Flip – Flop

Một phần của tài liệu nghiên cứu lắp ráp máy đo tần số âm tần hiển thị số (Trang 39 - 40)

Flip – Flop là mạch logic có một hay hai đầu điều khiển và hai đầu ra. Tín hiệu trên hai đầu ra phụ thuộc nhau: Nếu một đầu ra là Q thì đầu ra kia sẽ là phủ định của Q ( Q ). Khi tín hiệu vào thỏa mãn điều kiện điều khiển, thì tín hiệu đầu ra Q sẽ lật tín hiệu từ mức logic cao H xuống thấp L và ngược lại. Vì vậy, tín hiệu đầu ra của Flip – Flop khi có điều khiển là một bước nhảy điện áp. Đặc điểm của Flip – Flop là: Nếu không có tín hiệu điều khiển ở ngõ vào thì mức logic (H hay L) ở ngõ ra được duy trì ổn định [1].

Tùy theo số đầu vào điều khiển mà Flip – Flop được chia thành bốn loại chính: S – R, J – K, T, D. Trong phần tiếp này ta sẽ khảo sát kỹ về loại S – R.

Hình 2.24: Sơ đồ chân của Flip – Flop loại S – R.

S – R Flip – Flop là loại có hai đầu vào điều khiển S, R. Đầu S (Set) gọi là đầu ghi và R (Reset) gọi là đầu xóa. Hai đầu S và R là hai đầu điều khiển của Flip – Flop. Ta quy ước mức logic cao (H) là 1 và mức logic thấp (L) là 0. Ta có các trường hợp sau đây:

 Nếu S = 1, R = 0 thì Q = 1 và Q = 0 tức Q ở mức cao.  Nếu S = 0, R = 1 thì Q = 0 và Q = 1 tức Q ở mức thấp.

 Nếu S = 0, R = 0 thì Q = Qt (với Qt là giá trị logic ở đầu ra Q tại thời điểm t) tức Q không thay đổi trạng thái đã có của nó. Vậy, khi không còn tín hiệu điều khiển ghi hay xóa ở ngõ vào thì Flip – Flop vẫn giữ nguyên trạng thái đã có của nó.

 Nếu S = 1, R = 1 thì tín hiệu ngõ ra Q có thể là 0 hay 1, ta nói trạng thái Flip – Flop là không xác định. Vậy, không bao giờ đặt logic 1 vào cùng S và R.

Một phần của tài liệu nghiên cứu lắp ráp máy đo tần số âm tần hiển thị số (Trang 39 - 40)