Mô phỏng bằng Proteus

Một phần của tài liệu nghiên cứu lắp ráp máy đo tần số âm tần hiển thị số (Trang 45)

Proteus là phần mềm cho phép mô phỏng hoạt động của mạch điện tử bao gồm phần thiết kế mạch và viết chương trình điều khiển cho các họ vi điều khiển như MCS- 51, PIC, AVR,… Proteus là phần mềm mô phỏng mạch điện tử của Lancenter Electronics, mô phỏng cho hầu hết các linh kiện điện tử thông dụng, đặc biệt hỗ trợ cho cả các MCU như PIC, 8051, AVR, Motorola. Phần mềm bao gồm 2 chương trình: ISIS cho phép mô phỏng mạch và ARES dùng để vẽ mạch in.

Để khởi động chương trình vào: Start > All programs > Proteus 7 Professional > ISIS 7 Professional. Giao diện màn hình chính của ISIS như hình 3.1

Muốn lấy linh kiện ta nhấp vào nút tắt Pick from Libraries trên màn hình.

Khung Pick devices hiện ra, ở ô Keywords ta gõ tên linh kiện muốn sử dụng thì ô Category hiện ra một số gợi ý. Ví dụ muốn chọn điện trở gõ Resistor. Nhấp vào Resistors trong ô Category, tiếp theo lựa chọn loại điện trở muốn sử dụng. Ô Results (kết quả) hiện ra các kết quả tìm kiếm với thông số chi tiết. Chọn linh kiện phù hợp với yêu cầu và nhấp OK.

Hình 3.2: Khung Pick Devices.

Lúc này khung Devices hiện ra linh kiện điện trở vừa chọn. Tiếp tục chọn linh kiện như vừa nêu cho đến khi đầy đủ. Tiếp theo, tôi thực hiện sắp xếp linh kiện theo như mong muốn. Ưu điểm của phần mềm proteus là không cần phải thiết kế mạch hoàn chỉnh, ví như không cần nguồn hay nối đất mà linh kiện vẫn hoạt động được.

Muốn đặt linh kiện, nhấp vào tên linh kiện ở khung Devices, sau đó di chuyển con trỏ đến nơi cần đặt và nhấp trái chuột để đặt. Để chọn

xung cần phát, nhấp vào nút Generator Mode trên thanh công cụ. Ở khung Generators chọn Pulse và thực hiện như sắp xếp linh kiện để đặt nguồn phát xung ở nơi thích hợp. Nếu kích thước vùng làm việc không phù hợp (quá lớn hay quá nhỏ) có thể phóng to bằng cách đưa con trỏ chuột vào vùng cần điều chỉnh rồi nhấn phím tắt F6 hay thu nhỏ bởi F7. Ví dụ sau khi sắp xếp linh kiện cho mạch đo tần số tôi được như hình 3.3.

Hình 3.3:Linh kiện sau khi sắp xếp xong.

Để đi dây, di chuyển con trỏ đến chân linh kiện rồi nhấp sau đó di chuyển con trỏ đến chân linh kiện cần nối và nhấp để kết thúc. Kết quả như hình 3.4.

Hình 3.4: Nối dây cho linh kiện.

Khi nối dây xong, nhấp vào nút Play ở phía dưới giao diện màn hình để chạy mô phỏng. Nếu như mạch thiết kế sai thì mô phỏng không hoạt động hoặc sẽ mô phỏng sai; cần coi lại nguyên tắc hoạt động, linh kiện, nối dây và chỉnh sửa lại cho đến khi hoàn chỉnh. Kết quả mô phỏng mạch đo tần số.

Hình 3.5: Mô phỏng mạch đo tần số đang hoạt động.

Thực hiện mô phỏng cho mạch tạo xung dùng IC 555 được thực hiện tương tự, tôi được như hình 3.6.

Hình 3.6: Mô phỏng mạch tạo xung dùng IC 555.

3.2 Mạch tạo xung dùng 555 3.2.1 Thiết kế sơ đồ nguyên lý

Một phần của tài liệu nghiên cứu lắp ráp máy đo tần số âm tần hiển thị số (Trang 45)