0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Đòn bẩy cho việc học tiếngAnh

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ (Trang 41 -48 )

việc học tiếng Anh như là một nghĩa vụ. Chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm để tìm thấy niềm ham mê với bộ môn này.

1.

Tưởng tượng bạn trong tương lai

Hãy thả mình tưởng tượng nhé! Bạn đang ở trên một chuyến bay trờ về nhà sau một chuyến du lịch dài ngày ở nước ngoài, bên cạnh bạn là một người đang đọc một tờ báo Mỹ. Để rút ngắn của chuyến bay, bạn đã làm quen và có một cuộc trò chuyện:

- The engines are awfully loud, aren't they?

- Yeah. It looks like the airplane may break into pieces at any moment.

Bạn sẽ cảm thấy thoải mái, dễ dàng với cuộc trò chuyện và dần dần thích thú với nó. Trước khi máy bay hạ cánh một vài phút, người bạn mới quen mới thốt lên “"You speak just like an American. Your pronunciation, your grammar — it's amazing!" (Bạn nói tiếng Anh như người Mỹ, phát âm, ngữ pháp của bạn – thật là đáng ngạc nhiên!”). Một cách tự nhiên, bạn rời khỏi máy bay trong trạng thái rất vui vẻ và dự báo hôm nay là một ngày tốt lành của bạn.

Có thể một ngày nào đó, trong điệu nhạc du dương ngọt ngào của của một bài hát tiếng Anh trong cuộc hẹn hò lãng mạn, Đột nhiên cô bạn gái hỏi :

- What's the song about? (Bài hát nội dung thế nào vậy anh?) - It's about love, honey. (Nó nói về tình yêu em ạ)

- You're so smart. I wish I knew English like you do. (Anh giỏi thật đấy. Em ước gì mình cũng giỏi tiếng Anh như anh vậy).

Sự tưởng tượng tưởng chừng như là viễn vông và không có giá trị nhưng thực tế nó đã tạo cho người học một động lực vô cùng lớn để chạm tay mở cánh cửa ngôn ngữ tiếng Anh.

2.

Sử dụng tiếng Anh bất cứ khi nào bạn muốn

Trong việc học tiếng Anh có một nguyên tắc nhỏ “The more you use English, the more you will want to learn it” (Bạn càng sử dụng tiếng Anh nhiều thì bạn càng yêu thích nó). Trên thực tế ngày nay tiếng Anh rất phổ biến, và nó chính là phương tiện giúp cho bạn “thu lượm” tất cả mọi thứ để đặt vào trong long bàn tay bạn:

· Ở hầu hết các trang Web: Có khoảng hơn một tỷ trang web được viết bằng tiếng Anh về nhiều lĩnh vực khác

nhau! Thật là đáng ngạc nhiên khi chỉ với một ngôn ngữ mà bạn có thể tiếp cận được cả với một kho tàng kiến thức trên Internet.

· Sách: Sách viết về bất cứ lĩnh vực nào. Đọc sách được viết bởi các tác giả người Anh hoặc Mỹ và cả những quyển sách được chuyển thể từ ngôn ngữ khác sang tiếng Anh. Bất kể là bạn có thích hay không, bạn có thể đọc nó bằng tiếng Anh!

· Báo chí: Chỉ có báo chí được viết dưới ngôn ngữ tiếng Anh là có thể mua ở bất cứ ngóc ngách nào của thế giới.

Bạn sẽ không phải mất thời gian quý báu của mình để tìm kiếm các đầu báo Time, Newsweek hay là International Herald Tribune.

· Khoa học: Tiếng Anh là chìa khóa để mở ra cả thế giới khoa học. Vào năm 1997, theo thống kê thì có khoảng

95% bài báo được viết bằng tiếng Anh. Tuy nhiên chỉ khoảng 50% trong số đó là của các nước nói tiếng Anh như Mỹ và Anh.

· Những bản báo cáo thông tin: Theo dõi các kênh truyền hình quốc tế như CNN hay NBC là một cách hay, đây là những kênh truyền tải thông tin nhanh, chuyên nghiệp hơn những kênh địa phương và bạn có thể theo dõi chúng bất cứ nơi đâu trên thế giới.

Nếu như tiếng Anh đưa lại cho bạn những hiểu biết mới trong chương trình mà bạn yêu thích, từ những cuốn phim đang nổi hay chỉ là những chiền thắng nho nhỏ ở trò chơi trên mạng thì bạn sẽ nhận thấy rằng mình cần trang bị nhiều kiến thức ngữ pháp, cấu trúc câu, từ vựng…hơn nữa. Niềm hứng khởi học tiếng Anh sẽ lớn nhanh cùng với những việc mà bạn làm và nếu như kết hợp với những phương pháp học tập hiệu quả thì khả năng tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn bạn tưởng.

3. Giao tiếp với mọi người bằng tiếng Anh

Dường như đã thành lệ, ếu như bạn nói về nhứng chủ đề dường như có vẻ nhàm chán thì không hẳn là bạn sẽ chẳng tìm thấy cho mình một cảm giác chán hơn thế mà bạn lại bắt đầu cảm thấy thích thú nó. Hãy tưởng tượng bạn đang chán nản và mệt mỏi với một môn học không phải là sở trường của bạn để chuẩn bị cho bài kiểm tra ngày mai. Bạn có 2 ý tưởng: · Bạn có thể than phiền với mọi người về những gì mà bạn phải chịu đựng.

· Bạn sẽ nói với những người đó về những gì mà bạn đã học.

Nếu như bạn lựa chọn phương pháp thứ nhất thì sẽ chẳng có gì cải thiện được cảm giác nhàm chán của bạn cả. Nhưng mọi thứ sẽ thay đổi nếu như bạn lựa chọn cho mình phương án 2, những thảo luận về chù để này sẽ bắt đầu và cách nhìn nhận của bạn sẽ chuyển sang một hướng khác. Đột nhiên nó sẽ trở thành một chủ đề rất đáng nói và khá thú vị, thế nhưng bắt đầu cuộc thảo luận đấy như thế nào cho hiệu quả?

Nếu như bạn đang học tiếng Anh, bạn có thể gây ngạc nhiên cho người nghe bằng cách bắt đầu:

Hi, I'm studying English and I hate it. (Xin chào, tôi đang học tiếng Anh và tôi ghét nó), hoặc có thể bắt đầu câu chuyện bằng tiếng Việt: Chào, ngày hôm nay tôi đã học 50 từ tiếng Anh. Cậu có biết là những từ vựng tiếng Anh để làm gì không?

Nếu như lúc đó không có ai ở gần bạn, bạn có thể trò chuyện và bắt đầu việc học bằng cách gọi điện, gửi thư điện tử, gửi tin nhắn đến bạn bè. Có thể những người mà bạn liên lạc chẳng có một chút hào hứng nào cả nhưng điều quan trọng là

bạn tự tìm cho mình thêm một chút đam mê, và hứng thú cho việc học.

4. Tìm một người bạn để cùng học tiếng Anh

Nếu như bạn có thể tìm một người bạn cũng đang học tiếng Anh và cùng trình độ với bạn thì quả đây là một cơ hội tuyệt vời để bạn có một động lực học tiếng Anh.

Bạn sẽ có một người bạn để trò chuyện tiếng Anh và niềm hứng thú sẽ tăng dần lên qua những cuộc trò chuyện. Việc học tiếng Anh của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn và được giải quyết qua các cuộc tranh luận giữa hai người. Bạn sẽ cố gắng học tiếng Anh nhiều hơn nữa bởi vì bạn không muốn thua kém người bạn của bạn.

Việc gặp gỡ trao đổi bài vở thường xuyên thật sự cần thiết, chắc chắn bạn sẽ thành công. Hãy nhớ rằng Có công mài sắt có ngày nên kim - Nothing is impossible for willing hearts.

5. Hãy nhớ rằng có rất nhiều điều mà bạn chưa biết

Việc bạn có thể sử dụng và nắm vững một chút tiếng Anh thực sự là một thành công lớn! Thế nhưng đây lại là thời điểm để bạn cố gắng đạt nhiều thành công hơn nữa và tìm cho mình những phương pháp thật sự hiệu quả.

Đừng bao giờ tự cho rằng trình độ tiếng Anh của mình đã hoàn hảo. Thậm chí ngay cả khi bạn là sinh viên xuất sắc trong lớp học, hãy luôn cố gắng tìm tòi điểm yếu của mình và khắc phục chúng. Khi mà bạn đã nói được tiếng Anh trôi chảy, những vấn đề của bạn sẽ trở nên rất nhỏ bé: dấu chấm câu, những cấu trúc ngữ pháp ít được sử dụng, những từ khó, những từ long, từ thông tục (street language). Ngay bây giờ, những vấn đề của bạn lại trở nên cơ bản hơn: những lỗi sai trong phát âm, từ vựng, vấn đề ngữ pháp với thì hiện tài hoàn thành và các cấu trúc câu điều kiện.

Chúng ta có nguyên tắc là: Học phải đi đôi với hành (One small action is more powerful than reading hundreds of articles) – điều này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại khó thực hiện. Và việc áp dụng những kinh nghiệm nho nhỏ như trên để tạo cho mình động lực tiếngAnh bạn nhé!

Học tiếng Anh qua phương pháp Thiền

GS nhà giáo Lê Khánh Bằng được nhiều người biết không chỉ là nhà phương pháp trong giáo dục học mà còn biết đến bởi sự uyên bác vì ông có thể giảng bài bằng 6 thứ tiếng khác nhau: Anh, Pháp, La Tinh, Nga, Trung Quốc, Bồ Đào Nha. Điều đáng nói là 6 thứ tiếng này phần lớn do GS tự học. Có được vốn ngoại ngữ nhiều như vậy chính là nhờ biết cách học có phương pháp. Vậy những phương pháp đó là gì? Thiền – đây là một phương pháp dưỡng sinh cổ điển của Ấn Độ, đặc trưng bởi “tập trung tư tưởng” khong cho tạp niệm xen vào trong quá trình học. Thiền ở đây chỉ được sử dụng ở phương diện là một phương pháp để phát huy năng lực của người học

“THIỀN” là gì? “Thiền” là một quá trình tu luyện gồm những biện pháp thể dục tâm lý, từ gốc là Yoga, được một trường phái phật giáo Trung Quốc kết hợp với phương pháp của đạo lão áp dụng sau đó truyền sang Việt Nam, Nhật Bản và ngày nay cũng được một số người Châu Mỹ vận dụng. Khi thiền ta phải ổn định hoạt động tâm thể bằng điều hoà hơi thở, trên cơ sở ấy, tập trung ý nghĩ vào những bộ phận nào đó của cơ thể, hoặc những giáo lý cơ bản, những vấn đề mình quan tâm.

Khi thiền con người phải hết sức tập trung, làm cho các kích thích bên ngoài không xen vào được, toàn tâm tập trung vào một ý. Đây là một kỹ thuật điều khiển tinh thần, giúp con người sử dụng bộ não triệt để, động viên được những năng lực tiềm ẩn. Có thể về mặt cơ chế, thiền là tập trung tư tưởng cao độ vào một vấn đề hay một công việc nhất định.

Thiền có thể quy ước phân làm 2 loại: thiền tĩnh và thiền động.

Tĩnh là ngồi yên (có thể nhắm mắt hay mở mắt), tập trung suy nghĩ vào hơi thở (thở sâu, êm, nhẹ) hoặc vào một vấn đề nào đó (bài học).

Động là tập trung suy nghĩ vào một vấn đề nào đó (một chủ đề, một công việc), đồng thời có thể dùng các động tác để thể hiện vấn đề đó, như viết, nói, cử động chân tay.

VẬN DỤNG THIỀN ĐỂ TẠO NÊN MỘT VÙNG NGOẠI NGỮ TRONG VỎ NÃO

Đối với học ngoại ngữ, thiền có tác dụng góp phần tạo nên một vùng ngoại ngữ trong vỏ não. Có thể áp dụng theo công thức 5 bước chuyển vào trong và 5 bước chuyển ra ngoài

5 bước chuyển vào trong như sau:

Bước 1: Sau khi thư giãn và tập trung tư tưởng cao độ, học viên đọc thật to (đúng trọng âm và ngữ điệu) để tạo nên một

khu vực hưng phấn mạnh trong vỏ não và nhằm góp phần ức chế vùng tiếng mẹ đẻ. Có thể đọc to như vậy 3 đến 5 lần hoặc hơn càng tốt. Lúc này cần đọc to và đúng chứ chưa cần đọc nhanh.

Bước 2: Đọc to vừa, đúng ngữ điệu, tốc độ có thể nhanh dần lên. Đọc như vậy 3 đến 5 lần hoặc hơn.

Bước 3: Đọc mấp máy môi có âm thanh và ngữ điệu vang lên nho nhỏ. Đọc 3 đến 5 lần, tốc độ nhanh nhất có thể được.

Làm như vậy để cho khu vực hưng phấn mạnh, nhưng rất khuyếch tán lúc ban đầu nay tập trung dần lại.

Bước 4: Đọc trong óc, còn gọi là đọc liếc hay đọc thầm. Lúc này môi không mấp máy, âm thanh không phát ra, nhưng

người đọc vẫn phải cảm thấy âm thanh và ngữ điệu vang lên trong óc. Đọc như thế nhiều lần, có thể từ 10 đến 100 lần, cho đến khi thuộc lòng hẳn, tốc độ ngày càng nâng lên.

Bước 5: Bước quan trọng và quyết định nhất. Đọc thuộc lòng trong óc nhiều lần để hằn sâu vào trong vỏ não, để đặt được

một viên gạch vào vùng ngoại ngữ mới xây dựng. Bước này có thể tiến hành theo trình tự, nhẩm đọc trong óc, lúc đầu từ từ sau đó tăng dần lên đến mức nhanh nhất có thể được (ví dụ một bài khoá khoảng 130 từ: 15 – 30 giây), nếu chưa đạt được tốc độ như thế phải luyện tập tiếp.

5 bước chuyển ra ngoài gồm: Bước 1: Đọc trong óc.

Bước 2: Đọc mấp máy môi.

Bước 3: Đọc to vừa, tốc độ nhanh và rất nhanh.

Bước 4: Đọc thật to đúng trọng âm, đúng ngữ điệu với tốc độ nhanh nhất có thể được, nhưng không được sai sót. Bước 5: Tập trung tư tưởng cao độ, vừa đọc thầm, vừa viết ra giấy với tốc độ nhanh nhất

quát lại như GS Bằng nói: “đột phá một điểm, khai thông toàn diện. Với phương pháp này không chỉ giúp chúng ta vận dụng vào dạy và học ngoại ngữ mà còn học tốt các môn khoa học khác”.

HỌC - MỘT KHÁI NIỆM “TỰ HỢP ĐỒNG”

VÀ “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SUY NGHĨ BẰNG NGOẠI NGỮ”

Cũng theo GS Lê Khánh Bằng, đối với việc dạy và học hiện nay phải thống nhất một khái niệm: thày với trò là bạn, người học được xem là trung tâm và học theo cách tự hợp đồng. Đây là sự giao ước của chính bản thân người học. Hợp đồng dài hạn thì tuân thủ theo đúng bản thiết kế của quá trình tự học. Hợp đồng ngắn hạn tuân thủ đúng các mục tiêu đề ra như thuộc bài khoá trong bao lâu, tốc độ đạt được… Người học phải tự nhắc nhở mình, tự kiểm tra và đánh giá. Ở đây thày giáo chỉ đóng vai trò người hướng dẫn còn về phương pháp lĩnh hội và tạo điều kiện hiệu quả là do người học quyết định. Chính vì thế, không ít người đặt câu hỏi: Tại sao mình học ngoại ngữ rất chăm chỉ miệt mài trong 2, 3 năm mà kết quả không cao? Phải chăng học ngoại ngữ được phải có năng khiếu? Thực ra không hoàn toàn như vậy. Mấu chốt của vấn đề là học phải có phương pháp, không chỉ riêng việc học ngoại ngữ mà cả các môn khác. Nếu có phương pháp đúng sẽ giúp người học nhận thức nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Với học ngoại ngữ, trước hết người học phải có khả năng suy nghĩ bằng ngoại ngữ. Suy nghĩ bằng ngoại ngữ là năng lực hình dung được ngoại ngữ đó trong đầu mà không phải trải qua giai đoạn lịch sử tiếng mẹ đẻ. Không có khả năng này, người học khi học phải chuyển từ tiếng nước ngoài sang tiếng mẹ đẻ mới hiểu (nghe), rồi mới có thể trả lời bằng tiếng mẹ đẻ, sau lại dịch ra tiếng nước ngoài để trả lời. Việc đó vừa chậm vừa làm giảm khả năng sử dụng ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp. GS Lê Khánh Bằng đã khái quát hoá quá trình học ngoại ngữ bằng một sơ đồ công thức: 3T, 5B, 5C, 2H, 3V. (3T là thiền, tần số và tốc độ; 5B là 5 bước chuyển vào trong và ngược lại; 5C là 5 chỉ tiêu của chất lượng học ngoại ngữ: nghe, nói, đọc, viết, suy nghĩ bằng ngoại ngữ; 2H là 2 chỉ tiêu của hiệu quả; 3V là 3 vùng ngoại ngữ: tối thiểu, cơ bản và chuyên ngành). Để biến tất cả những yêu cầu phương pháp thành hiện thực thì quá trình tự học vẫn là then chốt của thành công.

Đọc và trao đổi tại: http://www.tienganh.com.vn/showthread.php?p=148011#post148011

(Theo Tieu Ly)

Những suy luận và sự chính xác trong việc sử dụng

tiếng Anh

Có những điều có thể là rất đơn giản nhưng khi phân vân chúng ta chẳng biết hỏi ai. Làm thế nào để có thể vận dụng Anh ngữ 1 cách chỉnh xác nhất? Mình chỉ có thể nói rằng niềm đam mê môn sinh ngữ này sẽ giúp chúng ta nâng cao hơn khả năng của mình tùy theo ham muốn tìm hiểu của mỗi người tới đâu.

Để giúp các bạn bớt khó khăn khi gặp những điểm khúc mắc trong quá trình học,

xin được mở ra chuyên mục này để trao đổi các kinh nghiệm về ngữ pháp. Mong được các bạn ủng hộ.

Đề tài đầu tiên mình đưa ra cũng đơn giản thôi, các bạn thử trả lời ha:

Giữa "on time" và "in time" có sự khác biệt nào không? Có mối liên hệ nào giữa việc dùng giới từ "in"

hay giới từ "on" khi kết hợp với "time" không?

On time: Đúng lúc (giờ) đã quy định "không sớm cũng không muộn":

I got to my office on time for the progress meeting. Tôi đã đến văn phòng đúng giờ để tham gia họp giao ban.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ (Trang 41 -48 )

×