩnh Long – Bến Tre: Tuyến xuất phát từ Thành phố Vĩnh Long theo QL 57 đến Bến Tre qua các điểm du lịch như: chùa Tiên Châu, điểm du lịch vườn sinh thái Ba Lình, khu du lịch sinh thái Mai Vàng, chợ Lách, làng nghề cây kiểng Năm Công, nhà thờ Chợ Lách, ... Các sản phẩm du lịch trên tuyến khá phong phú từ tham quan các di tích lịch sử – văn hóa đến tham quan các vườn cây ăn trái, làng nghề hoa kiểng – cây giống, …

+ Thành phố Vĩnh Long – Trà Vinh: Tuyến xuất phát từ Thành phố Vĩnh Long theo QL 53 đến Trà Vinh qua các điểm du lịch như: Khu tưởng niệm Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, Khu tưởng niệm Cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Ao Vuông, bãi biển Ba Động, ... Các sản phẩm du lịch trên tuyến khá phong phú từ tham quan các di tích lịch sử – văn hóa đến hoạt động vui chơi giải trí và tắm biển ở bãi biển Ba Động.

+ Đồng Tháp – Vĩnh Long – Thành phố Cần Thơ: Tuyến xuất phát từ thị trường khách ở Đồng Tháp đến Vĩnh Long theo QL 1 và sau đó đi Thành phố Cần Thơ. Đây là tuyến du lịch nối Vĩnh Long với Đồng Tháp và Thành phố Cần Thơ. Các điểm tham quan

chính trên tuyến bao gồm: khu du lịch Trường An, khu du lịch Mỹ Khánh, nhà cổ Bình Thủy, bảo tàng Thành phố Cần Thơ. Các sản phẩm du lịch trên tuyến chủ yếu là du lịch sinh thái, các hoạt động vui chơi giải trí, …

+ Vĩnh Long – Nha Trang – Đà Lạt theo QL 1 và QL 27. Các điểm du lịch quan trọng trên tuyến là tháp Bà Ponagar, hồ cá Trí Nguyên, bãi biển Nha Trang, vườn hoa Đà Lạt, Thiền viện Trúc Lâm, hồ Than Thở, chợ Đà Lạt, …

+ Vĩnh Long – Vũng Tàu theo QL 1 với các điểm du lịch tham quan chính như khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, bãi biển Vũng Tàu, đình Long Thần, suối khoáng Bình Châu, …

+ Vĩnh Long – Phan Thiết theo QL 1 với các điểm du lịch tham quan chính như hòn Rơm, bãi biển Cà Ná, …

+ Vĩnh Long – Phú Quốc theo QL 1 với các điểm du lịch tham quan chính như suối Tranh, nhà tù Phú Quốc, vườn quốc gia Phú Quốc, …

+ Vĩnh Long – Châu Đốc – Hà Tiên theo QL 91 với các điểm du lịch chính như miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, Thạch Động Thôn Vân, lăng Mạc Cửu, …

- Tuyến du lịch đường sông:

+ Tuyến du lịch dọc sông Tiền nối Vĩnh Long với tỉnh Tiền Giang. Các điểm du lịch quan trọng trên tuyến là chùa Tiên Châu, khu du lịch trang trại Vinh Sang, chợ nổi Cái Bè, cù lao Tân Phong, ... Các sản phẩm du lịch trên tuyến khá phong phú từ tham quan các di tích lịch sử – văn hóa, du lịch sinh thái đến hoạt động mua sắm, tham quan chợ nổi Cái Bè, tham quan nghề sản xuất bánh cốm, kẹo, …

+ Tuyến du lịch trên sông Cổ chiên nối Vĩnh Long với tỉnh Bến Tre và tỉnh Trà Vinh. Các điểm du lịch quan trọng trên tuyến là chùa Tiên Châu, làng nghề sản xuất gạch – gốm Thanh Đức, cù lao Kiên, cù lao dài, cù lao Hòa Minh – Long Hòa, ... Tuyến này chủ yếu tham quan làng nghề truyền thống sản xuất gạch – gốm, tham quan vườn cây ăn trái, hoạt động câu cá thư giản, …

+ Tuyến du lịch trên sông Hậu nối Vĩnh Long với Thành phố Cần Thơ. Các điểm du lịch quan trọng trên tuyến là các vườn cây ăn trái Mỹ Hòa, Cầu Cần Thơ, cù lao Mây, chợ nổi Trà Ôn, chùa Phước Hậu, đình làng Thiện Mỹ, khu du lịch Mỹ Khánh, chợ nổi Cái Răng. Đây là tuyến thu hút khá đông du khách từ thị trường Cần Thơ và sản phẩm du lịch

cũng khá đa dạng như tham quan các vườn cây ăn trái, tham quan cầu Cần Thơ, hoạt động mua sắm và tham quan chợ nổi Trà Ôn, chợ nổi Cái Răng, …

* Tuyến du lịch liên quốc gia

- Tuyến du lịch đường bộ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Vĩnh Long – Cao Lãnh – Campuchia: Lộ trình từ Vĩnh Long theo QL 91 đi Cao Lãnh với các điểm du lịch là vườn hoa Sa Đéc, Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, sau đó đi Campuchia với các điểm du lịch là đền thờ Bà Pênh, chùa Năm Thuyền, núi Tà Lơn, …

+ Vĩnh Long – Hà Tiên – Campuchia: Lộ trình từ Vĩnh Long theo QL 91 đi Hà Tiên với các điểm du lịch là Thạch Động Thôn Vân, Lăng Mạc Cửu, …, sau đó đi Campuchia bằng đường hàng không đến với các điểm du lịch là đền thờ Bà Pênh, chùa Năm Thuyền, núi Tà Lơn, …

+ Vĩnh Long – Thành phố Hồ Chí Minh – Thái Lan: Lộ trình từ Vĩnh Long theo QL 1 đi Thành phố Hồ Chí Minh với các điểm du lịch Nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành, sau đó đi Thái Lan bằng đường hàng không đến với các điểm du lịch là Bangkok, Pattaya, …

- Tuyến du lịch đường sông:

+ Tuyến du lịch trên sông Tiền nối Vĩnh Long – Cao Lãnh – Châu Đốc – Campuchia với các điểm du lịch trên tuyến là cơ sở sản xuất gạch – gốm Thanh Đức, cơ sở nuôi cá bè, làng nghề dệt thổ cẩm, làng Chăm, … Sau đó đến cửa khẩu Vĩnh Xương đi sang Campuchia.

+ Tuyến du lịch trên sông Hậu nối Vĩnh Long – Thành phố Cần Thơ – Châu Đốc – Campuchia với các điểm du lịch trên tuyến là chợ nổi Cái Răng, cơ sở nuôi cá bè, làng Chăm, … Sau đó đến cửa khẩu Vĩnh Xương đi sang Campuchia.

Lựa chọn các tuyến du lịch để đánh giá

Vĩnh Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các tuyến du lịch, với các tuyến du lịch trong tỉnh, liên tỉnh, liên quốc gia bằng đường bộ, bằng đường sông và cả tuyến du lịch theo chức năng của các điểm du lịch. Để đóng góp thiết thực cho việc khai thác có hiệu quả một số tuyến du lịch nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, đề tài không thể đánh giá cho toàn bộ các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh mà chỉ giới hạn chọn một số tuyến du lịch.

Các tuyến du lịch được lựa chọn để đánh giá dựa trên các cơ sở sau: - Các tuyến du lịch trong giới hạn nghiên cứu của đề tài.

- Các tuyến du lịch tiêu biểu và có đầy đủ các loại tuyến du lịch trong tỉnh. Trên cơ sở lựa chọn, các tuyến du lịch được lựa chọn để đánh giá là:

- Tuyến 1: Tuyến Thành phố Vĩnh Long – cù lao An Bình. - Tuyến 2: Tuyến Thành phố Vĩnh Long – cù lao dài. - Tuyến 3: Tuyến du lịch sông Cổ Chiên – sông Tiền. - Tuyến 4: Tuyến du lịch sông Hậu.

- Tuyến 5: Tuyến Thành phố Vĩnh Long – Bình Minh – Trà Ôn. - Tuyến 6: Tuyến du lịch sông Mang Thít.

- Tuyến 7: Tuyến Thành phố Vĩnh Long – Bến Tre. - Tuyến 8: Tuyến Thành phố Vĩnh Long – Trà Vinh

- Tuyến 9: Thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Vĩnh Long – Thành phố Cần Thơ. - Tuyến 10: Tuyến du lịch dọc sông Tiền nối Vĩnh Long với tỉnh Tiền Giang.

- Tuyến 11: Tuyến du lịch sông Cổ Chiên – cù lao An Bình.

- Tuyến 12: Tuyến Thành phố Vĩnh Long – Long Hồ – Vũng Liêm.

Kết quả đánh giá các tuyến du lịch

Bảng 2.4: Kết quả đánh giá tổng hợp các tuyến du lịch ở tỉnh Vĩnh Long, năm 2012 Tuyến du lịch Điểm thành phần Điểm tổng hợp Xếp loại Độ hấp dẫn Độ tiện ích Mức độ khai thác Theo hệ thống giao thông Đường bộ Tuyến 1 6 6 3 15 II Tuyến 2 6 6 3 15 II Đường song Tuyến 3 6 6 3 15 II Tuyến 4 6 6 3 15 II Theo không gian lãnh thổ Trong tỉnh Tuyến 5 9 6 3 18 II Tuyến 6 6 4 3 13 III Liên tỉnh Tuyến 7 6 4 3 13 III Tuyến 8 6 6 3 15 II Theo chức năng của các điểm du lịch Tổng hợp Tuyến 9 6 8 4 18 II Tuyến 10 6 6 3 15 II Chuyên đề Tuyến 11 3 6 3 12 III Tuyến 12 6 6 3 15 II

Qua kết quả đánh giá tổng hợp các tuyến du lịch ở tỉnh Vĩnh Long ở bảng 2.4, nhận thấy:

- Điểm đánh giá tổng hợp các tuyến du lịch ở tỉnh Vĩnh Long khá cao, đa số đều xếp vào loại II; không có tuyến du lịch nào xếp loại I; một số tuyến du lịch xếp loại III như tuyến du lịch sông Mang Thít, tuyến Thành phố Vĩnh Long – Bến Tre, tuyến du lịch sông

Cổ Chiên – cù lao An Bình. Các tuyến du lịch này đã và đang được khai thác, có sức hấp dẫn du khách. Do đó, cần có kế hoạch xây dựng các chương trình, tour du lịch và đầu tư khai thác các tuyến du lịch một cách hợp lý và bền vững.

- Các tuyến du lịch đã và đang khai thác gắn liền với hệ thống giao thông đường bộ, nằm trên trục giao thông huyết mạch (QL 1, QL 53, QL 54, QL 57, …); gắn liền với hệ thống giao thông đường sông quan trọng (sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Hậu, …).

- Các tuyến đều tập trung nhiều loại tài nguyên với một tập hợp các điểm du lịch trên tuyến, trong đó phần lớn các tuyến du lịch có một điểm du lịch quốc gia.

Một phần của tài liệu phát triển các điểm, tuyến du lịch tỉnh vĩnh long, hiện trạng và định hướng (Trang 72)