Thiết kế mạch in

Một phần của tài liệu nghiên cứu lắp ráp máy đo tần số âm tần hiển thị số (Trang 60)

Khởi động chương trình Layout như đã thực hiện ở phần dán chân linh kiện. Để tạo một trang thiết kế mạch in mới ta vào File > New trên thanh menu. Hộp thoại AutoECO xuất hiện.

Hình 3.30: Hộp thoại AutoECO.

Ở khung Input Layout TCH or TPL or MAX file nhấp Browse. Lúc này hiện lên hộp thoại Input Layout MAX file, nhấp chọn file _default.tch và nhấn Open.

Hình 3.31: Hộp thoại Input Layout MAX File.

Khung Input Layout TCH or TPL or MAX file xuất hiện file đã chọn. Tiếp tục nhấp nút Browse ở khung Input MNL netlist file. Hộp thoại Input Layout Max File xuất hiện. Chọn nơi lưu file .MNL đã tạo ở mục trước và nhấp Open.

Hình 3.32: Chọn file .MNL đã tạo ở sơ đồ nguyên lý.

Khung Output Layout MAX file xuất hiện file xuất ra theo tên của sơ đồ đã lưu, có định dạng .max và nhấn Apply ECO.

Hình 3.33: Hộp thoại AutoECO hoàn chỉnh.

Bảng AutoECO xuất hiện cho biết thông số các linh kiện đã lựa chọn. Nhấp chọn Accept this ECO để tiếp tục.

Hộp thoại AutoECO xuất hiện thông báo cho biết chương trình đã hoàn thành việc xử lý, nhấp OK để tiếp tục.

Hình 3.35: Thông báo đã hoàn thành việc xử lý.

Màn hình thiết kế Design của chương trình hiển thị, nhấp chọn nút Zoom All từ thanh công cụ để xem toàn bộ mạch in rõ hơn. Tiếp theo, cần nhấn nút Online DRC trên thanh menu để chuyển nó sang trạng thái tắt có màu đen để tránh gây ra các lỗi về sau.

Hình 3.36: Giao diện Orcad Layout sau khi tạo file .max.

Để việc đi dây được thuận tiện, tôi thực hiện sắp xếp lại linh kiện. Muốn sắp xếp, nhấp nút Component Tool trên thanh công cụ. Sau đó chỉ việc nhấp vào linh kiện cần di chuyển và thả ở nơi thích hợp. Trong quá trình sắp xếp có thể xoay linh kiện bằng phím tắt R. Sau khi di chuyển xong một linh kiện nên nhấn phím tắt M để tối ưu hóa đường dây nối. Sau khi sắp xếp xong tôi được mạch hình 3.37.

Hình 3.37: Sau khi sắp xếp xong linh kiện.

Chọn lớp để vẽ mạch in

Muốn chọn lớp để vẽ mạch in nhấp chọn nút View Spreasheet trên thanh công cụ rồi chọn Layers khi đó khung Layers xuất hiện như sau.

Hình 3.38: Khung Layers.

Trong đó TOP là mặt trên, BOTTOM là mặt dưới, các lớp INNER1 đến 12 là các lớp giữa hai lớp trên. Chú ý rằng chỉ điều chỉnh chọn lớp ở các lớp này, các mục

khác không được điều chỉnh nếu như không có yêu cầu đặc biệt nào. Nếu muốn hay không muốn sử dụng lớp nào trong thiết kế mạch in thì nhấp chọn khung tương ứng ở cột Layer Type, nhấp phải chuột chọn Properties. Khung Edit Layer xuất hiện như hình 3.39.

Hình 3.39: Khung Edit Layer.

Nếu chọn đi dây trên lớp này thì đánh dấu vào dòng Routing Layer trong bảng Layer Type. Ngược lại, nếu không muốn sử dụng lớp này thì ta chọn Unused Routing. Chọn xong nhấn OK để kết thúc việc chọn lớp vẽ mạch in. Ở mạch 555 tôi chỉ sử dụng mặt dưới để vẽ, các mặt còn lại không sử dụng.

Nhấp Close để tắt màn hình chọn lớp. Tiếp theo tôi chọn kích cỡ dây cho mạch in. Nhấp chọn nút View Spreadsheet > Nets. Hộp thoại Nets xuất hiện. Muốn thay đổi kích thước dây nào thì chọn ô tương ứng với dây đó ở cột Width Min Con Max và nhấp phải chọn Properties từ trình đơn xổ xuống.

Hình 3.41: Hộp thoại Nets.

Hộp thoại Edit Net xuất hiện, nhập vào ba ô Min Width, Conn Width, Max Width kích thước dây phù hợp. Nên chọn kích thước của dây nguồn và nối đất là 50 mils cho cả ba ô. Các dây còn lại thì 20 đến 30 mils là phù hợp. Sau đó nhấp OK.

Hình 3.42: Hộp thoại Edit Net.

Các thông số được thay thế ở khung Width Min Con Max, nhấp Close đóng hộp thoại.

Hình 3.43: Hộp thoại Net sau khi điều chỉnh các thông số.

Để chạy dây tự động cho mạch cần vẽ Board Outline cho mạch. Chọn Obstacle Tool. Sau đó, di chuyển con trỏ vào vùng thiết kế. Nhấp chuột phải chọn New. Nhấp chuột phải lần nữa chọn Properties. Bảng Edit Obstacle hiện ra. Chọn các thông số như hình và nhấp OK.

Hình 3.44: Hộp thoại Edit Obstacle.

Di chuyển con trỏ tới nơi thích hợp và nhấp, giữ và kéo chuột sao cho đường bao màu vàng phải chạy xung quanh mạch và kín. Tiếp theo tôi chạy dây tự động cho mạch như sau. Vào Auto > Autoroute > Board. Khi chạy dây xong sẽ hiện thông báo như hình 3.45. Nhấp OK để tiếp tục.

Hình 3.45:Thông báo đã chạy dây xong.

Khi đó mạch in tôi vẽ được như hình 3.46.

Hình 3.46:Mạch in mạch tạo xung dùng IC 555 hoàn chỉnh.

Đến đây thì việc thiết kế mạch in đã kết thúc. Tôi lưu file lại và mang đi thi công.

Một phần của tài liệu nghiên cứu lắp ráp máy đo tần số âm tần hiển thị số (Trang 60)