0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

“Chìa khóa vạn năng” cho kỹ năng speaking

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ (Trang 28 -37 )

tắc căn bản mà Global Education muốn giới thiệu cùng các bạn để thực hiện nhiệm vụ tưởng chừng như “bất khả thi” này một cách khả thi nhất.

1. Nói thật chậm (Always speak slowly)

Hầu hết những người học tiếng Anh đều cho rằng nói tiếng Anh càng nhanh sẽ càng giống với người bản xứ bởi đa số người học tiếng Anh đều thấy khó nắm bắt thông tin khi nghe người bản xứ nói vì họ nói khá nhanh. Tuy nhiên, quan điểm “nói càng nhanh càng tốt” này là hoàn toàn sai lầm. Bạn hãy cố gắng nói thật chậm và chính xác. Tất nhiên bạn không nên nói quá chậm nhưng phải đủ chậm để bạn có thời gian thực hiện các thao tác từ môi, lưỡi và âm của từ một cách chính xác. Nếu như bạn nói chậm lại thì âm điệu và trọng âm của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, trái lại giọng điệu phát âm của bạn sẽ nặng và khó hiểu hơn, điều này cũng dễ hiểu bởi vì bạn sẽ không có đủ thời gian để hình thành âm vị và ngữ điệu chính xác. Hãy “điều khiển” tốc độ nói phù hợp như nguyên tắc nói căn bản để có thể đạt được những gì bạn muốn.

2. Phát âm tất cả các âm trong từ (Pronounce all the sounds in words)

Như đã được đề cập ở trên, luyện nói tiếng Anh với tốc độ chậm sẽ giúp bạn có thời gian tập trung đến các âm có trong từ. Có thể ngay bây giờ, bạn có thể bỏ sót âm cuối hay âm giữa của từ, hoặc những âm tiết không phải là trọng âm trong từ. Điều này không ảnh hưởng đến người nói nhưng lại gây khó khăn cho người nghe. Chính vì vậy, bạn nên tập trung tới từng âm trong từ và không bỏ sót âm nào thì kỹ năng speaking của bạn sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, đây không phải là một việc đơn giản mà đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và cố gắng trong luyện tập. Sau khi các bạn đã hoàn thành nhiệm vụ đã được đặt ra ở trên, bạn có thể bắt đầu kết hợp những kỹ năng đó trong các cuộc đàm thoại hàng ngày. Hãy kiên nhẫn với bước luyện tập này và bạn sẽ thấy sự tiến bộ rõ rệt trong việc nói tiếng Anh!

Không giống như những ngôn ngữ khác, tiếng Anh có một trật tự từ và những nguyên tắc ngữ pháp cần phải tuân theo. Nếu như tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của bạn mà bạn lại áp dụng các nguyên tắc ngữ pháp của ngôn ngữ bạn vào việc nói tiếng Anh thì theo một lẽ tự nhiên bạn đã gặp lỗi rất lớn trong ngữ pháp tiếng Anh. Việc thực hiện các cấu trúc và nguyên tắc ngữ pháp trong việc thực hành nói tiếng Anh không đơn giản một chút nào.

Chính vì vậy, khi giao tiếp bằng tiếng Anh, hãy cố gắng sử dụng những cấu trúc ngữ pháp mà bạn đã được học và nắm vững. Nếu như bạn chỉ nắm vững những cấu trúc và mẫu câu đơn giản, bạn sẽ chỉ nên sử dụng chúng cho tới khi bạn có thể chắc chắn sử dụng đúng những cấu trúc phức tạp hơn. Trong văn nói, sẽ không ai để ý đến việc bạn dùng cấu trúc đơn giản hay phức tạp để đánh giá khả năng của bạn và thậm chí là cũng không ai nhận ra mức độ của các cấu trúc mà bạn đang sử dụng. Điều duy nhất mà họ nhận ra chính là những lỗi mà bạn mắc phải, chính vì vậy nguyên tắc này có thể xem là một chìa khóa vàng để bạn hoàn thiện kỹ năng speaking của mình!

4. Ghi âm lại những gì bạn nói (Record your speech often)

Ghi âm lại những gì bạn nói được xem là biện pháp tốt nhất giúp bạn kiểm tra xem mình đã nói đúng chưa? Người khác có hiểu bạn đang nói gì không? Nhận biết được sự thay đổi trong giọng nói của bạn là bước cần thiết đầu tiên để hoàn thiện khả năng nói tiếng Anh của bạn. Trong việc thực hành kỹ năng speaking với chiếc máy ghi âm của mình, bạn có thể nhận biết được những lỗi sai trong phiên âm, ngữ pháp, trọng âm, ngắt câu, nối từ. Trình tự thực hành có thể là:

* Hầu như máy tính đầu có trang bị thiết bị để ghi âm nên bạn có thể tận dụng chúng trong việc thực hành. Nếu như không có sẵn máy tính, một chiếc đài băng hoặc máy ghi âm kỹ thuật số với một chiếc micro là một sự thay thế khá tốt. Mỗi lần thực hành như vậy, bạn chỉ cần thực hành bất cứ chủ đề nào trong vòng 1-2 phút.

* Sau đấy bạn nghe lại đoạn băng vừa ghi và bắt đầu phân tích, hãy thật khách quan khi nhận xét bạn đang nói ở tốc độ như thế nào? Bạn có thể hiểu được bạn nói bao nhiêu phần? Đồng thời gạch chân những từ mà bạn đã phát âm sai, hoặc phát âm thiếu (chú ý: âm cuối hoặc âm giữa của từ thường xuyên bị bỏ sót).

* Ghi lại những từ bạn nghe được hay những từ bạn nhấn mạnh hoặc là trọng âm của câu.

5. Âm lượng lớn (Speak loudly enough)

Một trong những yếu tố giao tiếp quan trọng chính là âm lượng, bất kể khi bạn nói với 1 người, 10 người hay cả trăm người thì bạn cũng cần phải nói đủ lớn để tất cả những người có mặt đều có thể lắng nghe bạn nói một cách dễ dàng? Nếu như bạn nói quá nhỏ, điều gì sẽ xảy ra?

* Người nghe có thể yêu cầu bạn nhắc lại, nói to hơn nữa hoặc là làm rõ những điều bạn đang trình bày.

* Thái độ của mọi người sẽ thể hiện cho bạn thấy bạn đang gặp lỗi trong bài nói của mình, có thể bạn sẽ mất tự tin và không tiếp tục được nữa.

Vậy làm thế nào để khắc phục điểm yếu này? Giải pháp không chỉ là vấn đề âm lượng mà điều quan trọng hơn nữa là không gian mà bạn thực hành. Có thể ban đầu bạn chỉ thực hành nói trong một phòng rất bé, sau đó bạn dần dần mở rộng không gian và thay đổi âm độ nói cho mình làm sao cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn không thể thực hành kỹ năng này một mình được bởi vì bạn cần có một (hoặc nhiều) người cùng luyện tập với bạn để có thể đánh giá được sự hợp lý trong âm lượng của bạn, đồng thời cũng là mục tiêu và đối tượng để bạn nói. Thực hành nói với một âm lượng phù hợp sẽ giúp bạn tự tin hơn và có thể điều chỉnh được âm lượng của mình phù hợp với từng không gian và hoàn cảnh khác nhau.

Global Education hy vọng bài viết hôm nay sẽ giúp bạn trang bị thêm cho mình một chút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn khả năng nói tiếng Anh. Chúc các bạn học tốt

Học từ vựng được ví như là bạn ươm mầm cho cây, nếu bạn khéo léo trong việc lựa chọn đúng phương pháp thì bạn có thể có được kết quả như ý muốn và khó xác định được mục tiêu trong việc học của mình. Global Education sẽ giới thiệu cho các bạn một số phương pháp để bạn có một vườn cây như mong đợi.

Như những bài viết đã được đề cập từ trước thì đọc và nghe tiếng Anh được xem như là một cách học hiệu quả trong việc làm phong phú vốn từ vựng tiếng Anh, thế nhưng phương pháp đó được là một cách học từ vựng hiệu quả cho việc học tiếng Anh lâu dài, thế nhưng để chuẩn bị cho bài kiểm tra trong tuần tới thì liệu những phương pháp đó có thật sự hiệu quả không? Sau đây là một số phương pháp “cứu cánh khẩn cấp” cho các bạn trong trường hợp đó:

1. Cây từ vựng (Vocabulary Trees)

Mỗi cây từ vựng sẽ là một trường từ vựng cụ thể và khi từ vựng được nhóm lại một cách khoa học thì một cách tự nhiên bạn sẽ học thuộc được các nhóm từ một cách có hệ thống và nhanh chóng. Ví dụ nếu như bạn gặp từ cup (chiếc tách) thì bạn sẽ nhanh chóng liên tưởng đến các từ knife, fork, plate, dishes. Chỉ với một tờ giấy, một chiếc bút chì và từ điển, bạn có thể tự tạo cho mình cây từ vựng để luyện tập:

• Chọn chủ đề mà bạn cảm thấy thích thú

• Để chủ đề ngay ở trung tâm của tờ giấy, vòng tròn chủ đề lại và đưa ra các nguyên tắc và thể loại chung liên quan đến chủ đề đó ở xung quanh. Ví dụ như: các tính từ miêu tả ngoại hình

• Ở mỗi danh mục, viết những từ thích hợp hoặc bạn có thể chia thành những mục nhỏ hơn nữa nếu như bạn yêu cầu chi tiết hơn.

Trong quá trình thiết lập cây từ vựng, bạn nên sử dụng từ điển như một sự hỗ trợ và quan trọng hơn nữa là bạn nên kiên trì để học từ vựng theo phương pháp này bởi vì nó không chỉ đòi hỏi tính hệ thống mà còn đòi hỏi thời gian rất nhiều. Bạn cũng cần nên lưu ý học các nhóm từ vựng một cách có hệ thống để tạo ra mối liên hệ lẫn nhau và bạn có thể nhớ lâu.

Muốn nâng cao các kỹ năng giao tiếp gián tiếp (đọc hiểu), người đọc phải có khả năng đọc hiểu một tài liệu có nội dung học vấn thông qua các kỹ năng đọc trên giấy (skimming; scanning). Bài đọc đó phải được được khai thác, phân tích rất sâu sắc thông qua nhiều loại câu hỏi. Để giúp các bạn đọc hiểu có hiệu quả, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một phương pháp được gọi là "skimming" và "scanning".

Đơn giản:>>

Có nhiều cách đọc khác nhau phụ thuộc vào mục đích của bạn. Bạn có thể đọc để giải trí, để lấy thông tin hay để hoàn thành công việc. Nếu bạn đang nghiên cứu hay xem xét bạn có thể đọc lướt (skimming). Nếu bạn đang tìm thông tin, bạn có thể đọc kĩ để tìm những từ quan trọng. Để lấy thông tin một cách chi tiết, bạn có thể một phương pháp gọi là

SQ4R.Bạn cần phải điều chỉnh tốc độ đọc và phương pháp đọc tuỳ thuộc vào mục đích của bạn.

Rất nhiều người đã coi trọng việc đọc lướt và đọc kĩ (skimming and scanning) hơn là những thủ thuật đọc. Tuy nhiên, khi đọc một nội dung có nhiều thông tin, chúng mang tính thực tiễn hơn đơn thuần là chỉ đọc hiều. Ví dụ bạn có thể tìm kiếm những thông tin quan trọng, hiểu mạch của câu chuyện hay xem xét một vấn đề.

Phức tạp:>>

Là những trang webs, tiểu thuyết, sách giáo khoa, sách huấn luyện, tạp chí, sách báo hay thư điện tử mà mọi người đọc hàng ngày. Người đọc tốt là những người có khả năng kết hợp nhiều cách đọc cho những mục đích khác nhau. Đọc lướt hay đọc sâu là hai phương pháp riêng biệt trong quá trình xử lí thông tin.

Skimming:>>

Là cách đọc lướt để tìm thông tin chính của đoạn văn. Khi bạn đọc một tờ báo, bạn không nhất thiết phải đọc từng từ một. Thay vào đó, bạn có thể đọc kĩ những câu có nội dung mang thông tin. Đọc lướt thường nhanh hơn ba đến bốn lần so với đọc bình thường. Người ta thường đọc lướt khi họ phải đọc quá nhiều thông tin trong một khoảng thời gian ngắn. Bạn nên sử dụng phương pháp đọc lướt (skimming) khi bạn muốn biết thông tin đó có cần thiết cho bạn hay không.

Có nhiều thủ thuật để bạn sử dụng khi đọc lướt. Một vài người đọc câu đầu tiên và cuối cùng hay đọc tiêu đề, bài tóm tắt và cách bố cục của bài văn. Bạn cũng có thể đọc tiêu đề hay tiêu đề phụ, hoặc những minh hoạ. Hãy chú ý đọc kĩ câu đầu tiên của mỗi đoạn văn. Cách này rất hiệu quả khi bạn đang tìm kiếm những thông tin quan trọng hơn là đọc hiểu. Đọc lướt tốt để tìm những thông tin về ngày tháng, tên tuổi và địa danh. Nó cũng có thể được sử dụng khi đọc biều đồ, bản đồ.

Đọc kĩ (scanning):>>

Là một phương pháp bạn sử dụng khi tra thông tin trong danh bạ điện thoại hay trong từ điển. Bạn tìm những thông tin chính.Trong phần lớn các trường hợp thì bạn biết bạn đang tìm gì vì thế bạn tập trung vào việc tìm câu trả lời chính xác. Đọc kĩ bạn có thể đọc lướt toàn bộ để tìm kiếm những từ và cụm từ quan trọng. Đọc kĩ cũng được sử dụng khi bạn tìm kiếm lần đầu để chọn câu trả lời cho một câu hỏi. Một khi bạn đã đọc kĩ được một văn bản, bạn có thể quay lại đọc lướt bài đó.

Hì.... hì... Những kỹ năng này mÌNH áp dụng trong kỳ thi IELT thấy rất hiệu quả ! Các bạn cho ý kiến nhé!

10 mẹo học từ vựng !

Đối với những người bắt đầu học ngoại ngữ, từ vựng là một vấn đề rất “khó xơi”. Nhiều học viên thắc mắc rằng tại sao họ không thể nào nhớ được các từ vừa học mặc dù đã viết đi viết lại nhiều lần. Dưới đây là 10 mẹo nhỏ giúp bạn học từ vựng tốt hơn:

1. Hãy học những từ có liên quan đến nhau. Nếu đang học từ miêu tả miền quê, thí dụ như valley (thung lũng), stream (dòng suối), meadow (đồng cỏ) thì đừng lẫn với các từ miêu tả các thứ ở thành phố (ví dụ như fire hydrant – vòi nước chữa cháy), hoặc những từ miêu tả tính cách. Những từ liên quan với nhau thường cùng xuất hiện và sẽ dễ hơn khi nhớ chúng chung với nhau.

2. Học từ vựng trong những lĩnh vực mà bạn yêu thích. Nếu quan tâm về nghệ thuật hoặc bóng đá, hãy đọc về những đề tài này. Có lẽ trong tiếng mẹ đẻ bạn biết rất nhiều từ miêu tả một bức tranh, một trận đá bóng nhưng bạn lại không biết trong tiếng Anh chúng gọi là gì – hãy tìm thử xem! Hãy nhớ rằng những gì bạn thích là những điều bạn muốn nói về và là một phần của con người bạn - nếu không biết cách diễn đạt chúng, việc này có thể làm bạn lo lắng đấy.

3. Hãy có một cuốn từ điển hình ảnh. Nó sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc nhìn tranh của chúng.

4. Sử dụng video. Lần tới khi xem một bộ phim bạn hãy ghi lại bằng tiếng mẹ đẻ 5 hoặc 10 đồ vật bạn nhìn thấy nhưng lại không biết từ tiếng Anh của chúng là gì. Tra những từ này trong từ điển, rồi xem lại bộ phim, luyện tập cách sử dụng chúng. Một lần nữa chúng ta lại thấy rằng nhớ một cái gì đó thật dễ dàng nếu ta nhìn thấy hình ảnh của nó.

5. Thu một cuốn băng từ vựng. Trong khi bạn đi bộ, lái xe đi làm hay đợi xe bus bạn hãy nghe cuốn băng đó. Đầu tiên nói từ đó bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, dừng lại sau đó nói từ đó bằng tiếng Anh. Khoảng dừng này sẽ cho bạn thời gian để trả lời trước khi xem câu trả lời chính xác.

6. Mua một cuốn từ điển các từ xếp theo nghĩa. Đó là tập hợp các từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Cố gắng sử dụng nhiều từ khác nhau. Dĩ nhiên đôi lúc bạn sẽ dùng một từ không phù hợp, nhưng điều này không ngăn trở bạn sử dụng cuốn sách hữu ích này cho việc xây dựng một vốn từ vựng phong phú.

7. Luyện tập từ mới khi viết luận. Nếu bạn có bài tập viết về nhà hãy lấy ra các từ mới mà mình đã học sau đó cố gắng sử dụng chúng vào bài viết của mình. Nếu không sử dụng các từ mới học lúc nói hoặc viết bạn sẽ nhanh chóng quên chúng đấy.

8. Luyện tập từ mới khi làm bài tập ngữ pháp. Đừng lãng phí những cơ hội quý báu sử dụng vốn từ bạn vừa học.

9. Luyện tập từ mới khi nói. Liệt kê khoảng 5 từ mới mà bạn định sử dụng trong lớp. Cố gắng dùng chúng trong các cuộc thảo luận. Tin tôi đi, bạn sẽ tìm ra cách để lái câu chuyện theo cách mà bạn có thể sử dụng ít nhất một vài trong số những từ này.

10. Hãy đọc nhiều. Đọc nhiều không những có thể cải thiện kĩ năng đọc mà bạn còn có thể xây cho mình một vốn từ vựng phong phú. Trong bài đọc thường có nhiều từ liên quan đến nhau và bạn có thể dùng những từ đã học để đoán nghĩa của

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ (Trang 28 -37 )

×