chuẩn về kỹ thuật và vệ sinh môi trường, do đó nhu cầu thay thế các loại xe mới là điều hiển nhiên.
Bản dịch trong sách : In reality, at present, over a half of the autos circulating in Vietnam is too old so they cannot guarantee the standards of techniques and environmental hygiene. The need to replace them with new ones is selfevident.
Comments:
1. Không nên dùng Autos thay cho Automobiles và Cars.
2. Circulating = "lưu hành" chỉ nên dùng cho những thứ như tiền tệ, trái phiếu, tin đồn, chuyện giật gân v.v... chứ không dùng cho xe cộ. 3. Over half of the autos là số nhiều, phải dùng Are.
4. "Đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật" dịch là "guarantee the standards of techniques" thì thật là một classic example of word-by-word translation. Avoid this. Bad stuff, really.
5. Hygiene là sự ăn ở vệ sinh để làm sức khỏe tăng tiến, dùng cho con người chứ không dùng cho Môi trường. 6. Self-evident, not "selfevident".
Suggestion:
Thưc tế hiện nay trên một nửa số xe hơi đang lưu hành tại Việt Nam quá cũ kỹ, không đảm bảo được các tiêu chuẩn về kỹ thuật và vệ sinh môi trường, do đó nhu cầu thay thế các loại xe mới là điều hiển nhiên.
In reality, today more than half of the automobiles in Vietnam are too old to meet technical, safety and environment standards so the need is obvious to bring in newer models.
Ngoài ra, Hyundai và KIA của Hàn Quốc cũng là những nhãn hiệu dễ tiêu thụ vì giá cả tương đối rẻ. Bản dịch trong sách: Besides, Hyundai and KIA of Korea are easily consumed because of rather cheap price.
Comments:
1. "To be consumed" (tiêu thụ) chỉ nên dùng cho hàng hóa chỉ dùng được một lần như thực phẩm, nước, giấy toilet, xà phòng.... hoặc những hàng hóa nhỏ như quần áo, đồ gia dụng. Còn những hàng sử dụng lâu bền nhất là những thứ to lớn như nhà cửa, xe hơi..., nên tránh dùng "to be consumed".
2. Tiếng Việt ít khi dùng sở hữu tính từ, trừ phi muốn nhấn mạnh. Trong English, khái niệm về sở hữu rất
quan trọng. Khi viết một chữ noun mà đã xác định nó thuộc về của ai (hay của cái gì) thì ta phải viết possessive adjective vào thì câu văn mới súc tích.
ex 1. Người ăn mày cho con chó một phát vào cẳng. (không cần phải viết "cẳng nó" hay "cẳng con chó"), nhưng trong English thì phải viết: The beggar hits the dog on its leg.
ex 2. Tôi cho Tom quyển sách sử ký: I gave Tom my history book.
3. "Rẻ" không nên dịch là "cheap" vì theo thói quen, "cheap" mang một negative meaning; dễ bị xem là "rẻ tiền", low quality.
Suggestion: Besides, Hyundai and KIA are the brands easily to be sold there for their affordable price(s).
Tầm quan trọng của đọc và nghe
Khi nói bằng tiếng mẹ đẻ, bạn không cần phải suy nghĩ về ngữ pháp hay từ vựng mà bạn sử dụng. Bạn nói theo bản năng của mình. Thực ra, bộ não của bạn đang sử dụng chính những câu mà bạn đã nhìn thấy, hoặc đã nghe thấy. Nếu bạn muốn nói tiếng Anh một cách trôi chảy như người bản xứ, bạn cũng phải học nó theo cách mà bạn đã học tiếng mẹ đẻ của bạn.
Đọc và nghe là hai kĩ năng sẽ giúp bạn phát triển khả năng cảm thụ ngôn ngữ. Chúng giúp bạn phát hiện và ghi nhớ rất nhiều câu nói, nhiều từ vựng. Sau đó, bộ não của bạn có thể bắt chước và bạn có thể nói ra những gì mà bạn suy nghĩ một cách chính xác, về cả cách dùng từ cũng như ngữ pháp. Nếu bạn đọc và nghe nhiều, đặc biệt để ý tới những từ ngữ hay dùng, bạn sẽ nhanh chóng áp dụng được những từ mới hay cấu trúc mới vào nói và viết. Không chỉ có vậy, nó còn giúp bạn phát huy khả năng trực giác khi học tiếng. Bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được câu nào nói đúng, câu nào nói có vẻ sai - giống như bạn có thể làm với tiếng mẹ đẻ của mình. Học tiếng bằng nghe và đọc có vẻ như mất nhiều thời gian hơn, khác với việc học dựa trên các quy tắc ngữ pháp. Ví dụ, để có cảm nhận tốt hơn về cách sử dụng của các quán từ trong tiếng Anh bạn cần đọc nhiều câu, phân tích chúng một cách cẩn thận. Liệu cách này có giúp bạn dễ nhớ hơn cách học một bài
về quán từ trong một quyển sách ngữ pháp không? Vấn đề là, sẽ mất rất nhiều thời gian để viết một câu khi mà bạn luôn luôn phải nhớ đến các quy tắc ngữ pháp. Nếu bạn nói chuyện với ai đó, bạn sẽ không có thời gian để làm việc này.
Phương pháp học tiếng bằng nghe và đọc dường như đòi hỏi khắt khe hơn, cần nhiều thời gian hơn, nhưng đó là cách duy nhất để đạt được độ chính xác và lưu loát trong học tiếng. Dưới đây, tôi sẽ trình bày rõ hơn những thuận lợi của phương pháp học này.
Đọc
· Tốc độ đọc
Nếu bạn đã từng tham gia bất kì một khoá học tiếng Anh nào, giáo viên cũng yêu cầu bạn phải đọc lướt một đoạn văn, và sau đó làm các bài tập liên quan tới bài đọc đó. Đây cũng là một trong những dạng bài mà bạn phải làm trong các kì thi, hay các kì kiểm tra. Đa số giáo viên đều khuyến khích học sinh đọc nhanh nhất mà chúng có thể, chỉ để nắm được những ý chính của đoạn thôi. Có lẽ bạn cho rằng việc đọc như vậy sẽ nâng cao được kĩ năng tiếng của bạn (bởi vì bạn đang đọc) và đang chuẩn bị cho một bài thi (bởi vì bạn đang làm bài tập). Nhưng thật ra, đọc theo cách này không những là không giúp ích gì cho việc học của bạn mà nó còn làm chậm tiến trình học của bạn. Khi đọc bằng tiếng mẹ đẻ, bạn đọc để nắm được nội dung. Bộ não của bạn tập trung vào những từ khoá truyền tải ý nghĩa của đoạn văn. Bằng cách này bạn có thể đọc nhanh hơn. Nhưng khi bạn đọc bằng ngoại ngữ thì lại khác. Bạn vừa phải tập trung vào ngữ pháp vừa phải phân tích các câu ấy để tìm ra những cái hay, những cụm từ hay các cách diễn đạt hay mà bạn nên học hỏi.
· Đọc cái gì?
Điều quan trọng là nội dung mà bạn đang đọc phải thực sự làm bạn cảm thấy hứng thú. Bạn không nhất thiết phải đọc một cuốn tiểu thuyết dài và khó hiểu. Bạn có thể đọc truyện hài, truyện trinh thám hay truyện ngụ ngôn, miễn là nó phù hợp với sở thích của bạn. Nếu bạn mới chỉ bắt đầu học tiếng Anh, bạn không nên chọn những tài liệu quá khó. Tất nhiên, đôi khi bạn cũng nên chọn một tài liệu hấp dẫn để đọc để thúc đẩy việc học của bạn. Tuy nhiên, bạn nên dành phần lớn thời gian để đọc những bài viết đơn giản và dễ hiểu. Dành thời gian tìm kiếm những tài liệu vừa thú vị, hấp dẫn bạn nhưng đồng thời cũng vừa phải đơn giản nữa. Phải ghi nhớ rằng, nội dung bài đọc phải thực sự làm bạn hứng thú. Nếu bạn tìm thấy một mẩu truyện cười hay một bài báo nhàm chán, hãy bỏ nó đi và tìm một bài khác để đọc. Cố gắng tìm kiếm những tài liệu liên quan đến bộ môn mà bạn thích, chẳng hạn như bạn thích lập trình máy tính, bạn hãy kiếm những bài báo hay sách về các chương trình bằng tiếng Anh. Bạn cũng nên tham gia vào những cuộc thảo luận trực tuyến trong các forum tiếng Anh. Nhờ vậy, bạn không chỉ tăng thêm vốn hiểu biết của mình về bộ môn yêu thích của bạn mà còn cải thiện được môn tiếng Anh nữa.
Nghe
Kĩ năng nghe cũng quan trọng như kĩ năng đọc. Tuy khó hơn một chút nhưng nó cũng là một kĩ năng rất có lợi cho việc học tiếng Anh của bạn, giúp bạn nâng cao các kĩ năng phát âm và giao tiếp bằng tiếng Anh.
· Nghe từ đầu (từ khi bắt đầu học)
Khi học ngoại ngữ, tốt hơn là bạn nên bắt đầu học nghe ngay khi bạn có thể. Qua việc nghe, bạn sẽ quen dần với những âm của ngôn ngữ. Học phát âm cũng nhờ vậy mà dễ dàng hơn đối với bạn. Nếu bạn là một người mới học tiếng Anh, hãy tìm những băng nghe có kèm bản ghi âm. Mỗi khi không hiểu một từ nào đó, hãy mở bản ghi âm đó và tra từ đó trong từ điển.
· Nghe đi nghe lại nhiều lần cùng một nội dung Nghe đi nghe lại nhiều lần cùng một nội dung là rất tốt cho việc học tiếng của bạn. Chọn một băng hay và nghe đi nghe lại nhiều lần. Bạn phải chắc chắn rằng mình hiểu hết từng từ một trong đoạn băng đó. Trong quá trình nghe, hãy cố gắng ghi nhớ những câu sử dụng nhiều, hay thậm chí cả một đoạn. Sau đó
luyện tập nói theo trí nhớ, bắt chước cách phát âm của người nói. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy rằng những từ hay cụm từ trong đoạn băng đã trở thành từ của chính bạn. Bạn có thể sử dụng chúng trong chính những câu nói của bạn. Khả năng phát âm và kĩ năng nghe hiểu của bạn chắc chắn sẽ tiến bộ.
· Nghe thường xuyên Hãy cố gắng nghe một cách thường xuyên, ngày nào cũng nghe. Lựa chọn tốt nhất là bạn nên có một cái máy nghe MP3. Với chiếc máy này, bạn có thể nghe ở bất kì đâu và nghe bất kì lúc nào. Bạn nên ghi những bài mà bạn thích vào một chiếc đĩa CD và luôn để nó trong máy MP3 của mình mỗi khi đi ra ngoài. Như vậy bạn có thể nghe mọi lúc và mọi nơi.
· Nghe cái gì?
Tìm những băng nghe vừa dễ hiểu nhưng cũng phải có ý nghĩa đối với bạn. Chọn những tài liệu theo chủ đề bạn yêu thích, chắc chắn rằng giọng nói của người nói trong băng dễ nghe. Bằng cách này, bạn sẽ thích nghe và chắc chắn là tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ hơn rất nhiều. Chúc các bạn học tốt tiếng Anh!
Hải Anh
“Chìa khóa vạn năng” cho kỹ năng speaking