thực hành và luyện nói tiếng Anh, vừa nâng cao phản xạ trước một tình huống thực tế. Bạn hãy trang bị cho mình một số mẫu câu kha khá để có thể sử dụng trong những trường hợp này nhé!
Bạn bước vào cửa hàng và người bán hàng (shop assistant) tươi cười đón chào bạn và hỏi bạn Can I help you?. Đây có lẽ là câu cửa miệng của tất cả các shop assistant. Đây là một câu hỏi rất đơn giản nhưng lại giúp người bán hàng nắm bắt được nhu cầu và mục đích của khách hàng để có thể trở thành một người bán hàng hữu ích và giúp đỡ khách hàng chọn lựa được món đồ ưng ý. Vậy khi được hỏi câu hỏi này, bạn chỉ cần trả lời: I need … (Tôi cần…..). Đây là câu trả lời đơn giản và thông dụng nhất. Bạn có thể gọi tên trực tiếp đồ vật mình muốn mua:
* I need a yellow silk scarf. (Tôi muốn mua một cái khăn lụa màu vàng). Hoặc bạn có thể nói lên các yêu cầu của mình để người bán hàng giúp bạn:
* I need a bracelet to match this outfit. (Tôi muốn mua một cái vòng cổ để họp với bộ trang phục này). * I need a bigger size. (Tôi muốn đổi lấy cỡ lớn hơn).
Còn nếu bạn chỉ muốn ngắm nghía chứ chưa xác định được chính xác mình muốn mua gì, bạn có thể nói: * I’m just looking. (Tôi đang ngắm mấy thứ).
Sau đây là một số mẫu câu thông dụng khác bạn có thể sử dụng khi đi shopping: · I'd like a bottle of milk, please. (Tôi muốn mua một hộp sữa).
· Have you got souvenirs? (Bạn có bán các đồ lưu niệm không?) · Do you sell stamps? (Bạn có bán tem không?)
· Where can I buy post cards? (Tôi có thể mua một vài tấm bưu thiếp ở đâu?)
· Where can I get a film for my camera? (Tôi có thể mua phim cho máy quay của tôi ở đâu?) · Where can I find newspapers? (Tôi có thể mua báo ở đâu?)
· Are these bottles returnable? (Những cái hộp này có thể trả lại được à?) · It doesn't fit me. (Cái này tôi mặc không vừa).
· It doesn't suit me. (Nó không hợp với tôi). · I don't like it. (Tôi không thích nó).
· It's too small / big / wide / tight / expensive. (Nó quá nhỏ/ to/ rộng/ chật/ đắt). · I'm size ... (Cỡ của tôi là….).
· Have you got this in another size / colour? (Bạn có cái này nhưng cỡ khác/ màu khác không?) · May I try this on, please? (Tôi có thể thử nó được không?)
· Where can I try this on, please? (Phòng thử đồ ở đâu?) · How much is it? (Cái này giá bao nhiêu?)
· Where is the cash desk / till? (Quầy tính tiền ở đâu?)
· Could I get a receipt, please? (Anh/ Chị viết cho tôi cái hóa đơn được không?) · Could I get a (plastic) bag, please? (Cho tôi cái túi nilon).
· (I'm afraid/ Sorry) I don't have any change. (Tôi không muốn đổi gì nữa cả).
· Do you accept credit cards? (Ở đây có chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng không?)
Tuy nhiên nếu bạn làm việc tại một cửa hàng và là một shop assistant thì bạn sẽ phải nói như thế nào? Ngoài câu hỏi Can I help you?, bạn còn có thể sử dụng một số mẫu câu phổ biến sau đây:
Can I help you? (Tôi có thể giúp gì cho bạn)
· What can I do for you? (Tôi có thể làm gì để giúp bạn?) · Are you being served? (Bạn có cần phục vụ không?)
· Sorry, we don't sell ……. (Xin lỗi, ở đây chúng tôi không bán…..) · Anything else? (Bạn có muốn mua thêm cái gì khác không?) · Buy two for the price of one. (Mua một tặng một).
· How much / many would you like? (Bạn muốn mua bao nhiêu?) · What size do you take? (Bạn muốn lấy cỡ nào?)
· Sorry, we are out of ….. (Xin lỗi, chúng tôi đã hết hàng). · Would another colour do? (Bạn có muốn lấy màu khác không?) · Would you like to try it on? (Bạn có muốn thử nó không?) · The fitting room is over there. (Phòng thử ở phía đằng kia). · The dress suits you very well. (Cái váy này rất hợp với bạn). · Pay at the cash desk / till, please. (Hãy thanh toán ở quầy tính tiền).
· I'll take this to the cash desk / till for you. (Tôi sẽ mang cái này tới quầy tính tiền cho bạn). · Here you are. / Here you go. (Đồ của bạn đây).
· You're welcome. (Chào mừng bạn).
· That's ……VND altogether. (Tổng cộng là……VND).
· You don't happen to have any change, do you? (Bạn không muốn đổi nữa phải không?) · Here's your change. (Đây là đồ mà bạn muốn đổi).
Trên đây là một số mẫu câu thường gặp trong các cuộc hội thoại khi thực hiện quá trình mua, bán, Global Education hi vọng bạn sẽ tự tin hơn khi đi mua sắm trong môi trường sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh.
Phân biệt sự khác nhau giữa Anh anh và anh mỹ Trước hết là một vài điểm khác biệt chính về GRAMMAR - Ngữ pháp - giữa tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ. Sau đây là hai khác biệt chính.
Trước hết là khi người Mỹ dùng từ 'just', 'already' hay 'yet' trong câu, họ thường dùng thì quá khứ đơn giản- the simple past tense, trong khi tại Anh thì chúng tôi thường dùng thì hiện tại hoàn thành - the present perfect.
Vì vậy, một người Mỹ sẽ có thể nói : "I already had lunch."
"She didn't arrive yet."
"I've already had lunch." - đó là câu nói ngắn của "I have already had lunch." Hay...: "She hasn't arrived yet."
Đồng thời tại Anh, chúng tôi thường dùng 'have got' hay 'has got' khi nói về sở hữu, trong khi người Mỹ thì thường hay dùng 'have' hay 'has'.
Vì vậy, ví dụ, tiếng Anh Mỹ, chúng ta có thể nói: "I have a new car."
Còn trong tiếng Anh Anh thì thường là: "I've got a new car."
Về nghĩa thì hai câu đều giống nhau, có khác nhau một chút về ngữ pháp thôi.
Đó là hai khác biệt chính cùng một vài khác biệt nhỏ khách nhưng thực sự mà nói thì những khác biệt này hầu như không làm cho người Anh và người Mỹ không hiểu nhau.
Mặt khách thì những khác biệt về mặt VOCABULARY - Từ vựng - giữa tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ lớn hơn về mặt ngữ pháp, nhưng chúng cũng hầu như ít khi gây ra vấn đề nghiêm trọng.
Nhiều từ khác nhau giữa tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ là những từ không trịnh trọng hay là những từ lóng. ... Chẳng hạn, tôi cho rằng nhiều người Mỹ có thể không quen với một từ lóng của Anh 'naff', có nghĩa là 'un-cool' - tạm dịch không thời thượng - hay 'poor-quality' - chất lượng kém.
Mặt khác, một người Anh có thể bị nhầm lẫn khi nghe câu này: "The café is kitty-corner to the pharmacy."
Nó có nghĩa là quán cà phê nằm chéo góc bên kia đường với hiệu thuốc vì tiếng Anh Anh không có từ 'kitty-corner'. Một ví dụ khác là về cách nói giờ...
Nếu muốn nói 2:45 - 2h45 tại Anh, chúng ta có thể nói:
"Quarter to three", hay 3:15 - 3h15 có thể nói "Quarter past three". Trong khi đó, tại Mỹ, nói giờ như sau:
"Quarter of three" để chỉ 2:45, hay "Quarter after three" để chỉ 3:15.
Đây là một khác biệt nhỏ và nó sẽ không gây hiểu lầm và người ta có thể dễ dàng quen với cách nói khác nhau này. Cũng có những khác biệt về SPELLING.
Một ví dụ là cách viết động từ 'to practise'- luyện, tập luyện:
Trong tiếng Anh Anh, từ này được viết với chữ 'S', P-R-A-C-T-I-S-E. Còn trong tiếng Anh Mỹ, nó được viết với chữ 'C', P-R-A-C-T-I-C-E.
Còn nhiều ví dụ khác về cách viết hơi khác nhau, nhưng 99% là người Mỹ và người Anh có thể hiểu nhau. Tại Anh chiếu rất nhiều phim và chương trình truyền hình của Mỹ, và người Anh nghe những bài hát của các ca sĩ Mỹ nữa nên tiếng
Anh Mỹ nói chung là khá quen thuộc với người Anh.
Nhưng có lẽ điều này lại không phải như vậy với người Mỹ tới Anh vì tôi cho rằng người Mỹ ít xem phim hay chương trình truyền hình của Anh.
Tôi cũng cần phải nói thêm rằng tiếng Anh ở các địa phương có thể cũng là một điều bạn cần phải nghĩ tới. Không phải tất cả mọi người Anh đều nói giống James Bond.
Có một số ngữ điệu các vùng khác nhau tại Anh mà bạn ít khi nghe thấy trên phim hay truyền hình và có thể là hơi khó thích nghi hơn.
Theo: Mr.big
Đòn bẩy cho việc học tiếng Anh