Sơ đồ mạch tạo xung vuông dùng 555 và nguyên tắc hoạt động

Một phần của tài liệu nghiên cứu lắp ráp máy đo tần số âm tần hiển thị số (Trang 42 - 43)

Hình 2.27: Sơ đồ mạch tạo xung sử dụng IC 555.

 Khi mới đóng mạch, điện áp trên tụ C1 tăng dần từ 0 V. Giá trị điện áp trên tụ lúc này được đưa vào ngõ 2 và 6 của IC:

− Ở ngõ 2: Do điện áp nhỏ hơn 1/3VCC và đặt vào chân âm của OPAMP (COMP1) nên điện áp vi sai dương vì vậy ngõ ra của OPAMP sẽ chuyển sang trạng thái đóng tức trạng thái logic là 1. Trạng thái này đặt vào chân S (Set) của Flip – Flop.

− Ở ngõ 6: Do điện áp nhỏ hơn 2/3 VCC và đặt vào chân dương của OPAMP (COMP2) nên điện áp vi sai âm vì vậy ngõ ra của OPAMP sẽ chuyển sang trạng thái đóng tức trạng thái logic là 0. Trạng thái này đặt vào chân R (Reset) của Flip – Flop.

− Lúc này, ngõ R và S của Flip – Flop lần lượt có trạng thái là 0 và 1 nên trạng thái của Q = 1 và Q = 0 nên transistor ngưng dẫn và ngõ ra 3 cho ta mức logic 1 hay mức cao. Tụ điện nạp điện qua R1 và R2.

 Khi điện thế của tụ nằm trong khoảng từ 1/3 VCC đến 2/3VCC thì trạng thái ngõ ra của COMP1 và COMP2 là 0. Lúc này, ngõ vào của Flip – Flop là S = 0 và R = 0 nên Q sẽ giữ nguyên trạng thái trước đó là mức logic 1 nên ngõ ra 3 vẫn duy trì mức cao.

 Khi tụ nạp đến giá trị điện thế lớn hơn 2/3VCC thì trạng thái ngõ ra của COMP1 là 0 và COMP2 là 1. Lúc này, ngõ vào của Flip – Flop là S = 0 và R = 1 nên Q = 0 và Q = 1 nên transistor dẫn và tụ C1 xả điện qua điện trở R2, rồi qua transistor xuống masse. Khi đó, ở ngõ ra có mức logic 0 hay mức thấp.  Khi tụ xả đến giá trị nhỏ hơn 1/3 VCC thì bắt đầu nạp lại và tiếp tục thực hiện

các quá trình như trên.

 Kết quả: Ở ngõ ra 3 của IC ta thu được một dãy xung vuông với tần số phụ thuộc vào giá trị điện trở R1, R2 và tụ C1.

Một phần của tài liệu nghiên cứu lắp ráp máy đo tần số âm tần hiển thị số (Trang 42 - 43)